2.2.2.Đôi nét bản sắc văn hóa Trung Quốc

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 53 - 58)

KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.

2.2.2.Đôi nét bản sắc văn hóa Trung Quốc

phương Đông, văn minh nhân loại. Nền văn hóa ấy có vùng ảnh hưởng rất sâu rộng trong khu vực (Đông Á và Đông Nam Á).

Nền văn hóa Trung Hoa to lớn, bề thế và hoành tráng đến mức không ai dám nói rằng mình đã hiểu được văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Trung Hoa là một thế giới mênh mông với ít

54

nhất 5 nền văn hóa khác nhau: Văn hóa vùng sa mạc Tây Bắc mang tính du mục, văn hóa vùng Tây Tạng có nét ảnh hưởng Ấn Độ, vùng văn hóa Hoa Nam, văn hóa ven biển Hoa Nam ảnh hưởng phương Tây và vùng văn hóa lưu vực Hoàng Hà thường được xem là đại diện tiêu biểu cho văn hóa Trung Hoa.

Cái vĩ đại chứa nhiều bí ẩn, không chỉ vì đất nước Trung Quốc rộng lớn, đông dân cư mà còn có cái gì đó "không tài nào hiểu nổi" (chữ dùng của Phan Ngọc).

Chúng tôi được biết chỉ riêng Tử cấm Thành (một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc) đã là một kỳ quan về xây dựng. số phòng ốc của Tử Cấm Thành nhiều đến mức một đứa trẻ vừa lọt lòng, nếu mỗi ngày nó ở một phòng thì khi ở hết các phòng trong tòa thành đó nó đã là một thanh niên 17 tuổi!

Trong lĩnh vực thơ ca, tiểu thuyết, văn chương nói chung, người Trung Quốc cũng muốn làm cho được những điều người khác không làm nổi. Đấy là hàng chục nghìn bài thơ Đường với đủ các cung bậc: 48900 bài của 2300 tác giả (triều đại nhà Đường tồn tại khoảng 300 năm từ 618 - 907) có các nhà thơ độc đáo và số lượng thi phẩm độc đáo (Lí Bạch - Thi Tiên, hơn 1000 bài; Thi Phật -Vương Duy; Thi Thánh - Đỗ Phủ; Bạch Cư Dị hơn 3000 bài). Họ có những nhà lí luận vãn học tiên phong như Lưu Hiệp, Viên Mai, Lỗ Tấn ... họ có những phong trào độc đáo "bách gia tranh minh" (trăm nhà lên tiếng). Trong lĩnh vực tư tưởng triết học họ là một trong những cây cổ thụ ở phương đông. Ngay cái tên đất nước của họ cũng lạ: Trung Hoa (ở giữa, ở trong cái đẹp là tinh hoa, là trung tâm của cái đẹp). Thực tế là văn minh Trung Hoa, văn hóa Trung Hoa có vùng ảnh hưởng rất sâu rộng, nhất là vùng Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.

Chúng tôi thấy nhận xét sau đây của GS Phan Ngọc có phần gần với tính chất mức độ của nền văn hóa Trung Hoa vĩ đại:

Tôi chỉ xét những tác phẩm văn hóa Hán nổi tiếng...văn hóa Hán là văn hóa của sự cực

đoan. Trong vãn hóa này, tôi cố ấn tượng người Trung Quốc thích làm những điều mà loài người không làm nổi. Muốn dài thì Vạn Lí Trường Thành, kênh Vận Hà. Muốn rộng thì Di Hòa

Viên. Muốn cao thì tượng Phật ở Hồng kông, muốn lớn thì Thiên An Môn. Ngược lại, muốn

55

lại cái nhìn của loài người. "Cái vô" thắng "cái hữu", cái thần thắng cái thực, quan hệ thắng

giác quan, cái màu đen thắng mọi màu sắc. Nhưng khi muốn đì vào thực tế thì cũng chẳng có ai đì chi tiết hơn vào từng sợi tóc từng lông mi. . . , đó là nền văn hóa không biết đến mức độ...

[57,125,126]

Quả là một nền Văn hóa rất khó bắt chước!

Dân tộc nào cũng chuộng lạ, cũng muốn độc đáo nhiửig dân tộc Trung Hoa hướng đến những cái lạ hết sức Trung Hoa. Chẳng hạn trong hàng trăm bộ tiểu thuyết thời Minh Thanh, nói trực tiếp đến đời sống tình dục đã có đến 112 bộ. Ta có thể thấy nhiều cái lạ trong các "kì thư" của Trung Quốc. Ví dụ hai bộ tiểu thuyết Kim Bình Mai (Tiếu Tiếu sinh) và Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc).

