1.2.2.Về hệ thống nhân vật:

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 33 - 41)

có trong truyện kí lịch sử như :Kim Trọng, Thúy Vân, Hoạn Thư, Thúc Sinh, Tú Bà, sở Khanh, Mã Giám Sinh, Giác Duyên, Tam Hợp đạo cô. Đến TK, Nguyễn Du thấy hệ thống nhân vật

34

như vậy là đủ, không cần thêm bớt gì nữa. Nhưng đi vào chi tiết thì mức độ sáng tạo của Nguyễn Du là rất cao, có thể nói là sáng tạo lại, rõ nhất là hai nhân vật Kim Trọng và Từ Hải.

Đến với Nguyễn Du, các nhân vật TK sẽ có một sinh mệnh mới để có thể "sống" được ở Việt Nam, bởi bầu sinh quyển văn hóa Việt Nam tuy có ảnh hưởng qua giao lưu lâu dài với Trung Hoa nhưng vẫn rất khác nhau. Và điểm xuất phát quyết định sinh mệnh chúng là quan niệm mới mẻ của Nguyễn Du về con người và cuộc đời.

Trước đây khi thơ chữ Hán của Nguyễn Du chưa được giới thiệu rộng rãi thì việc tìm hiểu toàn bộ tư tưởng của ông có phần thiếu toàn diện. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du và dần dần bức chân dung tinh thần của thi sĩ càng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, một hiện tượng tác gia "phức tạp" như Nguyễn Du, việc có nhiều ý kiến nhận định khác nhau là bình thường. Chân lý sẽ toát ra từ những hình tượng nghệ thuật, những đứa con tinh thần mà trong quá trình sáng tạo như "có máu chảy trên đầu ngọn bút" của nghệ sĩ.

Chúng ta biết rằng, thơ chữ Hán của Nguyễn Du bộc lộ rất nhiều sự trăn trở về kiếp nhân sinh, về thế thái nhân tình, về cả những chuyện sau khi đã từ giã cuộc đời.

Có thể nói rằng trước tác của Nguyễn Du ăm ắp nỗi đau đời, thương con người , tiếc cho cái đẹp thường mong manh đầy bất trắc. Ông rất muốn làm được điều gì đó cho đời mà suốt đời đành phải "múa tay trong bị", thời gian. thì cứ vùn vụt trôi như thoi đưa "hoán bất hồi", chưa kịp làm gì đầu đã bạc, một mối u sầu cả một đời chưa gỡ ra được "nhất sinh u tứ vị tằng khai" (Thu chí).

Nguyễn Du nhìn con người với bản chất của chính nó , ông muốn khám phá con người ở chiều sâu tâm lý, ở thân phận kiếp người. . . Con người trong con mắt Nguyễn Du là con người bình đẳng trước tạo hóa, con người của đời thường nhìn ở nhiều góc độ, là con người nhân tính phổ biến với tất cả những mong manh may rủi dễ hư nát, hạnh phúc và bất hạnh...

Nhân vật của Nguyễn Du như sống giữa cuộc đời thường. Ông Hoài Thanh từng viết: "Thúy Kiều như một con người có thật, con người ấy từ lâu sống trong lòng hàng triệu người và được quý trọng, được âu yếm, nâng niu, được yêu mến say mê như một nạn nhân đáng thương của cuộc đời cũ" .

35

Nhân vật Từ Hải và Kim Trọng là sản phẩm sáng tạo của Nguyễn Du. Từ Hải xuất hiện trong TK là một trang anh hùng cái thế, hoàn toàn toàn không có một chút biểu hiện của một tên tướng cướp giặc cỏ, từ hình hài dung mạo đến khí phách phong độ:

-"Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

-Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài,

-Một tay gây dựng cơ đồ,

Bấy lâu bể sở sông Ngô tung hoành"

Người anh hùng ấy còn có một tính cách, một tấm lòng bao dung:

"Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng,

-Sao cho muốn dặm một nhà,

Cho người thấy mặt là ta cam lòng."

Còn là một tấm lòng ngay thẳng. Vì ngay thẳng mà chết oan chết đứng, chết không nhắm mắt.

