Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 72 - 81)

Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực NHBL ở Việt Nam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường NHBL có tốc độ cao nhất châu Á. Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, tác động xấu tới ngành NH nhưng thị trường dịch vụ NHBL tại VN chưa được khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các NH gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như VN, các NH sẽ tập trung mở rộng thị trường bán lẻ, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi.

Giống như nhiều quốc gia khác ở Châu Á và trên thế giới, hệ thống tài chính tín dụng đóng vai trị quan trọng với nền kinh tế Việt Nam với tổng tài sản có chiếm khoảng 80%GDP, cung cấp 96% tổng số tín dụng chính thức của khu vực tài chính. Hệ thống tài chính tín dụng VN được chia thành 2 khu vực cụ thể như sau:

Khu vực ngân hàng Khu vực các TCTD phi ngân hàng

NHTM nhà nước

NHTM cổ phần

NH có vốn đầu tư nước ngoài

Công ty tài chính Công ty cho thuê tài chính Quỹ tín dụng nhân dân Mặc dù hệ thống TCTD VN gồm 2 khu vực chính nói trên nhưng thực tế khu vực ngân hàng chiếm vai trò chủ đạo. Tính đến tháng 12/2011, hệ thống ngân hàng TCTD ở VN gồm có: 1 NH chính sách xã hội, 1 NH phát triển, 39 NHTM, 6 NH liên doanh, 50 chi nhánh NH nước ngoài, 51 văn phòng đại diện. Theo thống kê, Việt Nam là nước có nhiều ngân hàng nhất trong khu vực (Singapore chỉ có 4 ngân hàng nội địa, Thái Lan có khoảng 10 còn Trung Quốc gần như không có ngân hàng cổ phần nào). Như vậy với quá nhiều các NHTM CP thì việc chạy đua cạnh tranh sẽ càng khó khăn hơn trong khi đó là chưa kể đến sự cạnh tranh của các các NHQD

với sự tồn tài lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh và quan trọng là hình ảnh của các NH này đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng, điều này lại càng khó khăn hơn khi PG bank muốn mở rộng và phát triển thị trường dịch vụ NHBL.

Cách đây khoảng 10 năm, dịch vụ NHBL chủ yếu do các NHTMCP cung cấp. Thế nhưng, những năm gần đây, thị trường dịch vụ NHBL đã có sự tham gia tích cực của NHTMQD. So với các NHTMCP, các NHTMQD có nhiều lợi thế hơn do có ưu thế về vốn, khả năng đầu tư phát triển hệ thống công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng khắp sẵn có và uy tín lâu năm trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo dựng nên một nền tảng khách hàng cơ sở đáng kể. Tuy nhiên, các NHTMQD vẫn chưa thực sự phát huy hết khả năng nắm bắt và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh nhạy như các NHTMCP do mảng bán buôn vẫn đem lại phần lớn nguồn thu cho họ; mảng bán lẻ còn nhiều mới mẻ trong đầu tư công nghệ, nhân lực, quảng cáo và đòi hỏi phải có một lộ trình dịch chuyển hợp lý. Thực tế hiện nay, hầu hết các NHTM trong nước đã và đang cung ứng tương đối đầy đủ các nhóm sản phẩm dịch vụ NHBL như: nhóm sản phẩm tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm), nhóm sản phẩm tiền vay (cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, cho vay tiêu dùng…), sản phẩm thẻ (thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa, thẻ tín dụng…), dịch vụ chuyển tiền, các sản phẩm ngân hàng điện tử. Thế nhưng,dịch vụ NHBL VN còn nhiều bất cập, nghèo nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ chưa cao, sức cạnh tranh yếu, chưa tạo dựng được thương hiệu riêng cho từng dịch vụ và chưa có định hướng theo nhu cầu của khách hàng.

