KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.
2.3.5.2.Người Việt yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên
hai khái niệm đất - nước đã ăn sâu trở thành máu thịt. Bằng nhãn quan thực tế, người Việt hiểu đất nước thiên nhiên chính là không gian tồn tại là cái nôi nuôi dưỡng nâng đỡ con người từ lúc mới lọt lòng mẹ "chôn rau, cắt rốn", sống nhờ đất mẹ và khi đi trọn kiếp nhân sinh lại trở về trong lòng "Mẹ Đất". Cũng không (Hay ít có - thần thoại Hy Lạp có câu chuyện Asin) ngôn ngữ nào lại có từ Đất Mẹ mộc mạc mà sâu sắc như ở Việt Nam. Đất và Mẹ, mẹ cũng là đất - hiền lành che chở nuôi dưỡng, ôm ấp bằng một tình yêu như "Nước trong nguồn". Tình mẹ đã trở thành huyền thoại mẹ. Cũng thật độc đáo kỳ lạ là không có nơi nào trên thế giới có tín ngưỡng thờ mẫu như ở Việt Nam (Mẩu Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử). Có đất và có nước là có tất cả thiên nhiên, có cỏ cây hoa lá sông núi muôn loài. Cũng ít có quốc gia trên thế giới lại có khái niệm quốc gia là hai từ đất - nước "Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi" (Nguyễn Khoa Điềm).
Ta sinh ra đã có đất nước rồi là lẽ hiển nhiên thì tình yêu đất nước yêu thiên nhiên cũng là đã có rồi, có từ trong máu thịt, có từ trong truyền thống ngàn đời cha ông truyền lại. Yêu đất nước là một khái niệm rộng, trong tình yêu ấy có tình yêu thiên nhiên hoa lá cỏ cây. Đối với Nguyễn Du, nói như Trần Đình Sử thì Nguyễn Du có cả một cảm quan cây lá hoa trái . . . trùm phủ lên nhân vật, một cảm quan rất dân tộc. Ta hiếu vì sao TTTN hầu như không có dòng nào trong bộ tiểu thuyết đồi sộ đến mười vạn sáu nghìn từ "nói" đến thiên nhiên. Chúng tôi hiểu rằng, việc Nguyễn Du nói nhiều đến thiên nhiên, quan tâm tả cảnh, và cảnh nào cũng không thể chê được hoàn toàn không phải chỉ xuất phát từ lý do tình yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên của truyền thống dân tộc; mà còn nhiều lý do quan trọng khác nữa. Chẳng hạn Phan Ngọc cho rằng thiên nhiên trong TK trở thành một thứ " Ngôn ngữ thiên nhiên", Trần Đình Sử thì cho rằng cảnh vật đã là yếu tố đầu tiên tạo chất thơ cho TK của Nguyễn Du ...
Cũng không phải người Trung Quốc không có tình yêu thiên nhiên, đất nước. Song, các nghệ sĩ đã thể hiện trình độ vận dụng của mình đối với truyền thống dân tộc và có thể do thi pháp thể loại chi phối nữa. Đành rằng, ta đã thừa nhận TK cũng là một tiểu thuyết. Một điều chắc chắn là Nguyễn Du hiểu rất sâu sắc văn hóa, văn học Trung Quốc cũng như phương Đông nói chung. Nguyễn Du cũng hiểu rằng tình cảnh giao hòa là truyền thống lớn của thơ ca Trung
105
Quốc và thơ cổ điển Việt Nam. Và dĩ nhiên trong cách tả cảnh của ông có sự hấp thụ của truyền thống ấy. số lượng 222 câu thơ tả cảnh thiến nhiên trong TK mà giáo sư Phan Ngọc đã thống kê và cho rằng đều "thuộc vào những câu thơ hay nhất của văn học dân tộc" [82,858] lại là một vấn đề hết sức thú vị. Bởi qua đó ta phần nào thấy được sự phong phú của tâm hồn Việt Nam, những tâm hồn luôn luôn "lộng gió thời đại". Bởi họ luôn tìm thấy ở thiên nhiên sự tương giao đồng cảm "Tuyết chở sương che", có thể là nơi chốn lý tưởng để hành tàng khi thấy cuộc đời trần tục kia đầy bụi bặm, ô trọc rất dễ ăn mòn nhân cách. về với thiên nhiên, với gió ngàn hạc nội là cách ứng xử của những kẻ sĩ muốn gìn giữ phẩm giá, muốn tâm hồn tinh thần được thanh tịnh thanh thản...như tìm về với tri âm bầu bạn để được sẻ chia...
