KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.
2.3.2.Truyền thông thương người như thương thân:
trung nơi Thúy Kiều. Con người ấy - hiện thân - biểu tượng ấy chẳng những "người sao hiếu nghĩa đủ đường", mà còn:
"Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong
Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng"
Chúng tôi xin được hiểu chữ tình có nội hàm rộng hơn một chút: Ấy là tình người, ở Thúy Kiều đấy là một nét tâm hồn nhất quán.
Từ lòng thương người trong bản chất "Lòng đâu sẩn mối thương tâm", đứng trước nấm mồ vô chủ hoang tàn lạnh lẽo; mới thoắt nghe Kiều đã "đầm đầm châu sa" rồi "sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài".
Sau 15 năm "dãi gió dầu mưa", gặp lại người yêu, người mà nàng đã "Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương", những tưởng hạnh phúc đã trong tầm tay: Nối lại tình xưa, nhưng không nàng đã không như bao nhi nữ thường tình khác chấp nhận sự sắp đặt của số phận, nàng từ chối quyết liệt niềm hạnh phúc "rày ước mai ao". Có mâu thuẫn không? vẫn là cách hành xử nhất quán của cô Kiều ý thức rất sâu sắc về nhân cách của mình. Nàng gạt đi tất cả những lời tác hợp, những sự vun vào. Sự từ chối quyết liệt ấy xuất phát từ tình yêu thương của Kiều và lòng tôn trọng người yêu. Không muốn làm người yêu bị tổn thương.
(Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái mình không muốn, đừng làm cho người khác -Luận ngữ). Đọc gần 30 chục câu Kiều:
"Nói càng hổ thẹn trăm chiều
Thà cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi
(...)
72
Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời"
Trong màn đoàn viên, ta mới thấy hết sự kiên quyết dứt tình của nàng, kiên quyết đến quyết liệt; sự kiên quyết ấy là do sự thôi thúc của tình yêu con người, của phẩm giá, của cách nghĩ Việt Nam. Gặp lại người xưa nhưng không còn cảm xúc rạo rực, đắm say, nồng nàn của ngày xưa nữa, niềm vui sống đã hết. Cuộc đời nàng giờ đây coi như đã "Cuốn dây . . . xin chừa", bởi một bi kịch khác đang đến với nàng - bi kịch người thứ ba. Nàng từ chối vì muốn giữ mãi mối tình đầu, để được sống với tình yêu ban đầu đầy ngọt ngào thơ mộng. Cách mô tả của TTTN không có độ sâu như thế. Trong số ít những câu thơ ấy. Có đến bốn lần nàng buộc phải thốt ra lời hổ thẹn:
-Nói càng hổ thẹn trăm chiều
-Nghĩ mình chẳng hổ mình sao
-Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru
-Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa
Cách nói của Kiều là cách nói "tâm công" - đánh vào tình người ở Kim Trọng. Bởi nàng biết chàng là người "Quân tử khác lòng người ta". Những lần buộc phải nói điều hổ thẹn là mỗi lần con tim nàng quặn thắt, bởi quá khứ ê chề "thừa xấu xa" lại dồn về. Cho dù chàng Kim muốn che lấp tất cả cũng như mọi người đều đã cảm thông "Như nàng lấy hiếu làm trinh, bụi nào cho đục được mình ấy vay", thì nàng vẫn ngắn dài thở than. Sự thở than ây có lý riêng, sự kiên quyết có lý riêng. Nó là hệ quả tất yếu của con người có trái tim yêu thương đến vô cùng, biết hy sinh tình yêu hạnh phúc của mình cho một điều cao quý hơn: Con người biết rõ giá trị bản thân và ý thức sâu sắc về tình yêu đôi lứa, đạo vợ chồng "Người yêu ta xấu với người, yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau". Nếu như màn đoàn viên trong KVKT, TTTN nói cho qua thì trong TK dường như Nguyễn Du cố kéo dài ra, lật đi, lật lại. Phải chăng Nguyễn Du còn day dứt về cái kết có hậu mà thực ra là vô hậu này? Bởi vĩnh viễn Kiều không có tương lai, chẳng có hạnh phúc thực sự. Sự từ chối tình cầm sắt của Kiều đã níu giữ độc giả, bắt độc giả phải suy tư:
Chữ trinh còn một chút này
73
Chữ trinh ấy chính là tấm lòng, là tình yêu của Kiều. Đạo lý làm người, tình yêu nồng thắm trong Kiều đã không cho phép nàng làm khác. Lòng yêu thương và sự tôn trọng người yêu đã khiến nàng chọn cách ấy. Màn đoàn viên biết bao người mong đợi tưởng sẽ đền bù cho người bất hạnh, nhưng TK đã không theo lối mòn của các truyện Nôm khác. Cách kết thúc của TK là một sự bứt phá, bứt phá nhưng vẫn nhất quán với quan niệm của tác giả, nó nâng nàng Thúy Kiều lên, nó khẳng định nhân cách "tuyết sạch giá trong" của tâm hồn Kiều. Kết thúc ấy không bao giờ đóng kín vì những vấn đề số phận, phẩm chất của con người đang được gợi ra.
