2.3.4.Truyền thống trong danh dự, giữ phẩm giá.

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 94 - 102)

KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.

2.3.4.Truyền thống trong danh dự, giữ phẩm giá.

đấy mà hình thành nét tâm lý trọng danh "Chơi thì chơi chốn cho thanh, Mai kia lỡ tiếng cái danh hãy còn". Tục ngữ có câu : "Ở sao cho vừa lòng người, Ở rộng người cười ở chật người chế", cách ăn ở, cư xử cho vừa lòng người như thế quả là khó. Nhưng yêu cầu thì vẫn là yêu cầu. Trong cách nhìn, cách chiêm nghiệm trong đời thực, người Việt đã rất biện chứng: mọi sự quá độ hậu quả thật khôn lường. Từ những hiện tượng tự nhiên "Quá mù ra mưa", "Thắm lắm phai nhiều" đến những hiện tượng tâm lý "Cả giận mất khôn", "Cả thèm chóng chán", hay những sinh hoạt đời thường "Hiền quá hóa ngu", "Đói ăn vụng, túng làm liều", "Bần cùng sinh đạo tặc" đều là những cảnh báo rất thiết thực. Nên người Việt ưa sự vừa phải, cái gì cũng phải có ngưỡng, có độ, có khoảng cách, có điểm dừng. Mọi sự thái quá, cực đoan đều có hại. Nhẹ thì "lờn", xem thường "Gần chùa gọi Bụt bằng anh", đến nữa là "Hết khôn dồn ra dại". Bởi "Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dầu hay cũng nhàm", "Già néo đứt dây". Người Việt dù còn nghèo khó, nhưng họ không chấp nhận sự nhỏ nhen nhơ nhớp, họ luôn bảo nhau "Đói cho sạch rách cho thơm". Có nhận của ai cái gì thì khổng bao giờ họ quên hay lờ tịt "Ăn miếng chả trả miếng nem", "Có đi có lại mới toại lòng nhau". Đó không phải là sự sòng phang lạnh lùng "Cưa đứt đục suốt" mà là quan hệ giao đãi lịch sự, tế nhị, bảo toàn danh dự.

Nói đến quan hệ, người Việt rất trọng hai chữ thủy chung, nó vốn được dùng nhiều để chỉ quan hệ tình yêu đôi lứa, vợ chồng. Nhưng trong quan hệ giữa người với người bình thường hai chữ chung thủy cũng được đặc biệt quan tâm. Chung thủy là có trước có sau, họ không chấp nhận "Thấy người sang bắt quàng làm họ" , "Lúc đói thì chẳng ai nhìn, đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em". Phải "Ăn ở với nhau như bát nước đầy", không nên sống kiểu "Lá mặt lá trái".

