1.2.3.Về chủ đề.

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 41 - 44)

biên [27,44], thì "chủ đề là phạm vi quan tâm chủ quan của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn gắn với quan niệm về thế giới của anh ta". Phạm vi quan tâm của nhà văn đối với thế giới chính là nét chính, vấn đề chính của hiện tượng đời sống, cũng là tư tưởng chính của tác giả đối với hiện tượng đó trong một tác phẩm.

Sáng tạo TK, Nguyễn Du đã dựa vào KVKT của TTTN. Do vậy muốn hay không giữa hai tác giả đã có sự đồng cảm nhất định. Là người am hiểu văn chương văn hóa Trung Quốc như Nguyễn Du thì ấn tượng mà KVKT đem đến, cũng như mối quan tâm cua TTTN không thể không tác động đến tư tưởng của tác giả TK. Nhưng theo chúng tôi" cảo thơm lần giở trước đèn...còn truyền sử xanh", ngoài sự đồng cảm còn có thái độ trân trọng đề cao bạn của truyền thống văn hóa ứng xử Việt Nam. Vì rằng nếu thực sự KVKT đã là "cảo thơm" - một tác phẩm hoàn mĩ thì Nguyễn Du chẳng còn gì để sáng tạo. Lúc bấy giờ nghệ sĩ chỉ có thể ngả mũ kính phục tiền nhân. Đã có một thi tiên Lí Bạch cảm khái trước Lầu Hoàng hạc với bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu, mà rằng: "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu— Trước mắt có cảnh đẹp nhưng nói không được, vì đã có thơ Thôi Hiệu ở trên đầu".

1.2.3.1.Chủ đề tình và khổ, tài mệnh tương đố mà TTTN nêu trong KVKT đã được bàn rõ trong truyện và KVKT là tiểu thuyết" tài tử giai nhân". Tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung

42

Quốc vốn phát tích từ đời Đường nhưng thực sự hình thành vào cuối đời Minh, đến đời Thanh rất thịnh hành vào thế kỷ XVII-XVIII (thời Khang Hi, Ưng Chính, Càn Long). Đây là loại tiểu thuyết chương hồi đại chúng với quy mô vừa và nhỏ (khoảng 16-20 hồi), tổng cộng trên dưới 50 bộ. Trong số đó KVKT không hẳn thuần túy tài tử giai nhân mà có xu hướng nhân tình tiểu thuyết, có khuynh hướng hiện thực. Thành tựu của loại tiểu thuyết này có thể xem như là bước đệm cho quá trình chuyển hóa từ Kim Bình Mai đến Hồng Lâu Mộng vì thế mà nó có ảnh hưởng đến văn học các nước láng giềng.

Mở đầu sách (hồi ì), KVKT viết "Trong thiên này chữ tình là một đại kinh và chữ khổ là một đại vĩ, song tình tất đợi có cảnh mới sinh và khổ thấy rõ ngay". Sau đó sách bàn về chữ tình và chữ khổ, hồng nhan bạc mệnh cùng bài từ điệu Nguyệt Nhi cao - lời thở than cho số phận giai nhân đeo mệnh bạc (rồi dẫn chứng Chiêu Quân, Dương Quý Phi, Tây Thi, Điêu Thuyền, Tiểu Thanh).

Song theo dõi suốt 20 hồi truyện thì không hoàn toàn như vậy. KVKT nêu lên tình và khổ với hồng nhan bạc mệnh và những mô típ cặp đôi truyền thống tài tử - giai nhân, thư sinh - kĩ nữ rồi nhất kiến chung tình - đính ước -chia li - tái hợp. Dĩ nhiên là nó đáp ứng được nhu cầu buông thả tình cảm kiểu thị dân (do nhu cầu xã hội). Nhưng KVKT cũng như nhiều tác phẩm cùng loại cùng thời không vượt qua được vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến - của lễ nghĩa cứng nhắc (các đời vua Thanh, Khang Hy, Ưng Chính, Càn Long đối xử rất tàn bạo đối với giới văn hóa trí thức), [75,40]. Sự "khốc liệt" đến thành vô nhân đạo của lễ và nghĩa như quan niệm về chữ "tiết" và "liệt" mà Lỗ Tấn khi nhận xét về tiểu thuyết tài tử giai nhân đã "lên án": căn cứ vào ý kiến của các nhà đạo đức lúc bấy giờ thì đại khái "Tiết" là chồng chết thì khổng được tái giá, cũng không chằng bậy với ai, chồng chết càng sớm, nhà càng nghèo thì "tiết" càng cao. Nhưng "liệt" thì có hai loại: Chết theo chồng hoặc chết khi có cường hào đến hiếp, chết càng dâu khổ thì liệt càng cao [75,35].

Thế nên tiểu thuyết tài tử giai nhân lúc này đã phát triển thành cao trào vì nó kết hợp được nhu cầu tình cảm kiểu thị dân với sự ca ngợi lễ giáo phong kiến. Mọi chuyện đều nảy sinh từ tình cảm nhưng đều kết thúc trong vòng lễ nghĩa.

KVKT dù có "xảo", có "kì", có cơ mưu mẹo mực, cho nhân vật tự do phát tiết tình cảm nhưng lại được lễ giáo chấp nhận vì chúng không vượt khỏi quỹ đạo của các chữ trung, hiếu,

43

tiết, nghĩa. Mặt khác đọc tác phẩm, người đọc dễ nhận ra ấn tượng rằng: TTTN dường như tận dụng mọi cơ hội có thể rao giảng đạo đức, giáo huấn lễ nghĩa. Vương Thúy Kiều hầu như lúc nào cũng theo lễ nghĩa, luôn muốn tỏ bày tấm gương tiết liệt, tỏ mặt hào kiệt để được trở thành "danh giáo muôn đời", thậm chí "sát thân thành lễ nghĩa".