Không phải đơn giản vì yêu cầu cao nhã mà Nguyễn Du gọi Từ Hải là Từ công, là anh hùng, là đấng anh hào, là đại vương; trong cách gọi của thi nhân là cả một tấm lòng, là ước mơ của tác giả, là khát vọng tự do giữa" muôn trùng tiêu hán", "bể sở sông Ngô". Bởi vậy khi nghe dụ hàng Từ Hải chỉ băn khoăn suy nghĩ về tự do, Từ nhìn thấy trước mắt cảnh hàng thần "lơ láo", " áo xiêm ràng buộc lấy nhau", "vào luồn ra cúi" và rất tự tin.

"Sao bằng riêng một biên thủy,

Sức này đã dễ làm gì được nhau"

Từ Hải của TTTN được giới thiệu rõ ràng lai lịch gốc gác nhân thân: "Trước cũng theo nghề nghiên bút, thi hỏng mấy khóa, sau mới xoay qua thương mại, tiền có của thừa, lại thích kết giao với giang hồ hiệp khách", Nguyễn Du để Từ xuất hiện như "một vì tinh lạc":

36

Lần thâu gió mát trăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.

Trong KVKT, TTTN để cho Từ Hải suy tính vấn đề hàng hay không hàng như sau: "nếu không đầu hàng thì có ba điều tiện", và một trong ba điều ấy là "vàng lụa đàn bà con gái tùy ý ta muốn", và nếu hàng thì có năm điều hại trong đó có điều" những miền sông biển khi quân ta tàn sát hầu hết quan phủ và nhân dân thảy đều oán giận, hàng thì bọn ấy đều muốn báo thù ta". Từ Hải, nhân vật của Nguyễn Du thì khác hẳn:

"Sao bằng riêng mót biên thúy,

Sức này đã dễ làm gì được nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...

Chọc trời khuây nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai".

Rồi khi quyết định đầu hàng, nhân vật của TTTN lại nói với Thúy Kiều rằng: "Lúc mới bàn tới việc quy hàng, tôi thấy là bất tiện lắm, sau nghe lời khuyên mãi mới thi hành, nay lại thấy tiện lợi lắm ..." và còn: "Từ Hải mừng rỡ lắm, mở tiệc ăn mừng, khao thưởng ba quân" ( Hồi XVIII) [85]. Nguyễn Du đã lược bỏ chi tiết này.

Với Nguyễn Du, Từ Hải nói ra phải là khẩu khí của người anh hùng, phải là những lời khảng khái chứ không phải là những lời hàm hồ tầm thường của những tên giặc cỏ, Từ Hải yêu tự do từ trong máu thịt chứ không phải ở hành động chuyên cướp vàng lụa đàn bà con gái. ở đây ta thấy cách kể của TTTN có mâu thuẫn. Lúc giới thiệu "lý lịch trích ngang" của nhân vật, KVKT viết: "Lúc ấy một hảo hán tên Hải họ Từ tự là Minh Sơn, vốn người đất Việt, có tính khoáng đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tỳ thiếp coi thường, lại còn tinh cả lục thao tam lược, nổi danh cái thế anh hùng" .

Từ Hải của Nguyễn Du là một anh hùng đúng nghĩa cả lúc sống lẫn khi chết. Cái chết của một dũng tướng được nghệ sĩ mô tả bằng những lời lẽ trang trọng uy nghi: "hùm thiêng", "gan liền tướng quân", "khí thiêng về thần", "trơ như đá". Cho đến lúc chết vẫn đường hoàng tư thế

37

của sức mạnh và lòng dũng cảm: "Trong vòng tên đá bời bời, Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ".

So với Dư Hoài trong truyện Vương Thúy Kiều (Ngu sơ tân chí), thì TTTN đã sáng tạo lại Từ Hải. Truyện của Dư Hoài viết rằng, sau khi đầu hàng thì Từ Hải vào phủ của Hồ Tôn Hiến" khấu đầu tạ lạy Hồ Tôn Hiến, Hồ Tôn Hiến xuống thềm xoa vào trán mà nói rằng: "Triều đình này đã xá cho ngươi, ngươi không nên làm phản nữa". Sau đó bị quân của Hồ Tôn Hiến đánh bất ngờ thì Từ Hải hoảng hốt đâm đầu xuống sông, quan quân vớt lên chém lấy đầu". Không kể cách đối xử kiểu trung cổ của chế độ tù hàng binh, chi tiết khấu đầu tạ lạy của Từ Hải đã đánh đổ cả nhân vật. Đến Nguyễn Du, cái chết của Từ đã được mô tả " nên thơ" hơn, nhất quán hơn. Tư thế chết của Từ được mô tả qua cái nhìn của Thúy Kiêu nên có màu sắc bi thảm nhưng hùng tráng, nó mang phong vị trữ tình: tấm lòng đau khổ khi chứng kiến cái chết của tri kỷ, của ân nhân...