Chữ hiếu trong con người Kiều, trong TK không phải chữ hiếu theo quan niệm phong kiến mà là chữ hiếu truyền thống lâu đời. Nói như bà Tam Hợp chữ hiếu ấy là từ chữ tâm mà ra "Bán mình đã động hiếu tâm đến trời". Nó xuất phát từ lòng yêu kính cha mẹ: "Cha từ con kính", chứ không phải: "Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu". Người cha của Kiều là một người cha truyền thống Việt "Vì cha làm lỗi duyên này", thương con vì con mà người cha đã nhận lỗi về mình. Đây là một bài học cho hậu thế bởi nói thương người như thương thân trước tiên lòng thương ấy phải dành cho những người thân yêu nhất của mình: cha mẹ, anh chị em, bà con thân thích họ hàng rồi đến người làng người nước "Nhiễu điều phủ lấy giá gương... ". Thúy Kiều thật sự rất dồi dào ở tất cả những phương diện này. Nếu không có tình thương thiết thực tự nhiên ấy thì "thương người như thương thân" chỉ là sách vở. Một số truyện thơ Nôm của ta đã khắc họa hình ảnh những người cha truyền thống. Những người cha rất hiểu lòng con, chiều theo ý nguyện của con, không cứng nhắc "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy".
Cha mẹ Ngọc Hoa trong truyện Nôm Phạm Tải Ngọc Hoa là những bậc sinh thành luôn ủng hộ ý kiến của con gái. Văn nhân tài nữ phải lòng nhau ngay từ cái nhìn ban đầu "Nhất kiến chung tình".
Ngọc Hoa thấy Phạm Tải thì yêu ngay, cha mẹ nàng tác thành theo ý con. Biện Điền tạc tượng Ngọc Hoa dâng vua, vua đắm đuối nữ sắc bất chấp đạo lý (tuyển gái có chồng vào cung, đầu độc chồng người ta). Ngọc Hoa để tang chồng, đoạn tang thì chết theo chồng. Nàng kiện vua tại Diêm Vương phủ. Thiên Tào tra sổ cho quỷ sứ bắt Trang Vương bỏ vạc dầu. Chuyện kết thúc có hậu: Phạm Tải Ngọc Hoa sống lại, Phạm Tải làm vua. Trong chuyện này, người cha của Ngọc Hoa lại cũng rất tiến bộ dù là "tướng công quan đại phú gia": "Trai mà chi, gái mà
74
chi, ở ăn có nghĩa có nghi là hơn". Hiếm muộn sinh được mụn con gái, nhưng ông không buồn rầu, không băn khoăn chuyện tông đường nối dõi. Ngược lại:
"Tướng công yến ẩm xướng ca
Mừng vui cây ngọc nở ra nụ vàng
Mai sau hương hỏa từ đường
Vô nam dụng nữ thể gian cũng đầy"
Và tất cả tình thương yêu đều dành cho con gái "Nâng niu vàng ngọc trên tay, Vàng kia ve vuốt ngọc này dấu thương". Cũng như Kiều, lòng yêu thương con người khiến Ngọc Hoa không thể cầm lòng trước hoàn cảnh của Phạm Tải:
“Phạm Tải rón rén thưa quỳ
Ngập ngừng mới giải vân vi tỏ tường
Sơn Tây Ngọc Tháp là làng
Hai thân sớm đã suối vàng xa chơi”
đã:
Ngọc Hoa từ thấy mặt chàng
Cảm thương quân tử nhỡ nhàng đắng cay
Ước ao loan phượng sánh bầy Để ta nuôi lấy chàng rày kẻo thương
Nghĩ đi nghĩ lại nỗi chàng
Lại sa nước mắt hai hàng như mưa ...
Tình yêu và tình thương thật khó phân biệt rạch ròi! Có thể tìm thấy nét đẹp của những người cha như thế trong truyện Phạm Công Cúc Hoa. Cúc Hoa thấy Phạm Công cũng thương ngay, dù trường thầy Quỷ Cốc có đến bốn trăm nho sĩ Đông Tây anh tài:
"Từ khi du học trường thầy,
75
Thế mà nó chẳng yêu ai,
Thấy chàng hiểu nghĩa tâm hoài nhớ thương.
Về nhà phiền muộn trăm đường,
Mình gầy mặt võ thuốc thang chẳng dằn".
Để thử tấm chân tình chàng thư sinh nghèo cha mẹ nàng đã thách cưới "Nay chàng muốn kết phượng loan, Xuyến vàng ba cặp mới hoàn nhân duyên".