Quan điểm của chủ nghĩa nhân văn hiện đại đang xem vấn đề thiên nhiên là vấn đề trung tâm. Theo đó vấn đề đối với thiên nhiên không còn là vấn đề thái độ tình cảm như yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, đề cao thiên nhiên, tôn trọng nó mà còn là một bình diện khoa học nghiêm túc liên quan đến sự hiện tồn của loài người. Từ trong sâu thẳm tâm hồn Việt Nam, ý thức thẩm mỹ Việt đã có chỗ đứng xứng đáng cho tình yêu ấy (thiên nhiên). Có người cho rằng ấy là ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang, nhưng dân gian có thể không hiểu lắm về thứ huyền học cao xa ấy, đã yêu đất nước cỏ cây từ khi mới lọt lòng mẹ. Bởi trước hết thiên nhiên là sự sống "lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm", là số phận con người lúc vinh lúc nhục "Sông có khúc, người có lúc", "Mưa lúc nào, mát mặc lúc ấy", là sự thi vị tinh tế trong tình yêu đôi lưa "Ai đi đâu đấy hỡi ai, hay là Trúc đã nhớ Mai đi tìm" là "Tre non đủ lá đan sàng" là "Nước thì muốn chảy nhưng mương chẳng đào", là "Trăng lên đến đó anh tề (kìa), nói gì thì nói em về kẻo khuya". Là khi trở về đất mẹ "khuất núi", "Hạc giá vân du nghìn thu tiên cảnh".
Chỉ một phương diện này - tình yêu thiên nhiên thôi cũng đủ lý giải vì sao nhân dân ta lại "thích" TK đến thế. Đúng như ông Hoài Thanh nói: người ta thích tác phẩm là vì người ta ít
nhiều thấy hình ảnh người ta, hình ảnh cuộc đời. Nó là con đường để người ta đi rộng hơn vào
chính cuộc sống của người ta chứ không phải là một con đường có thể đưa người ta đi phiêu
lưu ở những chân trời nào vô định, [82,485].
Và hình như đến với TK, nhân dân mới có thể sống trọn vẹn được với tình yêu ấy. Vì: "TK dạy cho ta yêu thiên nhiên trong màu sắc, thanh âm, ý vị của nó. Thiên nhiên trong TK là
106
toàn diện: cảnh thiên nhiên chân thật của đồng quê, cảnh chiều hôm, cảnh non xa trăng gần..
yêu thiên nhiên bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, là một yếu tố để bồi dưỡng tỉnh thần
yêu nước...cũng vì qua TK, mọi người đều thấy rằng non nước quê hương của ta quả là đáng yêu" [82,531 - 532]. Có nhà nghiên cứu nói rằng thời gian và công chúng là hai "KCS" (kiểm tra chất lượng sản phẩm) không bao giờ lừa dối được của những sáng tạo văn hóa. Điều ấy đã đúng lại càng ngày càng đúng với kiệt tác TK. Ở đây, lĩnh vực - vấn đề cảnh và tình yêu thiên nhiên lại càng đúng. Mĩ cảm, tâm thức của nhân dân đã không bị đánh lừa bởi những địa danh Trung Quốc. Biệt tài tả cảnh, việc dựng những bức tâm cảnh của Nguyễn Du trong TK là rất khó bắt chước, đành rằng Nguyễn Du đã "bắt chước", đã tiếp biến, đã vận dụng ở truyền thống của dân tộc và khu vực. Ấy là do tài năng thiên bẩm mà cũng là sự am tường lịch lãm văn hóa dân tộc, tiếp nhận một cách sâu sắc thâm hậu nội lực văn hóa của nhân dân ngàn đời. Những bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Du không hoành tráng cầu kì kiểu núi cao sông rộng vũ trụ bao la, dễ tạo cảm giác bé nhỏ của con người, cảm giác hút tầm mắt, mà chỉ là những vuông tranh gần gũi sắc màu hài hòa nhẹ nhàng. Ông dường như vẽ chúng không mấy "khó nhọc". Điều đặc biệt, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, tranh của Nguyễn Du không chỉ sống động, Ưa nhìn mà còn có sự thổn thức, nhịp đập của con tim của đời sống, của những cung bậc tình cảm con người...