Kim Bình Mai được xem là "đệ nhất dâm thư", song như tác giả đã phân trần: "Lẽ trời là

ban phức cho người thiện và giáng họa cho kẻ dâm ác. Kẻ ác làm khổ người hiền lương thì rốt

cuộc phải chịu tai họa...Sở dĩ lúc đầu nói về quyền thế nghiêng trời lệch đất là để làm nổi bật

sự suy bại cùng cực sau này. Một thiện một ác, một thịnh một suy, cái nhân lúc trước, cái quả

lúc sau, thật rõ ràng như vậy là răn kẻ ác, khuyến người thiện đấy chứ, tại sao lại còn sợ thiên

hạ đọc truyện rồi bắt chước điều xấu" [62,117].

Động cơ của tác giả về cơ bản là tích cực, diện phản ánh của tác phẩm vô cùng sâu sắc và khá toàn diện, đã tạo nên một bức tranh sống động trong thời đại của mình.

Kim Bình Mai có nhiều cái lạ. Thứ nhất là tên tác giả: Tiếu Tiếu Sinh, đây chỉ là một danh ngữ chung nghĩa là thầy cười hay ông bông đùa. Tiểu thuyết từ bốn hồi truyện trong Thủy hử,

Võ Tòng sát tẩu, sáng tạo thành hàng trăm hồi cũng là một điều lạ. Các nhà nghiến cứu đều

nhận định là nó được viết ra chứ không phải kể lại như Tam Quốc, Thủy hử, Tây du. Hơn nữa nó lấy đề tài trong đời thường, mô tả những con người nhỏ bé.

Kim Bình Mai, tên tác phẩm, vốn là tên của ba nữ nhân vật có quan hệ phức tạp và vô cùng oái oăm với Tây Môn Khánh, một gã đàn ông dâm đãng cường bạo. Hắn mới chính là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Ngay trong mối quan hệ này đã hết sức lạ. Tây Môn Khánh vốn đã có một vợ hai thiếp. Tình cờ gặp Phan Kim Liên, tìm cách thông gian, hắn đã mứu giết chồng nàng là Võ Đại. Võ Tòng báo thù, nhưng lại giết nhầm Lý Ngoại Truyện, bị đày đi

56

Mạnh Châu. Môn Khánh càng ngang tàng, lấy Phan Kim Liên làm thiếp, cưới luôn quả phụ Mạnh Ngọc Lầu. Lấy luôn con sen của Phan Kim Liên là Bàng Xuân Mai, Chiếm cả Lý Bình Nhi vợ của một người bạn thân là Hoa Tử Hư.

Lý Bình Nhi sinh được một con, Kim Liên ganh ghét, tìm cách sát hại, đứa bé bị kinh phong chết, Lý Bình Nhi đau khổ chết theo. Tây Môn Khánh do sống hoang dâm vô độ cũng chết. Còn Phan Kim Liên và Bàng Xuân Mai cùng thông dâm với con rể của Tây Môn Khánh là Trần Kính Tế. Sự việc vỡ lở, cả hai bị vợ cả là Ngô Nguyệt Nương đuổi khỏi nhà. Lúc này Kim Liên mới bị Võ Tòng giết. Bàng Xuân Mai bị bán làm thiếp của Chu Thủ Bị và vẫn tiếp tục sống cuộc đời hoang dâm, bất đắc kỳ tử. Loạn lạc xảy ra, Ngô Nguyệt Nương bỏ nhà đi tu... Kim Bình Mai có nhiều tình tiết miêu tả tình dục, sắc dục quá mức cần thiết, cũng là một sự lạ ! Tuy vậy, nhân vật trung tâm của tiểu thuyết, Tây Môn Khánh, đã gợi mở nhiều điều. Hắn nịnh bợ luồn lọt để được làm con nuôi của Thái Kính, Một đại thần trong triều. Rồi hắn được thăng quan tiến chức nắm quyền sinh sát cả một huyện tha hồ vơ vét ức hiếp dân lành. Có tiền có quyền, hắn ăn chơi trác táng vô độ cưỡng dâm cả thiếu nữ lẫn quả phụ, chiếm đoạt vợ người, thậm chí cả vợ của bạn bè thân thiết. Quả thực, tác phẩm đã đặt ra những vấn đề lớn khi chủ nghĩa tư bản đang bắt đầu manh nha. Tác phẩm ra đời cuối đời Minh (đầu những năm 1600 ), đây là thời kỳ manh nha những mầm mông của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc, tầng lớp thị dân đã bắt đầu phát huy thế lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những điều lạ như thế, Kim Bình Mai là dấu ấn của sự chuyển biến từ anh hùng ca

đến tiểu thuyết trong văn học cổ điển Trung Quốc.

