3.2.Đời sống văn hóa Kiều.

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 123 - 124)

CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KIỀU

3.2.Đời sống văn hóa Kiều.

nhân loại. So với tác phẩm "gốc" KVKT thì nó "đi" rất xa, như nhiều nhà nghiên cứu nói "nói mãi không cùng". TK ra đời đã tạo ra một đời sống văn hóa gắn liền với không gian văn hóa của người Việt: Không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trong từng xóm làng, từng gia đình, từng giai đoạn biến cố lịch sử của dân tộc. Đến với TK là đến với tâm hồn Việt Nam, cách nghĩ của Việt Nam, với văn hóa Việt Nam truyền thống.

Nói như Nguyễn Trung Hiếu: "Kiều là văn hóa chống tha hóa" [51]. Thực tế trong quá trình tồn tại của mình, Kiều đã tạo nên sức mạnh văn hóa, và "Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn" (Chế Lan Viên). Từ sức mạnh ấy, Kiều đã trở thành sức mạnh vật chất, bồi đắp bao thế hệ tâm hồn Việt Nam "Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" (Tố Hữu).

Chúng tôi nhất trí với các nhà nghiên cứu rằng ảnh hưởng của TK với ca dao tục ngữ, với văn học viết, với những hình thức sinh hoạt văn học khác như đố Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều, vịnh Kiều, thơ về Kiều ... là những hình thức tiếp nhận TK; và các hình thức tiếp nhận ấy làm cho đời sống văn hóa dân tộc thêm sắc, thêm hương.

Song, nếu như nhìn ở góc độ văn hóa, sáng tạo văn hóa, các hình thức ấy lại cũng gắn rất chặt với khổng gian văn hóa, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc. Luận văn sẽ hướng đến việc tìm hiểu những hình thức tiếp nhận ấy như những sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt.

124

3.2.1.Truyên Kiểu sống trong ca dao tục ngữ

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)