3.2.5.Truyện Kiều sống trong âm nhạc và hội họa:

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 137 - 138)

phương diện này (âm nhạc và hội họa) ta cũng thấy Nguyễn Du bộc lộ quan niệm về nghệ thuật của mình: không thích những gì lòe loẹt, phô trương, ồn ào mà nghiêng về nhẹ nhàng kín đáo.

* Tình hình hội họa:

Từ năm 1911, Nguyễn Hữu Nhiêu đã vẽ 46 bức tranh minh họa in trong bản Kim Vân Kiều, Trương Vĩnh Ký phiên âm và chú thích, các bức vẽ ấy vẽ các nhân vật TK ăn mặc theo kiểu dân miền Nam hồi đầu thế kỷ XX. Chiếc xe chở Thúy Kiều về Lâm Truy cũng là chiếc xe tay!.

Các họa sĩ Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Đỗ Cung vẽ 17 bức họa in trong Kim Vân Kiều do nhà xuất bản thông tin ấn hành 1989.

Tranh Kiều thường xuất hiện trong các hình thức sau:

1.Tranh minh họa dùng làm trang bìa cho tác phẩm TK. TK đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, và mỗi lần xuất bản lại có một tranh bìa khác nhau. Hình thức tranh cũng đa dạng có khi là nhân vật Thúy Kiều, có khi là những biểu tượng về nhân vật, có khi là dạng một quyển sách xưa, một cây đàn; có khi được trình bày dưới dạng tranh phong cảnh như Long lanh đáy nước in trời.

2.Tranh minh họa nhân vật: Hoa sĩ Nguyễn Mai Hoa vẽ 22 bức tranh minh họa in trong quyển TK của nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội năm 1999.

3.Tranh minh họa cho những câu thơ:

+ Họa sĩ Tú Duyên vẽ 19 bức trong TK và tuổi trẻ, nhà xuất bản Pari năm 1998. + Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp vẽ 12 bức trong KVKT, nhà xuất bản Khai Trí Sài Gòn.

+ Họa sĩ Song Yên vẽ 4 bức in trong quyển Viết về Nguyễn Du và TK của Nguyễn Trí Tích, nhà xuất bản Thanh niên 2001.

138

+ Họa sĩ Phạm Thu Thương có bức Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng,

+ Họa sĩ Vũ Cao Đàm có bức vẽ cảnh Kim Trọng trả thoa trao nhẫn cho Thúy Kiều.

+ Hoa sĩ Phạm Cung vẽ 10 bức in trong Historire de Thuy Kiêu, nhà xuất bản văn hóa. + Họa sĩ Huy Tiến có 17 bức in trong quyển Kiều do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành. 4. Truyện tranh: trong TK bằng tranh (nhà xuất bản Văn hóa dân tộc -2000), họa sĩ Trương Quân đã vẽ tới 400 bức tranh minh họa, trung bình 8 câu thơ có một bức tranh.

Ngoài ra các họa sĩ còn vẽ tranh minh họa cho nhạc về Kiều, minh hoa cho trang phục sân khấu, đặc biệt là tranh trang trí (ở dinh Độc Lập - Thành phố Hồ Chí Minh) có trưng bày tranh Kiều như một bức họa trang trí. * về âm nhạc

Lấy cảm hứng từ TK các nhạc sĩ đã phổ nhạc từ những câu thơ "óng ánh" với nhiều hình thức âm nhạc:

- Nhạc sĩ Vũ Đình Ân có dàn hợp xướng Kiều với 3 chương: Mối tình đầu, hồng nhan bạc

mệnh, tình chị duyên emđã thu đĩa VCD.

- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam viết Bản giao hưởng số 7 - Truyện nàng Kiều, có 6 chương đã trình diễn và thu vào đĩa VCD.

- Nhạc sĩ Phạm Duy đã có 12 ca khúc trong dự định phổ nhạc toàn bộ 3.254 câu thơ Kiều. - Nhạc sĩ Trương Thìn cũng đã sáng tác 18 khúc Kiều ca chủ yếu mượn ý thơ của Nguyễn Du, 18 khúc Kiều ca ấy đã được giới thiệu nhiều lần ở Pháp và Hoa Kỳ.

- Nhạc sĩ Đan Phú đã phổ nhạc cả 3.254 câu thơ Kiều và chuyển thể thành Ca -Vũ- Nhạc - Kịch, một hình thức sân khấu hiện đại.

3.2.6.Truyện Kiều sống trong báo chí

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)