Sau Kiều, Từ Hải, Kim Trọng là nhân vật được Nguyễn Du rất dụng công khi vẽ chân dung. TTTN chỉ giới thiệu Kim Trọng có hơn mười chữ thì Nguyễn Du tả đến 10 dòng thơ "... Một người học trò con nhà giàu họ Kim tên Trọng tự Thiên Lý, sinh ra tạng mạo giống Phan An, văn tài ngang Tử Kiến, trạc tuổi đôi mươi..." (TTTN).

Nguyễn Du viết:

"Trông chừng thấy một văn nhân

Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng

Đề huề lưng túi gió trăng

Theo sau lưng một vài thằng con con

Tuyết in sắc ngựa câu giòn

Cỏ pha màu áo nhuận non da trời

Nẻo xa mới tỏ mặt người

Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình Hài văn lần bước dặm xanh

38

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao".

Chân dung tinh thần của văn nhân cũng được vẽ bằng những găm màu trang trọng đầy chất thơ. Ngoài việc là một người tình chung thủy, người yêu chí tình, người bạn chí nghĩa, Kim Trọng còn bộc lộ những nét phẩm cách trong sáng mới mẻ rất hiện đại. Trước hết Kim Trọng là người có tư chất thông minh, tuấn tú. Trong màn đoàn viên khi Kiều vội gạt đi việc tác hợp của mình thì Kim Trọng đã nói một hơi 14 câu thơ với hy vọng xóa tan mặc cảm ở người yêu. Cái lý để thuyết phục Kiều là một quan niệm có màu sắc nhân văn phi chính thống về chữ Trinh:

"Mà trong lẽ phải có người có ta

...

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường

Có khi biến có khi thưởng

Có quyền nào phải một đường chấp kinh"

Và một quan niệm táo bạo:

"Hoa tàn mà lại thêm tươi

Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là con người hiểu biết thể hiện qua cách nói, bộc lộ những ý nghĩ chân thành, vị tha, một tình yêu trong sáng. Nguyễn Du đã để cho Kim Trọng nói thẳng một cách táo bạo về quan niệm dục vọng khỏe khoắn, về hạnh phúc ái ân trong luyến ái nam nữ, hạnh phúc xác thịt là một nhu cầu tự nhiên chính đáng của con người. Nguyễn Du và Kim Trọng đi từ truyền thống nhân bản. Dân gian xưa đã nói những điều đó trong ca dao tục ngữ:

"Dù mai mẹ chết các con có cúng mẹ năm trâu bảy bò

Cũng không bằng lúc sống các con cho mẹ đi lấy chồng

-Mẹ ơi con muốn lấy chồng

39

Câu thứ nhất thì đã rõ "con nuôi cha không bằng bà nuôi ông", còn câu thứ hai, nhiều Ịigười cho rằng cái ý cơ bản cũng giống như câu thứ nhất. Có lẽ phải hiểu thế này: Con muộn lấy chồng là nhu cầu nhân bản, là hạnh phúc trần thế; không muốn lấy chồng mới là trái tự nhiên, bệnh hoạn. "Mẹ cũng một lòng như con", đúng là tấm lòng mẹ. Đấy là mong ước của mẹ, có khi được đánh đổi cả cuộc đời vất vả của mẹ. Vì là cha mẹ ai cũng muốn con cái mình trưởng thành , hạnh phúc. Trong TK , Vương ông cũng từng nói:

"Nuôi con những ước về sau

Trao tơ phải lứa gieo cầu đáng nơi,

Vì cha làm lỡ duyên này".

Dù vậy, Kim Trọng vẫn là tri kỷ của Kiều, thấu hiểu phẩm cách và tôn trọng ý nguyện của người yêu:

"Gương trong chẳng chút bụi trần

Một lời ắt hẳn muôn phần kính thêm.

Bấy lâu đáy bể mò kim

Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?"

Kim Trọng của Nguyễn Du không hướng theo một dục vọng như Kim Trọng trong KVKT của TTTN.

Đây là một đoạn trong đêm tái hợp trong KVKT.