Và như đã nói, trong nhận thức của Nguyễn Du, cảm nhận của ông có một cảm quan hoa lá cây trái "trẻ em như búp trên cành" (Hồ Chí Minh), người bình dân thường nói "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa", "chim xa rừng còn thương cây nhớ cội, người xa người tội lắm người ơi. . .Đến cả sự biệt li sinh tử cũng vậy "lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời". Trong TK, số phận, hành động, những bất trắc của nhân vật - con người đều được thể hiện bằng cảm quan hoa lá cây trái như thế:
-Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương,
-Từ phen chiếc lá lìa rừng,
-Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây,
-Hoa kia đã chắp cành này cho chưa
107
-Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành
-Một cây cù mộc mót sân quế hoe. . .
Những bức tranh phong cảnh của Nguyễn Du cũng vì thế mà không đơn thuần là những bức tranh cảnh vật, bức nào cũng nhuốm đậm tâm tình tâm sự, mang hơi thở của cuộc sống con người, chí ít cũng phản ánh những mong ước của nhân vật. Sáng tạo của Nguyễn Du trong những bức tranh thiên nhiên chứng tỏ nhà thơ rất am hiểu tâm lí con người, tâm lý người Việt, cả khuynh hướng thẩm mỹ truyền thống. Đoạn thơ rất hay tả chàng Kim quay lại nơi "kỳ ngộ " hoàn toàn không có trong KVKT của TTTN.
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.
Một vùng cỏ mọc xanh rì,
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu.
Gió chiều như giục cơn sầu,
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu.
Đoạn thơ có cái nghĩa logic là chàng Kim nhớ nơi gặp gỡ với người đẹp mà thực chất là nhớ người đẹp, choáng váng vì tiếng sét ái tình muốn được sống lại cảm giác ngọt ngào ấy đã làm một việc lẩn thẩn của bao chàng trai đang yêu "ngồi không yên ổn, đứng không vững vàng". Cũng như sau này, khi trở lại vườn Thúy sau nửa năm về Liêu Dương, chàng càng hăm hở vội vã bao nhiêu thì cảnh vật càng như không có gì xảy ra, vẫn cứ tự nhiên như thế: cỏ mọc xanh rì - là màu xanh của sống tự nhiên, nước ngâm trong vắt chẳng có vẻ gì là muốn chia xẻ cả. Lại còn gió chiều vốn đã gợi buồn lại như giục cơn sầu còn vi lô thì hiu hắt như trêu ghẹo cười cợt. . . vẻ tự nhiên nhi nhiên của cảnh vật tô đậm cái nóng lòng, vội vã và tâm tạng hẫng hụt, cảm giác hờn tủi như bị diễu cợt, bị bỏ rơi. Ông Phan Ngọc cho rằng: "Có một thứ ngôn
ngữ thiên nhiên, nó nói hộ con người với các chức năng giao tiếp: Nó nói lên sự thay đổi của
tâm trạng, tính lưu chuyển của đời sống nội tâm con người; Thứ hai nói lên tiếng nói cửa biệt
ly nhớ mong, lo lắng đợi chở; Thứ ba là ngôn ngữ thiên nhiên nhắc nhớ quá khứ. Và Nguyễn
108
thiên nhiên khách quan, không phải thiên nhiên được dùng như là một ngôn ngữ đó là thiên
nhiên của Kinh Thi, ca dao, truyện Nôm" [82,860-861].
