3.2.6.Truyện Kiều sống trong báo chí

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 138 - 140)

báo.Người ta đăng tải các bài bình Kiều, nghiên cứu về Kiều, thơ về Kiều, giai thoại về Kiều, thông tin những phát hiện mới về TK, về văn bản học. TK không những "sống" trên các báo chí văn chương mà còn hiện diện ở các phương tiện thông tin đại chúng khác. Có lúc TK trở thành

139

đối tượng của những cuộc bút chiến chấn động dư luận. Nhân dịp Thế giới kỷ niệm 200 năm sinh danh nhân văn hóa Nguyễn Du (1965), TK và tác giả của nó trở thành trung tâm của những sinh hoạt văn hóa rầm rộ trên báo chí. . . Những năm gần đây TK trở thành đối tượng cho những thú chơi tao nhã mới, một sinh hoạt văn hóa mới trên các mặt báo, người ta khai thác các yếu tố, chi tiết nghệ thuật như: hoa trong TK, trăng trong TK, cỏ trong TK, ngựa trong TK...

Hiện nay trên các tờ báo lớn như Văn nghệ( Hội nhà văn ), Tạp chí Văn học (Viện Văn học), Tạp chí Thế Giới Mới (Tạp chí tri thức tổng hợp của Bộ Giáo Dụcvà Đào Tạo), Báo Giáo dục và thời đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Bộ Văn hóa), Tạp chí Ngôn ngữ . . ., lúc đậm lúc nhạt đều có đăng bài vở về TK. Nội dung cũng phong phú đa dạng như: Thi bình Kiều (Thế giới Mới), những phát hiện về nghiên cứu TK (Văn nghệ ), những phát hiện bình giảng, bình luận về nội dung TK (Giáo dục thời đại). Đặc biệt vấn đề chữ nghĩa TK được đăng tải hầu như thường xuyên. Mới gần đây, trên các số báo Vãn nghệ 17,18,22 (năm 2003) có các bài trao đổi xung quanh các chữ "cổ lục", "xanh rơn", "ứắng điểm" rất thú vị . . . Trong khoảng thời gian ngắn từ 1997 đến 2003, báo Văn Nghệ đã đăng 18 bài thơ lấy cảm hứng từ TK, hầu như năm nào cũng có thơ về TK và Nguyễn Du (riêng 1998 đã có đến 6 bài).

Một điều thú vị đến bất ngờ là trong các số chuyên đề Tài Hoa Trẻ của báo Giáo Dục và Thời Đại có mục Chơi thơ là một sinh hoạt văn hóa đầy chất trí tuệ sáng tạo và tài hoa (báo ra thứ 4 hàng tuần). Chơi thơ, thả thơ xưa kia được xem là một thú chơi thông tuệ, uyên bác của mặc khách tao nhân. Cụ Nguyễn Tuân đã có lúc ngậm ngùi tiếc nhổ đến thành ám ảnh vì cụ xem như nó đã trở thành Vang bóng một thời! Trong chuyên mục chơi thơ độc đáo này của Tài Hoa Trẻ, tuy số trang ít ỏi (thường chỉ có 2 trang báo nhỏ khổ 20cm X 13,5 cm), nhưng TK thường là đề tài phong phú cho các cuộc chơi. Những câu thơ Kiều sẽ gợi ý cho người chơi "nối vần", người chơi sưu tầm thơ (hoặc ca dao) có chủ đề tương tự gởi về cho ngân hàng thơ. Có nhiều cuộc chơi rất hài hước thú vị, bổ ích. Chẳng hạn trên số Tài Hoa Trẻ 154 (2001) mục chơi thơ hỏi nàng Kiều chơi bóng gì qua bài tập Kiều vui như sau:

Đã mang lấy nghiệp vào thân

140

Người về chung gối loan phòng

Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.

Câu trả lời là Kiều chơi bóng nỉ (quần vợt) và phần nối vần cuộc chơi theo cách tập Kiều, nhại Kiều...được bạn chơi thơ cùng...xuống sân cỏ để tập Kiều. Mượn Kiều để phản ánh thế giới bóng đá, cầu lông, quần vợt với những tích cực, tiêu cực...Không chỉ là đề tài phong phú cho các cuộc chơi đến lượt mình những câu Kiều lại được gởi về ngân hàng thơ nhập mục Sưu tập thơ hay để bạn đọc bạn chơi thơ chiêm nghiệm. Rất nhiều câu thơ Kiều "lại" được đưa vào ngân hàng thơ như:

"Một cung gió thảm mưa sầu

Bốn dây rỏmáu năm đầu ngón tay"

(Tài Hoa Trẻ số 145 - 2001).

"Thịt da ai cũng là người

Lòng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau"

(Tài Hoa Trẻ số 127 - 2000).

Có khi người ta lấy một câu Kiều làm tít cho một bài báo như câu "Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời", câu thơ số 3122 (báo Công an TP HCM năm 2002).

TK đã và sẽ song hành với báo chí, với thời gian.

3.2.7.Truyện Kiều trong nhà trường và hoạt động nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 138 - 140)