KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.
2.1.1.Văn hóa là gì?
Kroeber) và C.L.Kluchon (C.L.Kluckhohr) đã trích lục được trên dưới ba trăm định nghĩa về văn hóa. Đến nay, số lượng định nghĩa chắc chắn đã được bổ sung thêm.
Năm 1982, tại một hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì ở Mexico (từ ngày 26/07 đến 6/08), trong Tuyên bố về những chính sách văn hóa, UNESCO đã định nghĩa về văn hóa như sau:
Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ
và xúc cảm quyết định tính cách cửa một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa
bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản cửa con người,
những hệ thông các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng; Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặt biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhở văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra và xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa
mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân [80,24].
Định nghĩa của UNESCO cho thấy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt mà là một tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Và văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa văn hóa cũng đã được hình thành. Hồ Chí Minh cho rằng "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa" [80,21].
48
Phạm Văn Đồng viết "Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử . . . cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị . . . tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhậy cảm và sự tiếp thu của cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh" [80,21].
Phan Ngọc với chủ trương thao tác luận đã định nghĩa: "Khổng có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác" [80,22].
Trần Ngọc Thêm trong công trình Tìm về với bản sắc vãn hóa Việt Nam, trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hóa đã viết "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [76,25]. Tác giả cũng cho rằng "Một trong những đặc trưng quan trọng của văn hóa là tính giá trị, trong từ "văn hóa" thì văn (ở phương Đông đối lập với "võ" ) có nghĩa là "vẻ đẹp" (= giá trị), hóa là "trở thành", văn hóa có nghĩa là trở thành đẹp, trở thành có giá trị. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người" [76,25]. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này: văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài ) thường hay sử dụng cụm từ " văn hóa phẩm đồi trụy", như vậy e chưa thỏa đáng!
2.1.2.Truyền thông văn hóa.