95

Nhìn vào TK, ta thấy Nguyễn Du tuy tiếp nhận KVKT về cốt truyện và đại đa số các tình tiết nhưng cái nhìn, cách xử lý của ông lại khác với TTTN. Đúng như nhiều nhà nghiên cứu nhận định, nhân vật của Nguyễn Du không nói nhiều, không tham lý lẽ, những chi tiết Nguyễn Du cũng giữ sự vừa phải. Đọc KVKT ta thấy đầy dẫy các bài thơ của nhân vật và những lời thề thốt, những lời đối đáp rườm rà trùng lặp có phần ngây ngô, thô thiển. Nguyễn Du thấy có hại cho tính cách nhân vật, không phù hợp với cách nhìn Việt Nam ông đều lược bỏ. Một số nhân vật khác không ích gì cho việc phát triển cốt truyện, tác giả cũng mạnh dạn cắt bỏ (như Bộ Tân, Vệ Hoa Dương, thuộc tướng của Từ Hải, người của Đốc phủ). Cách bố cục tác phẩm của Nguyễn Du vừa phù hợp với không gian truyện thơ vừa phù hợp với logic tâm lý tính cách, cảnh huống trạng thái của nhân vật, để nó vừa tầm đón nhận không gây những cú sốc tâm lý và mỹ cảm của người đọc Việt Nam. Cách chuyển đổi như vậy bộc lộ được cái nhìn khác nhau, thái độ và tư tưởng của hai nghệ sĩ, đồng thời cũng biểu hiện tâm thế văn hóa của hai dân tộc. Chẳng hạn vụ oan án Vương Viên ngoại, thủ phạm là thằng bán tơ, TTTN kể ngay trước khi bọn sai nha áp đến còn Nguyễn Du thì mãi cuối màn gia biến mới viết "Hỏi ra sau mới biết rằng, Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ". Rồi đoạn mối mai mua bán của tên Mã Giám Sinh, KVKT kể lể chi tiết; còn TK thì ngay trong một đoạn thơ ngắn đã nói được tất cả: mụ mối, tên họ Mã cùng lai lịch, việc mua bán cò kè, những đau khổ của Kiều... Việc báo ân báo oán của Thúy Kiều, việc Kiều muốn chết theo Từ Hải rồi việc từ chối chăn gối với Kim Trọng đều thể hiện sự vừa phải trong quan hệ của nhân vật một cách nhất quán, trước sau như một. Văn hóa Việt Nam không thể chấp nhận kiểu quan hệ "trên mức tình cảm" trong những lần Kim - Kiều gặp gỡ. Nếu như TTTN kể một cách hào hứng thì Nguyễn Du chỉ đề cập đến những hạnh phúc của những rung động thầm kín đầu đời của đôi trẻ. Đoạn Kim - Kiều lần đầu tự tình với nhau, TTTN để Kiều thanh minh rằng "cha mẹ và các em luôn ở bên cạnh làm sao mà rời xa được, Kim Trọng hỏi lại: thế sao bữa nay lại cả gan đến đây? (trang 24) Kim Trọng Trọng lập tức chui qua, rồi bước lại ôm chầm lấy Thúy Kiều, Thúy Kiều nói: thiếp đâu dám sánh với Thường Nga song ngọc trắng giá trong tựa như không kém", "kẻ bạc mệnh như thiếp thì hưởng thụ sao nổi một người như chàng, vừa nói vừa vật mình lăn vào trong lòng Kim Trọng, nức nở khóc ròng" (tr,29 ), "ngoài hợp cẩn ra, chàng xui bảo gì thiếp cũng xin vâng" (tr, 31 ), "chàng chung tình như thế thiếp chết cũng đáng đời" (tr 32 ). "...Kim Trọng bất giác nguồn tình lai láng lửa

96

dục khôn cầm, liền ôm ghì lấy Thúy Kiều vào lòng, đăm đăm nhìn nàng chẳng nói chẳng rằng" (tr 33 ) [85, hồi ni]. Nguyễn Du thì ghi lại bằng những câu thơ tuyệt diệu như ta đã biết.

Hay khi TTTN "ghi hình" cảnh xảy ra giữa Thúy Kiều và sở Khanh: "Rồi đó, trai tham

gái mến, dắt tay nhau lên giường, cùng chung giấc mộng Vu sơn, tới chừng mây tan mưa tạnh

thì đồng hồ đã chỉ canh tư" [85, hồi IX], cách nói ấy đã hạ thấp Kiều vì sự việc xảy ra quá dễ

dàng (Kiều mới chỉ thất thân với Mã Giám Sinh chứ chưa tiếp khách). Nguyễn Du thấy đó là sự việc đáng buồn đáng tiếc nên đã lờ đi (ấy vậy mà nhiều người còn cho rằng TK là tác phẩm hối dâm, là một cuốn dâm thư !).