"Kim Trọng thấy mọi người lui ra hết, mới khêu tỏ ngọn đèn bạc, lại ngắm kĩ Thúy Kiều, thấy đôi mắt mơ màng, má hây hây đỏ như bông thược dược sương lồng, đoa hải đường mưa đượm, bèn sẽ sàng nới dây lưng và cởi chiếc áo cánh lụa cho nàng, rồi cùng vào màn loan. Kim Trọng vốn định bụng vỗ về âu yếm, đến lúc tình nồng rồi sẽ đến một tham vọng khác. Không dè Thúy Kiều đối với sự ân tình thì như keo sơn, nhưng hễ nghe tới chuyện giao hoan thì lại cư tuyệt liền. Kịp khi thấy Kim Trọng vật nài mãi không thôi, bèn nói thẳng ra rằng:

Nghĩ tấm thân tàn của thiếp đây, đáng nhẽ nên chết từ lâu mới phải! Vì thấy chàng có lòng đặc biệt yêu thiếp, nên thiếp đành liều trơ trẽn để chiều lòng chàng. Nếu không đi đến chỗ

40

bướm ong lơi lả để cho thiếp được quên tình thì còn nơi có thể mở mặt mở mày với người quân tử. Chớ mà đem việc thiếp chịu nhục để lại làm nhục thiếp thì ấy là không phải chàng yêu thiếp, mà là thù thiếp đấy, thiếp còn cảm gì lòng chàng? Nếu cho rằng thú vui không thể thiếu, đường con cái còn phải cầu, thì đã có em thiếp thay thế, hà tất cứ phải coi cái thân bạc mệnh của thiếp này là có hay không. Vả, cái Trinh của thiếp sau khi chịu nhục chỉ còn lại một chút xíu này, nếu chàng cứ cố tình làm ô nhục nốt chỗ chút xíu ấy thì thiếp đành phải tan xương nát thịt, chứ không dám dự vào việc nâng khăn sửa túi nữa!

Kim Trọng nghe xong bất giác kinh ngạc nói:

- Té ra hiền thê không phải là con gái đàn bà mà chính là một bậc hào kiệt. Nay nàng đã tự đặt mình vào hàng liệt phụ nghìn xưa thì Kim Trọng này không còn dám đòi hỏi xằng xiên gì nữa ..." (Hồi XX)[85].

Chàng Kim Trọng của Nguyễn Du muốn chung chăn gối với người yêu vì chàng cảm thông với Thúy Kiều, "thương" nàng ở cái lẽ tự nhiên của con người:

Chừng xuân tơ liễu còn xanh,

Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân.

Chứ không phải để thỏa dục vọng ích kỷ như một kẻ phàm phu tục tử. Chàng Kim Thiên Lý của TTTN không nói được một câu đẹp "như ru" như thế. Kim Trọng của Nguyễn Du cũng không "vật nài mãi không thôi", khi nghe Kiều nói cũng không "bất giác kinh ngạc*', cũng không nói thẳng ra "Té ra hiền thế không phải con gái đàn bà mà chính là một bậc hào kiệt. Nay nàng tự đặt mình vào hàng liệt phụ nghìn xưa thì Kim Trọng này không còn dám đòi hỏi xằng xiên gì nữa (...). Và nói một câu "xanh rờn": "... Vậy mong hiền thê cứ việc vong tình đi thôi".

Trong lời của Kim Thiên Lý nghe có gì như nói theo công thức, nghe có gì như là hờn đỗi, nếu không hờn dổi thì đã chán nản lắm mới nói ra như vậy? Một người si tình như chàng Kim mà lại khuyên người yêu, người vợ chờ đợi bao năm của mình quên tình đi thì thật khó giải thích (Điều này liên quan đến chủ đề của tác phẩm sẽ nói ở các phần sau).

41

"Gương trong chẳng chút bụi trần,

Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bấy lâu đáy bể mò kim,

Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa,

Ai ngờ họp lại một nhà,

Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm !"

Chàng Kim của cụ Nguyễn đã "chiêu tuyết" cho Thúy Kiều, đã "gạn đục khơi trong" cho nàng, nâng tầm vóc tâm hồn nàng lên, đồng thời phẩm cách của chàng cũng vì thế mà lớn lên gấp bội. Đúng như Thúy Kiều đã nói: "Là nhờ quân tử khác lòng người ta".

1.2.3.Về chủ đề.

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 33 - 41)