Cả hai đều hốt hoảng, Cúc Hoa đã lấy của nhà đem cho chàng làm sính lễ. Chuyện vỡ lở, Cúc Hoa nhận hết tội lỗi về mình. Tưởng rằng bị phạt nặng, nhưng lúc này tấm lòng cha mẹ nàng lại tỏ rạng:
Ông bà ôm lấy Cúc Hoa,
Tơ duyên trời định con ta chắc rồi.
Thử lòng ướm hỏi mà chơi,
Thử xem thiện sĩ ra người làm sao.
Vợ chồng cười nói ngọt ngào:
Thôi ta sửa lễ khiến trao tơ hồng! ".
Truyện Phạm Công Cúc Hoa còn tập trung đề cao tấm lòng hiếu kính của nàng dâu với mẹ chồng.
Như vậy, Nguyễn Du đã mài sắc chữ Hiếu, chữ Nghĩa truyền thống, làm cho nó sáng lên ở nhân vật Thúy Kiều.
Trong quãng đời mười lăm năm gió táp mưa sa, khi vui cũng như lúc buồn, khi hạnh phúc (dù chỉ là thoáng chốc) cũng như lúc nhục nhã Kiều đều dành trong tâm khảm của mình một nơi rất thiêng liêng cho các đấng sinh thành; cũng không quên dành cho người yêu "cái nơi mà tiếng cha không vang tới được" (Sile - Nhà viết kịch Đức thế kỷ XVIII). Cố nhiên, cái đắm say rạo rực của con tim yêu thương ngày nào giờ chuyển sang chữ "Nghĩa".
Chữ "nghĩa" trong tiếng Việt về cơ bản là đồng nghĩa với "tình", tình nghĩa thường đi sóng đôi với nhau. Trong mối quan hệ người- người "nghĩa" có một nội hàm tương đối rộng.
76
Trong cách xử thế của người Việt chữ nghĩa nổi lên như một bình diện độc đáo. Có khi hết tình nhưng nghĩa vẫn còn. Chẳng hạn, "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy", "Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ". Thúy Kiều là một con người nặng nghĩa. Trong đớn đau thân xác, bẽ bàng tinh thần của cuộc đời "chiếc lá lìa rừng", nàng luôn nghĩ đến người yêu với tất cả sự quan tâm rất con người, rất đời:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấc son gột rửa bao giờ cho phai.
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay.
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa.
-Duyên em dù nối chỉ hồng,
Còn ra khi đã tay bồng tay mang.
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng".
Về tấm lòng hiếu thảo ở Thúy Kiều, ta thấy Nguyễn Du thật chỉn chu. Khi đã quyết định bán mình, trao duyên cho em, sắp theo Mã Giám Sinh, về cơ bản như thế là ổn. Nhưng nàng vẫn chưa thực sự yên lòng. Trước khi lên "xe hoa", nàng còn rỉ tai với mẹ rằng:
"Hổ sinh ra phận thơ đào
Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong.
Lỡ làng nước đục bụi trong,
77
Nếu như vương Thúy Kiều của TTTN muốn treo một tấm gương "danh giáo" muôn đời, TTTN muốn làm một việc bất hủ đã làm tất cả, bất chấp tất cả kể cả những cách nói "lấy được" thì Nguyễn Du để cho Thúy Kiều nêu cao tấm lòng hiếu nghĩa bằng chính những hành động cụ thể. Đấy là nỗi nhớ cha mẹ lúc nào cũng thắt cả ruột gan.
Khi ở lầu Ngưng Bích:
"Xót người tựa cửa hổm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân lai cách mây nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm".
Khi ở lầu xanh Tú Bà:
Nỗi lòng đòi đoạn xa gần,
Chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau.
Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm nghìn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thể này. Sân hoe đôi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình.
Khi Thúc Sinh về thăm quê:
Nàng từ chiếc bóng song the,
Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu. Bóng dâu đã xế ngang đầu
Biết đâu ấm lạnh biết đâu ngọt bùi.
78
Xót thay huyên cỗi xuân già,
Tấm lòng thương nhớ biết là cổ nguôi?
Chốc đà mười mây năm trời,
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
Khi khuyên Từ Hải ra hàng, nàng cũng nghĩ đến cha mẹ:
Công tư vẹn cả hai bề
Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương.
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha
Trên vì nước dưới vì nhà,
Một là đắc hiếu hai là đắc trung.
Hành động việc làm suy nghĩ của Kiều đã chứng tỏ "một trăm con trai không bằng một lỗ tai con gái" . Trong nỗi thương cha nhớ mẹ của Thúy Kiều ta thường thấy các từ xót, đau, sầu
lặp đi lặp lại. TK, chữ hiếu - nghĩa của Thúy Kiều đã gặp ca dao như cùng hẹn trước:
-Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
-Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
-Chiều chiều ngố ngược ngổ xuôi
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ mong ...
2.3.3.Văn hóa ứng xử giao tiếp