Theo kết quả điều tra của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc về thị trường tài chính tại Việt Nam cho thấy rằng: có 45% khách hàng (doang nghiệp và các nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế. Ngoài ra, hoạt động NHBL của NHTM VN đang gặp những thách thức như: huy động vốn ngắn hạn nhưng nhu cầu cho vay lại dài hạn; khả năng tổn thất tín dụng gia tăng do phát triển tín dụng tiêu dùng nhưng không có Trung tâm Thông tin tín dụng hiệu quả…

Mặc dù hoạt động bán lẻ của các NHTM đã có bước phát triển đáng kể nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì các NHTM QD vẫn sẽ tiếp tục chi phối thị trường dịch vụ NH trong 5 năm tới. Với những thế mạnh về vốn và lợi thế cạnh

tranh ưu đãi, thực tế hiện nay cho thấy PG Bank chưa phải là đối thủ cạnh tranh xứng tầm với các NHTM QD. Như vậy, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với PG Bank hiện nay là các NHTM CP, trong đó đặc biệt là các NH: ACB, Sacombank, Eximbank. Do đó muốn phát triển các dịch vụ của NH nói chung và mảng bán lẻ trước tiên PG Bank nên đi sâu phân tích mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ của mình, tìm hiểu hoạt động kinh doanh bán lẻ của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhằm nhận biết được vị trí của PG Bank trên thị trường,căn cứ vào một số tiêu chí cụ thể như sau:

Quy mô và năng lực tài chính

Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đó có sự tăng trưởng mạnh giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính, song vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong khu vực. Khối NHTMQD có quy mô vượt trội nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khối NHTMCP. Trong các NHTMCP thì ACB đứng thứ hai về vốn điều lệ, sau Eximbank ở vị trí thứ nhất, Sacombank đứng ở vị trí thứ ba nhưng tổng tài sản của ACB vượt trội so với Sacombank và Eximbank.

Bảng 2.7: Quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của một số NHTMCP giai đoạn 2007- 2011

Đơn vị tính: tỉ đồng

31/12/2007 31/12/2011

Ngân hàng Vốn điều lệ Tổng tài sản Vốn điều lệ Tổng tài sản

Eximbank 2.800 33.710 10.560 137.848

ACB 2.630 85.392 9.377 206.844

Sacombank 5.948 63.364 9.179 140.101

PGBank 500 4.861 3.000 22.022

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng

Như vậy, so với các NHTM CP khác thì năng lực tài chính của PG Bank còn rất hạn chế và đứng cuối bảng xếp hạng về vốn điều lệ tính đến 31/12/2011 so với các đối thủ cạnh tranh. Mức vốn điều lệ thấp là nguyên nhân làm sức cạnh tranh suy giảm và khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh yếu, ngoài ra nó cũng làm suy giảm khi sử dụng các yếu tố có liên quan đến vốn tự có cụ thể như sau:

của TCTD đối với một khác hàng không vượt quá 25% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.

- Giới hạn về huy động: Theo pháp lệnh NH năm 1990, tổng nguồn vốn huy động của NHTM tối đa gấp 20 lần so với vốn tự có.

- Hạn chế việc đầu tư và phát triển công nghệ vì theo qui định thì các NHTM chỉ được sử dụng 50% vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư tài sản cố định, công nghệ….

Bên cạnh đó, trong giai đoạn kinh tế ngày càng khó khăn các NHTM CP đã chủ động lựa chọn đối tác chiến lược của mình là các NHNN để liên kết nhằm tăng cường sức cạnh tranh của mình thông qua kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm mới… một số NHTM CP có vốn của NHNN gồm:

Bảng 2.8: Các NHTM trong nước có sở hữu của đối tác nước ngoài

NHTM Đối tác nước ngoài Tỷ lệ sở hữu

(% cổ phần)

ACB

Ngân hàng Standard Chartered

- Connaught Investor (thuộc Jardine Mutheson Group) và Công ty tài chính quốc tế IFC

15% 15%

Sacombank

- Ngân hàng ANZ

- Dragon Financial Holding - Công ty tài chính quốc tế IFC

10% 8,73% 6,96%

Techcombank HSBC 20%

VP Bank Oversea Chinese Banking Corporation

(OCBC) 20%

OCB BNP Paris 10%

Eximbank

Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), VOF Investment Limited-British Virgin Islands, Mirae Asset Exim Investment Limited (MAE) thuộc tập đoàn Mirae Asset Hàn Quốc và Mirae Asset Maps Opporunity Vietnam Equity Balanced Fund 1