Một tác phẩm, một kỳ thư khác của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc khác là Hồng Lâu Mộng cũng có nhiều cái lạ. Dù Chi Nghiền Trai cho rằng: "Hồng Lâu mộng chỉ xoay quanh có

một chữ tình, tác giả cửa nó muốn cả thiên hạ đều đến khóc cho chữ tình này" [75,120], thì

xung quanh chữ tình quen thuộc ấy cũng có nhiều sự lạ!.

Trước hết đó là mối tình tay ba giữa anh em cô cậu dì già với nhau: Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Đây không phải lav câu chuyện loạn luân vì phong tục Trung Quốc cho phép như thế.

57

Hai phủ Ninh Quốc và Vinh Quốc của gia đình đại quý tộc họ Giả ở Kim Lăng còn có nhiều chuyện ngang trái kinh dị hơn. Mối tình tay ba kết thúc một cách bi thảm: Lâm Đại Ngọc thổ huyết chết đúng ngày cưới, Bảo Ngọc giở khăn điều che mặt cô dâu, hóa ra là Tiết Bảo Thoa, chàng khóc như điên dại, lâm bệnh, rồi bỏ nhà đi mất tích. Gia đình họ Giả cũng sa sút đến cùng cực.

Cuộc sống vương giả ở hai phủ Ninh và Vinh có thể xem là hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến quý tộc Trung Hoa. Chẳng hạn việc đón nguyên phi (chị của Giả Bảo Ngọc) mà phải đến Giang Nam thuê con hát tốn hết ba vạn lạng bạc. Xây dựng đại quan viên làm nơi nghỉ chân cho cung phi nguy nga lộng lẫy bao bọc bởi vô số ao hồ, vườn hoa, đền đài, thủy tạ . . . Để sống xa hoa phê phơn thì tất phải bòn rút của cải từ những người lao động. số phận các a hoàn thì thật rùng mình! Không may bị các cậu ấm để ý thì bi kịch liền xảy ra như Tinh Văn, Kim Xuyến, Uyên Ương, Vưu Tam Thư, Vưu Nhị Thư. Các cô chỉ còn cách tự vẫn hoặc đi tu. Còn đám chủ thì, như tiểu thư Thám Xuân đã than "chúng mình là bà con ruột thịt một nhà, thế mà người nào người ấy chẳng khác gì gà chọi, chỉ chực nuốt sống lẫn nhau". Tuy không phải "đệ nhất dâm thư" nhưng Hồng Lâu Mộng cũng có những tình tiết làm sởn gai ốc như là chuyện loạn luân trong bốn bức tường của hai phủ nhà họ Giả này. Đến nỗi một nhân vật trong truyện phải thốt lên rằng, chỉ còn hai con sư tử đá ngoài cổng mới còn trong sạch mà thỏi. Thật vậy, bố chồng tằng tiu với con dâu (Giả Trân, Tần Thị), thím và cháu ăn nằm với nhau (Vương Hy Phượng với Giả Thụy, Giả Dung). . . Hai cha con Giả Trân Giả Dung vò xé chán chê Vưu Nhị Thư rồi lập mưu gán cho Giả Liễn. Sau đó tưởng Giả Liễn đi vắng Giả Trân lại mò đến, chạm trán nhau, hai anh em trơ trẽn cười hề hề với nhau ...

Việc mất tích của Bảo Ngọc cũng như quan niệm về cách sống của anh mà những kẻ cả trong gia đình xem anh là "oan thai" , "nghiệp chướng", họ cho rằng sau này anh sẽ trở thành kẻ thí quân thí phụ, một "nghịch tử", đó là dấu hiệu của một sự bứt phá, một sự phản kháng. Bảo Ngọc muốn tìm một lí tưởng sống khác. Một gia đình mục nát đã báo hiệu cho một xã hội suy tàn, cần phải thay đổi.

Tuy vậy, Kim Bình Mai và Hồng Lâu Mộng vẫn là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc, vẫn là những đại kì thư của văn chương Trung Hoa.

58

2.3.Truyền thông văn hóa người Viêt trong TK qua đối sánh với Kim Vân Kiều truyện

2.3.1.Triết lý TK là triết lý nhân dân.

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 53 - 58)