Có điều đặc biệt là ỏ Nguyễn Du, trong bảy lần Kiều nhớ nhà, nhớ quê (và lần thứ tám khi ở am Giác Duyên: Phật tiền ngày bạc lân la, đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây) là cả bảy lần đều gắn với một khung cảnh thiên nhiên lớn lao diệu vợi. Người đọc không thể quên được những lần nhớ nhà, nhớ quê đến cháy ruột, cháy gan của một người con đã chấp nhận "Đành liều nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần đến đâu". Khác với Thúy Kiều của TTTN, nàng Kiều của Nguyễn Du nhớ quê, nhớ người thân nhiều lần hơn, đấy là những lần rơi vào trạng thái bơ vơ, cô đơn đau khổ bẽ bàng và cả những lần sống trong hạnh phúc; còn Vương Thúy Kiều của TTTN thì những lúc ở trong trạng thái như thế đêu giải khuây bằng cách làm thơ, có khi làm hàng chục bài thơ một lúc. Hình như trong KVKT, chưa một lần nào TTTN miêu tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê của Thúy Kiều như cách của Nguyễn Du. Đành rằng thơ ca có thể giải tỏa được tâm tư tình cảm, song không phải là giải pháp tối ưu, cách thể hiện tài của nhân vật như thế hoàn toàn mang màu sắc Trung Hoa. Khung cảnh trong mỗi lần Kiều của Nguyễn Du "nghĩ" về quê hương gia đình bao giờ cũng làm ta choáng ngợp. Chẳng hạn, lần thứ nhất, lúc mới ra đi "rừng thu từng biếc chen hồng, nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn", lần ở lầu Ngưng Bích với "Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" là "Chân trời góc bể bơ vơ", "Lòng con gửi áng mây vàng (hàng)", "Bốn phương mây trắng một màu, trông vời cố quốc biết đâu là nhà", "Đoái trông muôn dặm tử phần, hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa". Có thể nói suốt chặng đời mười lăm năm lưu lạc, tấm lòng Kiều luôn đau đáu dối về quê hương "Giấc hương quan, luống mẩn mơ canh dài", và trong muôn mối tơ vò, bao giờ cũng có bóng dáng quê hương và người thân "Tấc lòng cố quốc tha hương, đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời".
Tấc lòng ấy không chỉ là của người con chí hiếu, người chị chí tình, người yêu chung thủy chí nghĩa mà còn là tâm lý "lá rụng về cội", "Cáo chết ba năm quay đầu về núi", "Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người" (Đỗ Trung Quân), cảm tấm lòng của Thúy Kiều, của Nguyễn Du nhà thơ Hồ Dzếnh đã viết: "Một đời trải mấy long đong, tha hương vẫn
giọt máu hồng cố hương" [24,60].
Tiểu kết: Với khả năng đồng cảm vô biên trước những nỗi đau trần thế, nỗi đau nhân thế nhân tình, trước "những điều trông thấy...trong cõi người ta", nghệ sĩ, nhà văn hóa Nguyễn Du
109
đã nói hộ nhân dân mình tâm hồn của họ, cách cảm, cách nghĩ của họ và cả những ước mơ khát vọng...bằng TK. Sức khái quát cuộc đời, hàm lượng những kết tinh giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt đã làm nên đời sống kì diệu, số phận đặc biệt của tác phẩm trong lòng nhân dân. Những thế hệ độc giả Việt Nam đều có thể soi mình vào tác phẩm, đều " bâng khuâng" nhận ra mình cũng có ở trong Kiều "mà trong lẽ phải có người có ta", "có trời mà cũng tại ta". Nhân dân yêu thương cô Kiều, yêu kính Nguyễn Du (Nhân dân Tiên Điền quê hương ông gọi ông là Ông quan Thúy Kiều), vì ông đã gìn giữ và làm rạng rỡ những giá trị văn hóa ngàn đời của họ. Một nền văn hóa thiết thực nhưng không kém phần lãng mạn đa cảm đến độc đáo. Hiểu nhân dân, đứng về phía nhân dân, là nghệ sĩ của nhân dân, ông cổ vũ nhân dân mình sống bằng thực lực của chính mình theo đạo lý dân tộc "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", "Rằng tài nên trọng mà tình nên thương". Triết lý của TK là triết lý hành động, Nguyễn Du kêu gọi con người phải hành động để tự cứu mình trước khi trời cứu với niềm tin và lòng kiêu hãnh của CON NGƯỜI "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".
110
CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KIỀU