25%

Nguồn: Tổng hợp từ các trang web của các ngân hàng thương mại

Ngoài những lợi ích mang giá trị thực tế mà các NHTM CP có được thông qua sự liên kết với các Tổ chức tài chính hay Tập đoàn tài chính nước ngoài ,các

NH còn tạo được uy tín, thương hiệu của mình nhờ các đối tác chiến lược nêu trên. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH. Nó góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh của NHTM đó. Do vậy, áp lực cạnh tranh ngày càng được đẩy lên vai các NHTM trong đó có PG Bank, một trong những ngân hàng mới trong hệ thống NHTM VN.

Chiến lược Marketing

Do có sự cạnh tranh mạnh giữa các ngân hàng nên hầu như không có sự khách biệt đáng kể về phí dịch vụ, lãi suất huy động cũng như cho vay. Hầu hết các NH đều nỗ lực phát triển các sản phẩm mới nhằm khai thác các đối tượng khách hàng khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, đặc điểm và số lượng sản phẩm hầu như tương tự, chỉ khác biệt chủ yếu ở dịch vụ khách hàng. Đối với dịch vụ khách hàng cá nhân, VCB rất mạnh về thẻ, chiếm gần 50% thị phần với mạng lưới chấp nhận thẻ ở hầu hết các tỉnh thành phố, rồi đến EAB, Techcombank cũng nỗ lực đưa ra các sản phẩm khác lạ như tín dụng mua nhà, mua xe trả góp trong 15 năm. Tháng 04/2007, Techcombank đã vượt qua gần 70 ứng viên là các tổ chức tài chính lớn trong khu vực để nhận giải thưởng uy tín về ứng dụng công nghệ do Financial Insights, một chi nhánh của công ty tư vấn công nghệ IDC trực thuộc tập đoàn IDG công nhận những thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Đối với việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NHBL có ACB, Sacombank và Eximbank. Ba ngân hàng này luôn thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hoạt động NHBL, khả năng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm khi liên tục đưa ra các sản phẩm mới (tiết kiệm tích lũy, DV giữ hộ tài liệu quan trọng, cho vay bất động sản cấn trừ lãi suất, chi nhánh 8-3 dành cho phái nữ, chi nhánh Hoa Việt… của Sacombank; DV quản lý tiền cho các doanh nghiệp, vay trung dài hạn lãi suất cố định, vay qua mạng, đăng ký dịch vụ qua mạng, sàn giao dịch vàng và sản phẩm vay đầu tư vàng của ACB…; Sacombank được Asia banking và Finance bình chọn là NHBL của năm 2007 tại VN, Tạp chí Euromoney bình chọn là NH tốt nhất năm 2007. ACB cũng được tạp chí Euromoney bình chọn là NH tốt nhất VN năm 2006. ACB và Sacombank là hai ngân hàng nhanh chân nhất trong việc nắm bắt cơ hội từ hai chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành là chủ trương các đối tượng hưởng lương ngân sách phải trả lương qua tài khoản của NH và chủ trương tài khoản giao dịch của nhà đầu tư phải

chuyển từ công ty chứng khoán về ngân hàng.

Trong thời gian qua, phần lớn các ngân hàng ngoại trừ VCB, tận dụng hầu hết các phương tiện truyền thông để quảng bá thương hiệu của mình. ACB, Sacombank, Eximbank còn đầy mạnh hoạt động tiếp thị truyền thống bằng việc xây dựng bộ phận PR và liên tục đưa ra những bài phân tích trên các báo có uy tín. Do việc huy động vốn rất cạnh tranh nên các NH đã tiến hành thường xuyên các chương trình khuyến mại với nhiều giải thưởng hấp dẫn nhằm thu hút KH gửi tiền, tuy nhiên các chương trình thường rất ít có sự khác biệt.

