Phân tích môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

Phân tích môi trường nội bộ hay là phân tích các điểu kiện nguồn lực thực tại của NH, các hệ thống trong NH có được hay có thể huy động và kiểm soát được để đưa vào hoạt động kinh doanh. Ngân hàng cần phải nỗ lực để phân tích một cách cẩn thận các yếu tố nguồn lực nhằm xác định đúng đắn các điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó phải tìm cách tận dụng các điểm mạnh, loại bỏ những điểm yếu để đạt lợi thế tối đa trong chiến lược. Các nguồn lược này bao gồm:

Yếu tố về nhân lực: Chất lượng bộ máy lãnh đạo, trình độ chuyên môn giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng nhân viên, chính sách tuyển dụng, kinh nghiệm và tính năng động của nhân viên…, tất cả là những yếu tố tạo thế mạnh cho nhân hàng.

Yếu tố tài chính: Khả năng huy động tiền gửi và vay mượn trên các thị trường tài chính, nguồn vốn tự có, khả năng thanh toán, quy mô tài chính…, phản ánh lợi thế của NH so với các NH khác.

Yêu tố marketing: Là những yếu tố liên quan đến nghiên cứu thị trường KH và hệ thống thông tin marketing.

Yếu tố văn hóa: Văn hóa ngành NH biểu hiện qua hình ảnh một NH hoạt động minh bạch, môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, đánh giá công bằng về sự đóng góp của mọi cá nhân. Chính nó sẽ tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc và thu hút người giỏi đến với mình và tạo miềm tin đến KH và đối tác.

Sau khi phân tích các nhà quản trị có thế sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) như là công cụ dựng để tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của các bộ phận chức năng trong một NH và là cơ sở để xác định mối quan hệ của các bộ phận này. Các bước xây dựng ma trận IFE tương tự như các bước xây dựng ma trận EFE. Trong đó, điểm đánh giá của các yếu tố dựa vào mức độ quan trọng của chúng đối với NH, với điểm 4 là quan trọng nhất và 1 là kém quan trọng nhất. Điểm quan trọng trung bình cộng nếu lớn hơn 2,5 cho thấy NH có tình hình nội bộ mạnh và nhỏ hơn 2,5 cho thấy nội bộ của NH yếu.

Bảng 1.3: Ma trận IFE

Yếu tố bên trong Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1. 2.

………

Tổng cộng

Như vậy, ma trận IFE tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cũng cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

1.2.3.3 Xây dựng chiến lược

Đây là bước kết hợp những yếu tố bên trong và bên ngoài đề hình thành các chiến lược có thể lựa chọn ra. Ma trận SWOT được sử dụng liệt kê tất cả các cơ hội, các nguy cơ, các điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp, theo thứ tự và vị trí thích hợp. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố, các nhà phân tích sẽ tiến hành lựa chọn những giải pháp chiến lược phù hợp thông qua những kết hợp: điểm mạnh – cơ hội (S-O), điểm mạnh – nguy cơ (S-T), điểm yếu – nguy cơ (W-T), điểm yếu – cơ hội (W-O). Ma trận SWOT thường đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản:

S – O: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội bên ngoài.

S – T: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài.

cơ hội từ bên ngoài.

W – T: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để ngăn chặn hoặc hạn chếc các nguy cơ bên ngoài.

Các chiến lược gia không bao giờ xem xét tất cả các chiến lược khả thi cớ lợi cho công ty vì có vô số biện pháp khả thi và vô số cách để thực hiện các biện pháp này. Do đó chỉ một nhóm chiến lược hấp dẫn nhất được lựa chọn phát triển.

Để lập một ma trận SWOT, theo Ferd R David [3] phải trải quan tám bước sau: - Liệt kê các cơ hội bên ngoài của công ty.

- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty. - Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. - Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài, ghi kết quả chiến lược S – O vào ô thích hợp.

- Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, ghi kết quả chiến lược W – O vào ô thích hợp.

-Kết hợp những điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài ghi kết quản chiến lược S – T vào ô thích hợp.

- Kết hợp những điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài, ghi kết quả chiến lược W – T vào ô thích hợp

SWOT là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vẫn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu… đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ có một chiến lược được lựa chọn.

Bảng 1.4: Ma trận SWOT

(O) Cơ hội 1. 2. … (T) Thách thức 1. 2. …

(S) Điểm mạnh 1. 2. … Chiến lược SO 1. 2 … Chiến lược ST 1. 2. … (W) Điểm yêú 1. 2. … Chiến lược WO 1. 2. … Chiến lược WT 1. 2. …

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w