Khi nghe Tú Bà dạy nghề làm đĩ - bán phấn buôn hương, nàng Vương Thúy Kiều của TTTN đã phản ứng : Té ra như thế, con xin lãnh hội cẩn thận. Còn Thúy Kiều của Nguyễn Du thì như tím tái mặt mày và sững sờ như gặp một sự cố không lường, như chưa bao giờ nghĩ tới, có những chuyện như thế, có những nghề như thế nên hết sức xấu hổ :

Gót đầu vâng dạy mấy lời

Dường chau nét nguyệt dường phai vẻ hồng

Những nghe nói đã thẹn thùng

Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe.

Có một khía cạnh đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập ấy là đoạn "Giật mình mình lại thương mình xót xa" của cô Kiều sau khi mắc phải kế "đà đao" của Tú Bà - sở Khanh, nàng bắt buộc phải " tiếp khách". Ê chề, bẽ bàng, " chẳng còn gì để mất", những phút giây được sống tự do với chính bản thân đối diện với lòng mình nàng cảm thấy đau đớn nhục nhã hơn bao giờ hết. Cái đớn đau nhục nhã của con người có ý thức rất cao về nhân cách phẩm giá. Xưa sao êm đềm trong sạch, nay sao tàn tạ. Độc thoại nội tâm được phát huy tối đa:

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

97

Nói như Jakokson thì mỗi chữ trong đoạn thơ đã phát huy tác dụng. Xưa và nay là hai cảnh khác nhau đến đối lập nhau 180 độ. Ngày xưa, cái ngày xưa ấy và biết "bao giờ cho đến ngày xưa", nỗi lòng đau đớn thổn thức của nàng bắt nàng phải " nói ra". Hiện tại "tan tác như hoa giữa đường", cũng là hoa nhưng hoa tan tác giữa đường, chỉ còn là hình ảnh lưu lại trong tâm trí mà thôi. Tình trạng hiện tại thật trơ trẽn bẽ bàng nàng cho rằng mình đã phải "mài mặt" với đời, hương nhụy đã theo những "cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm". Trong cách nói của Kiều, nàng tỏ ra rất kinh sợ, tởm lợm. Nhơ nhớp không thể chấp nhận được đối với chính bản thân mình. Từ "sao" là một từ để hỏi được lặp lại như xoáy sâu, lật đi lật lại nỗi đau, sự bẽ bàng trơ trẽn. Chuyện trăng hoa xác thịt nhầy nhụa của chốn thanh lâu nàng không hề tìm được một chút niềm vui, một chút sự sống gọi là sống: "Mặc người mưa sở mây Tần, Riêng mình nào biết có xuân là gì". Có vui chăng chỉ là vui gượng bởi tìm đâu ra tri âm, dù cuộc sống thanh lâu bề ngoài có vẻ như đầy đủ, có phong hoa tuyết nguyệt, có cầm kỳ thi họa, những ngón nghề chơi của khách tao nhân. Nàng hờ hững với tất cả, chỉ là "tựa" là "kề" vì nàng không thể, nhân cách con người không thể hòa nhập được với cuộc sống ấy. Như nàng nói: "Ôm lòng đòi đoạn xa gần, chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau". Trạng thái tâm hồn đầy nhân tính này, trong KVKT, TTTN kể lể hơi dài ở hồi XI - Thúy Kiều nghĩ lại cuộc đời của mình từ nhỏ đến nay phải sa vào nơi bể khổ, mới viết ra bài Khốc hoàng thiên (khóc trời xanh) để ghi lại những bất bình như sau:

Xót mệnh bạc gặp cơn biến cố,

Liều cứu cha mắc hố lửa hồng.

Mũi dao toan đã liều cùng,

Cam tâm chịu nhục thề không lẽ nào.

Bỗng đâu lại mắc vào gian kế,

Miệng dù trăm khôn dễ biện minh.

Xà cao đã tự treo mình,

Thịt da bị đánh tan tành máu rơi!

98

Chẳng thương tình vẫn phải kêu van

Dừng tay lại bắt cam đoan,

Làm tiền rước khách nồng nàn mới tha.

