0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

3.2.7.Truyện Kiều trong nhà trường và hoạt động nghiêncứu khoa học.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN (Trang 140 -141 )

giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam (TK được đưa vào chương trình trung học Pháp - Việt từ năm 1914). Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, nhà nước Việt Nam mới cũng đưa TK vào sách giáo khoa từ tiểu học đến đại học. TK được phân tích bình giảng dưới ánh sáng của lí luận văn học Mác-xít, của các phương pháp tiếp cận, nghiên cứu văn chương tiên tiến. Những chân trời mới mẻ của TK không ngừng được khám phá nhằm nâng cao trình độ thưởng thức thẩm mĩ, cũng như bồi đắp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam.

141

Cùng với hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu cũng không kém phần sôi động. Công tác nghiên cứu thúc đẩy công tác sưu tầm văn bản.

Hoạt động nghiên cứu phê bình thực chất là tiếp nhận khám phá tác phẩm ở tầm vĩ mô và vi mô, nhiều chân trời mới mẻ đã và đang mở ra.

Đặc biệt trong các sinh hoạt khoa học văn hóa của học sinh trung học phổ thông và sinh viên ngữ văn của các trường Đại học có tiết mục Cửa sổ văn học, một sân chơi thật thú vị. TK thường là đề tài phong phú cho các sân chơi ấy.

Gần hai trăm năm, từ khi ra đời đến nay, TK chưa bao giờ vắng bóng trong đời sống văn hóa và trong tâm thức Việt Nam. Bởi " Càng nghiên cứu chiêm nghiệm, người ta vẫn thấy TK đang ở phía trước, TK nói mãi khổng cùng" (Trần Đình sử ). Ai cũng muốn thử sức với TK. Hàng loạt luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ đã "làm" về TK, chuyên luận nghiên cứu về TK nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn ở đại kiệt tác-công trình văn hóa này vẫy gọi các nhà khoa học.

3.2.8.Truyện Kiểu trong đời sống thường nhật:

Một phần của tài liệu TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN (Trang 140 -141 )

×