Bảng 2.9: Bảng thống kê hoạt động quảng bá thương hiệu của các NH

Tiêu chí VCB ACB Sacombank TCB Eximbank PG

Bank QC báo chí Có, ít Có Có Có Có Có QC truyền hình Có, ít Có Có Có Có Có, ít QC radio Không Có Có, ít Có, ít Có Có, ít QC Internet Có Có Có Có Có Có QC Billboard Có, ít Có Có Có Có Có QC Brochure Có Có Có Có Có Có QC khác Có Có Có Có Có Có PR Có Có Có Có Có Có Tài trợ - Có Có Có Có có

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng Marketing của PGBank

Mạng lưới phân phối

Mạng lưới phân phối đang và sẽ là lợi thế cạnh tranh của các NH trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Với hệ thống mạng lưới rộng và hạ tầng cơ sở ổn định sẽ giúp các NH nhanh chóng chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định. Ở VN, khối NHTMQD có hệ thống mạng lưới phát triển khá lâu và bao phủ khắp nước. Đây chính là lợi thế của khối so với các NHTMCP. Tuy nhiên các NHTMCP cũng đang nỗ lực mở rộng mạng lưới với tốc độ khá nhanh và có trọng điểm

Bảng 2.10: Tình hình phát triển mạnh lưới chi nhánh của PG Bank và một số đối thủ canh tranh

Ngân hàng 2008 2009 2010 31/12/2011

Sacombank 208 216 231 257

Eximbank 101 112 140 159

PG Bank 38 42 60 93

Nguồn: Website của các ngân hàng

Phát triển mạng lưới sẽ làm tăng tổng tích lũy tài sản của một NH thông qua giá trị đầu tư, thương hiệu và cả thị phần NH đó đang nắm giữ tại một địa bàn. Từ đó, cổ phiếu cũng có giá trị cao hơn khi giao dịch trên thị trường, việc liên doanh liên kết tìm đối tác chiến lược, thậm chí bản cổ phần cho đối tác trong và ngoài nước sẽ hết sức thuận lợi. Tính đến 31/12/2011, Sacombank dẫn đầu vói số lượng chi nhánh và phòng giao dịch là 257, hiện diện tại 45 tỉnh/thành phố, kế tiếp là ACB với 167 chi nhánh và phòng giao dịch tại 32 tỉnh/thành phố, Eximbank với 159 chinh nhánh và phòng giao dịch tại 31 tỉnh/thành phố. Trong khi đó PG Bank có số chí nhánh là rất ít so với các đối thủ cạnh tranh: đến 31/12/2011 chỉ có 93 chi nhánh và phòng giao dịch tại 15 tỉnh/thành phố. Tuy nhiên, mở rộng quá khả năng và năng lực quản trị sẽ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, thậm chí mất an toàn.

Sacombank, ACB cho thấy tham vọng lớn trong việc chiếm lĩnh thị phần thông qua việc liên tục thành lập các chi nhánh giao dịch rải đều từ Bắc vào Nam. VCB đã chiếm lĩnh thị trường thông qua hệ thống máy ATM – một kênh phân phối hiệu quả. Do tính chất dân số và địa bàn, TP HCM và Hà Nội sẽ là đích nhắm khai thác đầu tiền của các NH nước ngoài theo chiến lược bán lẻ, các địa bàn ở các tỉnh thành sẽ là nơi cạnh tranh còn lại của các NH yếu thế hơn

Ma trận hình ảnh cạnh tranh của PG Bank so với các đối thủ canh

trạnh trực tiếp.

Như vậy, qua phân tích số liệu nêu trên, có thể xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với PG Bank đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Đây sẽ là một thách thức rất lớn với PG Bank trong thời gian tới.

Trên cơ sở các phân tích, so sánh trên những yếu tố cạnh tranh giữa PG Bank và các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tham khảo phân tích từ phòng nghiên cứu thị trường của PG Bank, tác giả xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh như sau:

Bảng 2.11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh các đối thủ canh tranh của PGBank Các yếu tố thành công Mức

độ

PGBank ACB Sacombank EximBank

Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng

Hiểu biết về thị trường 0,07 2 0,14 2 0,14 2 0,14 2 0,14

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 72 - 81)