Thiếp vốn thị con nhà khuê các,

Nghề ăn chơi đạm bạc biết đâu.

Nghe lời giáo huấn ban đầu,

Thực vô liêm sỉ những câu ê chề!

Chăn gối bảo học nghề ma mọi,

Phấn son tô đêm tối gạ người.

Khách chưa ngủ vẫn phải ngồi, Khách đà ngủ kỹ ỉm hơi đợi chờ.

Đã sợ khách nghi ngờ bẽn lẽn,

Lại đề phòng khách lén trốn ra.

Bông đùa gặp kẻ tham hoa, Cũng nên lăn lóc mặn mà hỏi han.

Khách quen thuộc lọ bàn chi nữa,

Người lạ xa phải lựa tính tình.

Gặp phường lỗ mãng lưu manh,

Cũng nên niềm nở tỏ tình mến yêu.

Má má chi ham nhiều tiền bạc,

Xấu tốt đều nhất loạt hoan hô.

Hoa tươi bao chắp cành khô, Mĩ nhân sánh với côn đồ cũng ưng.

99

Lở ghẻ hay bệnh tật chẳng nề.

Hễ mà hơi tỏ ý chê,

Ra tay đánh mắng tức thì chẳng sai.

Sống làm vợ muôn người chưa đủ,

Thác đi mồ vô chủ ai hay.

Sinh ra phận gái khổ thay,

Gái mà kĩ nữ khổ rày gấp trăm!

Nội dung bài Khốc hoàng thiên của Vương Thúy Kiều (TTTN ) cũng đơn giản, chỉ là kể lể có đau nhưng không nhức nhối, nhói buốt như sự thổn thức của Thúy Kiều, vả lại Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng không đồng cảm lắm với những kiếp "sống làm vợ muôn người", cả bài thơ chỉ thấy sự "vất vả", quần quật, lo lắng phần xác thịt nhiều hơn là phần hồn, phần nhân cách, không có chiều sâu nhức nhối của con tim. Chưa tính đến khả năng, sự hiểu biết của Nguyễn Du về nhân dân mình, chỉ riêng cách xây dựng hình tượng nhân vật, ông đã là bậc thầy. Bởi cả hai nghệ sỹ chắc không có điều kiện thụ giáo ý kiến của Ăng Ghen: Khuynh hướng

phải toát ra từ tình thế và hành động chứ không cần phải nói toạc ra ... không nên biển nhân

vật thành cái loa phát ngôn cho tinh thần của thời đại [6].

TTTN quan tâm đến nỗi khổ người phụ nữ, nhất là kỹ nữ và đã để nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của ông. Có thể Nguyễn Du viết TK sau TTTN hơn 100 năm, một khoảng thời gian đủ để cho lý luận văn học tiến lên giúp Nguyễn Du làm được điều kỳ diệu chăng?

Nhưng có một điều chắc chắn là ý thức về nhân cách của Thúy Kiều là có gốc ở đạo lý của nhân dân, dân tộc mà Nguyễn Du đã hấp thụ một cách sâu sắc. Ý thức rất cao về nhân cách con người, nên trong quãng đời 15 năm lưu lạc với bao "dãi gió dầu mưa", với bao ê chề cay đắng "thừa xấu xa" nàng vẫn giữ cho mình "chút lòng trinh bạch". Nhiều lúc nàng buộc phải chấp nhận sống đục, chấp nhận sự ô nhục: "Thân lươn bao quản lấm đầu, Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa", "Tiếc thay nước đã đánh phèn, Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần". Vì không thể khác được, vì đã đến bước đường cùng "túng đất sẩy chân", "chạy chẳng khỏi trời". Trong đau khổ dập vùi ý thức về nhân cách lại càng trở lên mạnh mẽ “Đục trong thân cũng là thân”.