Đọc lại một vài đoạn ta sẽ phải ngạc nhiên rồi sững sờ trước sự quá tỉnh táo của một cô gái 15 - 16 tuổi. Đây là lời của Vương Thúy Kiều nói với cha mẹ của mình trong lúc nước sôi lửa bỏng, gia đình gặp nguy biến, phía trước ngay tức thì là cảnh tử biệt sinh li: "Việc đã đến thế này, cha là bậc đàn ông cương thường, tưởng nên bỏ những điều bất nhẫn nhỏ nhen cho việc lớn, chớ đâu lại bắt chước thói thường tình nhi nữ, mà mất cả khí khái anh hùng. Con đã làm được đứa con giám giết mình để thành nhân, há cha lại không làm được bậc đại trượng phu sáng suốt giữ mình à? Người xửa có câu: "nuôi con phòng lúc tuổi già" lại có câu "nhà nghèo thấy con hiếu", con nay gặp cảnh nước chảy đầu ghềnh này cần đứng chân cho vững để làm một việc bất hủ, lưu lại cho người truyền tụng, tuy là không may mà thực là rất may . . . không may cha bị nạn nhà gặp tai ương, thế mà lại làm cho con được được cái danh may hiếu nữ, há chẳng phải là việc rất may rất đẹp đó ư? ..." (hồi IV), [85].

Còn Thúy Kiều của Nguyễn Du vẫn còn rất ngây thơ dù cũng khá già dặn: "hoa dù rã cánh lá còn xanh cây".

1.2.3.2.Về chủ đề của TK của Nguyễn Du, các học giả nước ta cũng cho rằng Nguyễn Du chịu ảnh hưởng của tư tưởng tài mệnh tương đố (Đào Duy Anh, Phạm Thế Ngũ), có người khẳng định đấy là sáng tạo của Nguyễn Du (Phan Ngọc). Trần Đình Sử cũng nhận định rằng: "Nguyễn Du có tiếp thu ảnh hưởng của chủ đề "tài mệnh tương đô"" nhưng đã có sự đổi mới thành "thân mệnh tương đố", một chủ đề xuất hiện trong văn họcViệt Nam từ thế kỉ XVIII, làm cho TK trở thành truyện xót thân đau lòng thấm thìa nhất". Ông cũng cho rằng câu chuyện "bất hủ" của TTTN qua sự "chuyển đổi" của Nguyễn Du thành câu chuyện đoạn trường đầy đau đớn, xót xa, bi kịch. Nhiều khía cạnh chủ đề khác được "tìm thấy" trong tác phẩm của Nguyễn Du như: tâm sự hoài Lê, quyền sống con người, tố cáo hiện thực, quyền sống phụ nữ. Và như thế TK đã sống với bối cảnh đời sống tinh thần không phải của Trung Quốc.

Theo chúng tôi, về chủ đề của hai tác phẩm là có phần tương ứng với nhau. Hai nghệ sĩ đều thương tài tiếc đẹp trọng đạo trọng tình, đều có chung một thái độ bất mãn với cái "thói"

44

của trời xanh, ở cái nhìn "mỉa mai, hờn mát, châm chọc" trong chữ "khéo là" (chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau, chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai). Nhưng không vì thế mà TK trở thành truyện "đoạn trường đau đớn xót xa bi kịch", cũng chưa đủ để đứng được, mà đứng sừng sững trong lòng người gần hai thế kỉ và có thể là vĩnh viễn. Và nếu chỉ có thế thì đâu là phần sáng tạo, đâu là tư tưởng của Đoạn Trường Tân Thanh, đâu là bản sắc Việt Nam?

Chúng tôi cho rằng chủ đề của TK lớn hơn nhiều so với KVKT và cũng vượt xa quan niệm chủ quan của tác giả để trở thành một đại kiệt tác. Đời sống của tác phẩm trong lòng bạn đọc sẽ giải thích chứng minh những tư tưởng mà nó nêu ra. Nói như viện sĩ Likhachop: "Sự phù hợp giữa tác phẩm với tư tưởng dùng để giải thích nó mới là một nửa. Muốn chứng tỏ tư tưởng ấy là chân thật đúng đắn còn phải xem sự phù hợp ấy có xảy ra trong thực tế lịch sử hay không". Số phận của KVKT và TK đã nói rõ chân lí ấy. KVKT, ương thực tế hầu như chìm khuất vào cánh rừng rậm tiểu thuyết Trung Quốc khi đã hết vai trò lịch sử của mình. TK ngày càng rực rỡ. Tư tưởng TK không những phát tiết từ thiên tài và tấm lòng nghệ sĩ Nguyễn Du mà như một tất yếu nó thoát thai từ truyền thống tư tưởng Việt Nam, tư tưởng của nhân dân ngàn đời; tư tưởng nhân đạo, cho nên cảm hứng xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc. Chủ nghĩa nhân đạo quan tâm trước hết đến vấn đề số phận con người trong "cõi người ta", nó đề cao con người trần thế, đau nỗi đau chung của con người (Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung - nhưng thể hiện cái chung ấy bằng biểu tượng riêng). Nó nói lên những khát vọng muôn đời của con người: tình yêu, hạnh phúc, bình đẳng - công lí. Và nó phê phán những thế lực cướp đoạt quyền sống của con người, đánh thức con người khỏi những sự mê muội...

Thế giới nghệ thuật TK là thế giới của chủ nghĩa nhân đạo truyền thống Việt Nam, thế giới của tiếng yêu thương và lòng trân trọng "Rằng tài nên trọng mà tình nên thương" con người.

1.2.4.Về phong cách học:

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 41 - 44)