0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

3.2.1.Truyên Kiểu sống trong ca dao tục ngữ

Một phần của tài liệu TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN (Trang 124 -126 )

CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KIỀU

3.2.1.Truyên Kiểu sống trong ca dao tục ngữ

nói về tình yêu lứa đôi thường chiếm đa số. Nên trong ca dao hai nhân vật Kim - Kiều thường được vận dụng nhiều vì nó chứa sẩn mô típ ngữ nghĩa: thiên tài quốc sắc, tình sâu nghĩa nặng, xa cách nhớ nhung...chẳng hạn:

Quan họ:

Bấy giờ tôi mới gặp tình

Khác gì Kim Trọng thanh minh gặp

Kiều Tiện đây hỏi một đôi điều

Đài gương soi đến dấu bèo cho nhau

Ca dao nam bộ:

Sông Tiền mới thả lưới xuôi

Thúy Kiều xa Kim Trọng như tui xa mình

Một vùng khác:

Sen xa hồ sen khô hồ cạn

Bá xa tùng bá ngả tùng nghiêng

Anh xa em ngày tháng đeo phiền

Thúy Kiều xa Kim Trọng đã bốn niên đi rồi

Trong nhiều câu ca dao có khuôn hình câu thơ giống câu thơ Kiều

Nhớ lời nguyên ước ba sinh

Sông dù có cạn nhưng tình chẳng phai

Đặc biệt là các mã ngổn ngữ, nói như Phan Công Khanh, TK và ca dao thường gặp nhau ở các mã ngôn ngữ mộc mạc thuần phác nhưng ý nhị. " Ví như mã "Sầu đong vơi đầy" (Sầu đong càng lắc càng đầy) "trúc mai" (Một nhà sum họp trúc mai)...

125

về mặt này phân biệt đâu là Nguyễn Du mượn ngôn ngữ ca dao, hay ca dao ảnh hưởng Nguyễn Du chỉ có tính chất "nghiêncứu" học thuật. Từ khi TK xuất hiện chẳng những ca dao "trung đại" chứa những mã TK mà ca dao hiện đại cũng "ảnh hưởng" không ít. Và như vậy có thể nói TK đã sống trong ca dao.

"Nghĩ đời mà ngán cho đời Ở trong nhà máy làm người công nhân"

Dân ca quan họ:

"Lâm truy chút nghĩa đèo bòng?

Hỏi chàng còn nhớ hay lòng đã quên"

Và thú vị nữa là Nguyễn Du có dùng ca dao (mượn các mã ngôn từ, câu thơ) nhưng chưa một lần dùng lại một câu ca dao nào. Mai Quốc Liên khẳng định "... hầu như bao giờ Nguyễn Du cũng làm chuyển biến ý nghĩa các chữ được vay mượn, hầu như bao giờ ông cũng phát triển thêm và tạo cho nó một ý nghĩa mới, nhiều khi thật bất ngờ" [36].

Ca dao thì như vậy, còn trong cách nói của tục ngữ, chắc chắn sẽ có nhiều bất ngờ thú vị. Nhiều câu Kiều đã được tục ngữ hóa, tách ra tồn tại độc lập vì những câu thơ ấy đáp ứng được thuộc tính của tục ngữ: Là những phán đoán cô đọng dưới dạng một câu, về nội dung chúng khái quát được bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng. Lục bát Kiều lại phù hợp với lối nói của nhân dân, về nội dung chúng lại phù hợp với lối nghĩ của dân tộc. Ví dụ:

-Chữ trinh đáng giá nghìn vàng.

-Hại người chẳng bõ khi người hại cho

-Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê

-Chữ tài liền với chữ tai một vần

Sự ảnh hưởng của TK đối với ca dao, tục ngữ không những phản ánh quy luật tác phẩm văn học viết nào kế thừa một cách xuất sắc truyền thống văn học dân gian sẽ cổ ảnh hưởng tích cực trở lại với cội nguồn của nó mà còn cho thấy nhãn quan "thẩm định" những giá trị văn hoá,

126

thẩm mĩ của nhân dân thật là kì diệu. Như vậy TK lại được "nuôi dưỡng" trong một hình thức sống rất dân tộc.

Do tầm đón nhận của cư dân vùng đất mới, TK ở miền Nam chưa có được vị trí như truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Có thể là nội dung hiện thực và tầm triết lý sâu sắc của TK vượt quá tầm đón của những con người đang khai phá vùng đất phương Nam. Họ phần lớn là những con người thẳng thắn bộc trực, lời lẽ mộc mạc chân chất. vả lại truyện của Nguyễn Đình Chiểu có những mô típ giống như cổ tích, với những tính cách nhân vật tốt đẹp phù hợp với tâm lý "thật như đếm" của thường dân miệt vườn. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng mộc mạc rành mạch như cách nghĩ cách nói của nhân dân mình. Có hiện tượng như thế bởi kinh nghiệm và vốn liếng văn hóa của cư dân phương Nam chưa được tích lũy, trong khi đó dân gian miền Bắc vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa có bản lĩnh văn hóa vững vàng.

Ảnh hưởng TK trong đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ quả có nhẹ hơn Lục Vân Tiên, song không vì thế mà TK không đến được với họ. Mô típ Kim Kiều, ngữ nghĩa tình yêu vẫn sống trong ca dao Nam Bộ:

-"Đũa vàng dọng xuống mâm sơn,

So qua với bậu nghĩa hơn Kim Kiều."

-"Em như nút anh như khuy

- Như Thúy Kiều, Kim Trọng biệt ly sao đành"

TK vẫn lên sân khấu với những vở cải lương, tuồng mùi mẫn ...

3.2.2.Truyện Kiều với văn học viết.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN (Trang 124 -126 )

×