100

Trong màn báo ân báo oán nàng Kiều của TTTN thật tàn ác man rợ: ra lệnh băm nhỏ xác Bạc Bà rồi đem trộn cơm vứt cho ngựa ăn, Hoạn Thư thì nàng sai đánh cho một trận nhừ tử rồi mới tha cho về. Nguyễn Du thì chỉ thông báo và việc tha bổng Hoạn Thư là hành động của một người biết mình biết người, thấu hiểu đạo lý và tỏ ra là kẻ cao thượng:

Tha ra thì cũng may đời

Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen

Đã lòng tri quá thì nên

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay

Chàng Kim Trọng của Nguyễn Du cũng rất khác với Kim Trọng của TTTN. Trong KVKT, chàng Kim như một gã ham mê tài sắc, thường có ý muốn chiếm đoạt, nhưng ở TK thì chàng đúng là một người "Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa", luôn tỏ ra là một người cao thượng và sâu sắc, mức độ cũng vừa phải, là một con người như Kiều nhận xét "Là nhờ quân tử khác lòng người ta".

Có thể sự tiếc nuối (và cả bất bình) của nhiều thế hệ độc giả đối với quyết định sai lầm "Thế công đổi ra thế hàng" của Từ Hải chưa dễ đã nguôi ngoai. Quyết định sai lầm và cái chết như được báo trước của Từ thực ra đã được cụ Nguyễn Du "chuẩn bị" trước. Từ Hải là người anh hùng nhưng trước tiên Từ Hải là một con người, một đấng nam nhi. Từ Hải cũng biết trước "cảnh hàng thần lơ láo", "Áo xiêm ràng buộc...vào luồn ra cúi", là mất tự do, mà một người: "Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo" như Từ thì mất tự do cũng coi như đã chết! Từ Hải chết trước hết vì danh dự, trọng lời hứa, vì trách nhiệm đối với người thân (Thúy Kiều và gia đình Kiều) và cả vì chất lãng mạn nghệ sĩ ở con người Từ nữa. Chỉ mấy câu phân trần của Thúy Kiều đã "vừa ý gật đầu" và xem như đã là tri kỷ. Để đảm bảo cuộc sống cho Kiều, Từ quyết dứt áo ra đi, không cho Kiều theo vì "bốn bể không nhà ". Từ hàng vì nghe lời nói "mặn mà" của Kiều. Trong lời của Kiều có nhắc đến cha mẹ của nàng, cũng là cha mẹ của Từ, điều mà Từ rất muốn làm cho Kiều (Kiều gặp cha mẹ, người thân, cố hương). Sau nữa, Từ bị chinh phục bởi lời "bàn ra nói vào" đầy sức thuyết phục, những lời chứa đầy sức nặng của tình yêu hoa bình và tâm lý an cư. Chuộng hoa bình là một nét tính cách của người Việt, Đào Duy Anh đã từng đề cập "người Việt ưa chuộng hòa bình chỉ cốt an cư lạc

101

nghiệp không muốn cạnh tranh...,dân ta vốn trọng hòa bình chủ nghĩa là xã hội rất khinh quân nhân mà chỉ quý văn sĩ" [10,371]. Ca dao cũng phản ánh: "Chẳng tham ruộng cả ao liền, chỉ ham cái bút cái nghiên anh đồ". Và cũng chuộng văn hóa sống hơn văn hóa học "Trăm hay không bằng tay quen".

Chủ nghĩa tự nhiên bằng cách này hay cách khác chỉ là sự sao chép, chụp ảnh đời sống, trong khi nghệ thuật là sự tái tạo lại đời sống, là quá trình "chưng cất" đời sống một cách sáng tạo. Bản chất của nghệ thuật là cái đẹp, là sự sáng tạo ra cái đẹp. Văn hóa Việt Nam không hoàn toàn là duy mỹ nhưng bao giờ cũng có ý thức hướng đến cái đẹp. về điểm này ta thấy cách xử lý tình huống tình tiết của Nguyễn Du là rất "điệu nghệ" so với TTTN, đương nhiên

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 94 - 102)