0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

3.2.3.3.Đố Kiều, bói Kiều:

Một phần của tài liệu TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN (Trang 129 -131 )

CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KIỀU

3.2.3.3.Đố Kiều, bói Kiều:

tiếp nhận tác phẩm độc đáo. sử dụng lối thơ tập Kiều để đố. Có hai kiểu: Kiểu mượn Kiều để đố về TK và mượn Kiều để đố. Là cách mà dân gian vẫn làm trong câu đố "Câu đố được xây nhằm mục đích mô tả, bằng hình tượng hoặc từ ngữ, những dấu hiệu đặc trưng và chức năng của vật đố cá biệt cụ thể" [14,31]. Chẳng hạn:

Trên vì nước dưới vì nhà

Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng(Cái máng xối)

Hoặc để đố về dạng chữ Hán bằng cách mượn hình ảnh mượn ý trong Kiều.

130

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai (Chữ thập)

Lầu xanh mới rủ trướng đào

Thực lòng mình cũng nao nao lòng người(Chữ tình)

Đố về TK thường xuất hiện trong hình thức hát đối đáp, kiểu đối đáp giao duyên của sinh hoạt văn hóa dân gian của nam nữ thôn quê. Nội dung hát đối Kiều thật phong phú.

Bên nữ đố bên nam:

"TK chàng đã thuộc làu

Đố chàng kể được một câu hết Kiều"

Đáp: Trăm năm trong cõi người ta

Mua vui cũng được một vài trống canh.

Bên nữ: TK chàng đã thuộc làu

Đố chàng nói được một câu năm người

Đáp: Này chồng này mẹ này cha

Này là em ruột này là em dâu.

Hoặc đố các chi tiết theo nghĩa bóng có tính chất chơi chữ, dùng yếu tố đồng âm dị nghĩa của ngôn ngữ Kiều như:

Đố: Chập chờn cơn tỉnh cơn mê

Nghe đâu Kiều cố làm nghề tráng gương

Đáp: Mười năm năm bấy nhiêu lần

Làm gương...cho khách hồng quần thử soi

Đố: - Trót đa mang phải đèo bòng

Kim Kiều nghe có đưa ... lòng mời nhau

Đáp: Vắng nhà được buổi hôm nay

131

Nếu các nhà khoa học cho rằng câu đố vừa là nghệ thuật vừa là khoa học thì đố Kiều trong dân gian cũng mang những đặc trưng này.

Đố Kiều là một cách tiếp nhận vừa độc đáo vừa thể hiện tài hoa, TK qua câu đố được tái hiện một cách sinh động.

Đố Kiều cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa vừa ý nhị sâu sắc, là "kết quả của sự gặp gỡ giữa nội dung thẩm mĩ tiến bộ của tác phẩm với trào lưu nhân vãn trong quần chúng" [55, 130]. Đồng thời phản ánh sự sáng tạo của người đọc TK. Và TK trở thành chất liệu văn học cho những sinh hoạt giao lưu văn hóa ương cộng đồng nhân dân.

Bói Kiều cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian. Là một cách "đọc" Kiều của một lớp độc giả ít nhiều có sự mê tín dị đoan, một cách đọc có tính lịch sử. Nó là sự phản ánh quá trình sống của tác phẩm trong lòng người đọc. Và là sự phản ánh khả năng khái quát hiện thực, khái quát tâm trạng con người của thiên tài Nguyễn Du và sự.tin yêu của người đọc đối với tác phẩm.

3.2.4.Thơ viết về TK và Nguyễn Du:

Một phần của tài liệu TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN (Trang 129 -131 )

×