2.3.5.1.Người Việt ưa sự hài hòa cân đối, thích cái đẹp xinh khéo

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 102 - 104)

KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.

2.3.5.1.Người Việt ưa sự hài hòa cân đối, thích cái đẹp xinh khéo

cầu kỳ, nó đi vào cái nên thơ bình dị và tha thiết với cuộc sống con người, về thị hiếu thẩm mỹ Việt Nam các học giả cũng đều chung một nhận xét: người Việt ưa sự hài hòa cân đối thích những cái đẹp xinh khéo. Giáo sư Trần Đình Hươu viết: "Cái đẹp vừa ý là xinh khéo. Ta không

háo hức cái tráng lệ huy hoàng , không say mê cái huyền ảo, kỳ vĩ. Màu sắc chuông cái dịu

dàng thanh nhã, ghét sặc sỡ, quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng ... tất cả đều

hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, có quy mô vừa phải". [78,245]. Trần

Ngọc Thêm nhấn mạnh đến sự : Ưa cấu trúc cân đối hài hòa. Giáo sư Lê Trí Viễn cũng viết:

Đạt được sự cân đối là tạo ra trạng thái hài hòa, tạo ra cái đẹp, bởi hài hòa là quy luật của cái

đẹp, cái thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ của con người Việt Nam [22, 111].

Những biểu hiện của thẩm mỹ Việt Nam đều có dấu ấn trong tất cả các ngành nghệ thuật, từ điêu khắc, kiến trúc, hội họa, nghệ thuật thanh sắc đều lấy sự cân đối hài hòa, vừa ý xinh khéo làm đẹp. Một câu tục ngữ có khi chỉ có 4 tiếng cũng chứa đựng cái đẹp Việt Nam: Ăn vóc, học hay; một bài ca dao 14 tiếng ngân mãi tiếng lòng, vọng mãi tiếng yêu thương: Yêu em

từ thuở trong nôi, em nằm em khóc anh ngồi anh ru. Chỉ 14 tiếng mà chứa tất cả cái da diết

đằm thắm, lãng mạn và cũng rất thực tế. Đó cũng là nét đặc sắc trong tình yêu của người Việt. Số lượng 3.254 câu Kiều không nhiều so với số câu chữ của KVKT. Theo giáo sư Nguyễn Thạch Giang và cộng sự (Các giáo SƯ Trung Quốc: Triệu Ngọc Lan và Lô Uy Thu) thì "Nguyễn Du đã lược đi 142 trang trên tổng số 214 trang cuốn KVKT. Ông chỉ giữ lại 72 trang gồm cả những ý trong bài tựa, trong lời bàn đầu mỗi hồi và cả trong 20 hồi của KVKT. Nguyễn Du lấy bấy nhiêu đó mà viết thành 1.313 câu trong tổng số 3.254 câu của Đoạn Trường Tân Thanh" [82,920]. Còn Phạm Đan Quế cho rằng: TK có 3.254 câu tức khoảng 100 trang in mà bản dịch KVKT từ 478 trang chữ Hán in ra khoảng 300 trang chữ quốc ngữ. (214 trang theo Nguyễn Thạch Giang là bản KVKT, TTTN biên thứ, Lý Trí Trung hiệu điểm, Xuân Phong văn nghệ xuất bản xã mới ấn hành phục vụ việc nghiên cứu Minh mạt Thanh sơ tiểu thuyết).

103

Chúng tôi so sánh 2 bản in TK (Đoạn Trường Tân Thanh) trong Từ điển TK của Đào Duy Anh do nhà xuất bản Khoa học xã hội và Văn hóa thông tin [8], [9] thì số trang TK là 108 và 126. Như vậy, cốt truyện của Nguyễn Du có sáng tạo, có điều chỉnh một số chi tiết mà kết cấu câu chuyện rất chặt chẽ, dung lượng lại vừa phải. Quy mô như thế là vừa với tầm văn hóa của người đọc Việt Nam. Quy mô ấy cũng không quá lớn so với các truyện thơ Nôm khác cùng thời. Còn so với các trường ca khác của thế giới thì TK quá ư khiêm tốn. Chẳng hạn trường ca Iliat và Odixê của Homerơ dài đến 12.1 lo câu thơ. Ramayana của Ân Độ có 48.000 dòng, bộ Mahabharata là tập thơ dài nhất thế giới hơn 200.000 dòng (bằng 7 lần Iliat và Ô dixê). về mặt cấu trúc của TK ta thấy sự hài hòa đầu tiên là ở sự vừa phải của liều lượng giữa ý kiến chủ quan và khách quan, người dẫn truyện với những lời bình và lời nhân vật. Thứ hai là sự cân đối giữa tình và cảnh "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng", "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", "Vầng trăng ai xẻ làm đôi...”

Cách cấu trúc của TTTN là theo hướng kì xảo ôm đồm chạy theo sự kiện và muôn trở thành câu chuyện "danh giáo bất hủ" (Lời Vương Thúy Kiều -KVKT) nên không đếm xỉa gì đến cảnh, đến tâm trạng nhân vật, hay nói cách khác chưa xem đời sông tâm lí con người là một thực thể khách quan. Chúng tôi đồng ý với các nhà nghiên cứu là Nguyễn Du chú trọng tả tình tả cảnh, hơn nữa quan tâm tả cảnh, điều mà TTTN đã bỏ qua. Trần Đình Sử đã thống kê các từ chỉ màu sắc trong hai tác phẩm. Trong khoảng hơn 10 vạn 6000 từ KVKT (Nguyễn Đình Diệm dịch) có khoảng 106 lần sử dụng các từ chỉ màu sắc, chiếm 0,1%. TK của Nguyễn Du gồm 22.778 chữ có khoảng 119 lần chiếm 0,52%. Và như vậy màu sắc trong TK phong phú hơn của KVKT gấp 5 lần và giáo sư cũng nhận xét (theo thống kê) thì màu sắc trong TK dồi dào sắc màu tươi sáng, yêu đời, đồng thời cũng là màu sắc sang trọng, vương giả, cao quý. [75,257]. Cũng theo Trần Đình Sử, trong văn học trung đại Việt Nam, TK, có tỷ lệ câu đối ngẫu cao nhất 862/3.254 chiếm gần 27%, hình thức đa dạng: Có đối dễ nhận, có đối chìm ẩn (12 hình thức). Nguyễn Du có cả một ý thức đối, cảm thức đối làm nền tảng cho quan niệm thẩm mỹ của ông" [75,273] là thấm nhuần ý thức đạt được sự cân đối là tạo ra trạng thái hài hòa...[22,111].

104

2.3.5.2.Người Việt yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)