Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 57)

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ do điểm xuất phát của nước ta còn thấp, phải tăng trưởng nhanh để chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, mà còn là tiền đề thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác như chống lạm phát, giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, phát triển giáo dục.

Trong những năm qua, sau hội nhập kinh tế ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, VN là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á chỉ sau Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng GDP rất ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tăng 8,46% đứng thứ 3 Châu Á (Sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng 9%), trong giai đoạn 2008-2011 mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới rất khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới GDP VN vẫn trưởng tương đối cao, năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78%, năm 2011 tăng 5,89%.

nhập bình quân theo giá thực tế của VN cũng được cải thiện đáng kể, năm 2007: 817USD/người, năm 2008: 1018 USD/người, năm 2011 là 1300USD/người tăng 16,70% so với năm 2010 và tăng gần 60% so với năm 2007.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của VN giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Giá trị 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của VN giai đoạn 2007-2011

Nguồn: Báo cáo của tổng cục thống kê năm 2007 – 2011

Hoạt động đầu từ trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế VN, đặc biệt trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm, lạm phát cao nhưng nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn coi VN là thị trường đầy tiềm năng để quyết định thực hiện nhiều dự án đầu tư. Trong những năm qua tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài và XK là các nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN. FDI qua các năm tăng mạnh, năm 2007 số vốn đăng ký đạt 20,3 tỉ USD và năm 2008 thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục, ước tính cả nước đã thu hút được 64 tỉ USD, gấp 3 lần so với năm 2007, năm 2009 số vốn đăng ký là 21,50 tỉ USD, năm 2009 là 18,60 tỉ USD và năm 2011 số vốn FDI đăng ký là 18 tỉ USD. Nét mới trong thu hút vốn FDI của VN là cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ công nghiệp sang các

lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch, tài chính ngân hàng.

Trong đó vốn FDI thực hiện cũng tương đối cao, năm 2007 là 8,03 tỉ USD, năm 2008 là 11,50 tỉ USD, năm 2009 là 10 tỉ USD, năm 2010 là 11 tỉ USD và năm 2011 là 12 tỉ USD. Con số đó nói lên xu hướng phát triển và chứng tỏ VN là một thị trường tiềm năng thú hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đáng chú ý là hầu hết các dự án lớn được cấp phép triển khai rất nhanh, nhất là các dự án trong điểm mang ý nghĩa kinh tế cao.

Bảng 2.3: Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2007 -2011

Đơn vị: tỉ USD

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Giá trị 8,03 11,50 10 11 12

Hình 2.2: Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2007 – 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Về tình hình xuất nhập khẩu

Sau khi VN trờ thành thành viên chính thức WTO, Quốc hội Hoa kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn với VN đã tạo đà cho thanh toán xuất nhập khẩu phát triển mạnh. XK và NK đều tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng lũy kế. Kim ngạch XNK của cả nước năm 2007 đạt 109,11 tỉ USD, năm 2008 đạt 143,31 tỷ USD, năm 2009 đạt 125,41 tỉ USD, năm 2010 đạt 155,6 tỉ USD và năm 2011 đạt hơn 178,1 tỉ USD. Điều đáng chú ý là hầu hết các mặt hàng XK chủ lực (than đá, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, hàng điện tử máy tính, thủy sản, dầu thô)

đều tăng trưởng và đạt kim ngạch cao. Hàng hóa NK chủ yếu là máy móc thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, phụ liệu dệt may, hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của VN giai đoạn 2007 -2011

Đơn vị tính: tỉ USD

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

XK 60.81 62.9 56.58 71.6 82.34

NK 48.3 80.41 68.83 84 95.76

Hình 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của VN giai đoạn 2007 - 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tình hình thị trường tài chính – tiền tệ

Thị trường tài chính VN ngày càng hội nhập với thị trường tài chính quốc tế và chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thế giới. Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, tình hình kinh tế vĩ mô của VN cũng có những diễn biến phức tạp và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính – tiền tệ VN. Sau những khó khăn về kinh tế năm 2008, 2009, bước sang năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu ổn định hơn, nhưng từ đầu năm 2011, một số vấn đề kinh tễ vĩ mô lại nổi lên ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính – tiền tệ VN đòi hỏi chính phủ và các nhà hoạch định chính sách phải nghiên cứu giải quyết như: tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất cao, tiền VN mất giá so với đô la Mỹ. Trước bối cảnh đó, năm 2011 chính phủ đã thực hiện thay đổi chính sách sang ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an

sinh xã hội thông qua việc triển khai Nghị quyết 11. Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát chặt chẽ thị trường tiền tệ, buộc các ngân hàng phải điều chỉnh lại toàn bộ kế hoạch kinh doanh đã xây dựng trong năm 2011.

NHNN bước đầu thực hiện chủ trương tái cấu trúc hệ thống NHTM bằng việc sát nhập 3 ngân hàng. Những thông tin không rõ ràng về những ngân hàng yếu kém thuộc diện phải tái cầu trúc, sáp nhập đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của những ngân hàng nhỏ kể cả nhưng ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả như PG Bank khi bị lầm tưởng nhỏ đồng nghĩa với yếu kém và bị sáp nhập.

Như vậy với tình hình lạm phát tăng cao, cán cân thanh toán thâm hụt, thị trường chứng khoán và bất động sản tạo ra nhiều nguy cơ cho nền kinh tế. Và khi lạm phát tăng cao người gửi tiền có xu hướng tìm các kênh đầu tư khác. Do đú, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bán lẻ vì nó tác động trực tiếp tới hành vi của người gửi tiền và người vay tiền. Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động NHBL nói riêng của các NHTM VN trong năm 2012 sẽ gặp khó khăn.

2.2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị

Ngành NH là ngành hoạt động nhạy cảm với yếu tố chính trị. Sự ổn đinh về mặt chính trị giúp các NH Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định. Trong khi tình hình kinh tế thế giới có những chuyển biến phức tạp thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho khách du lịch và các nhà đầu tư. Sự ổn định về mặt chính trị cũng chính là một nhân tố quan trọng kéo nguồn vốn tích lũy trong dân thành nguồn vốn huy động của các NH.

Môi trường pháp luật

Cơ chế chính sách của NHNN ngày càng hoàn thiện đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh NH. Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng và cơ cấu lại NHTM, trong đó các quy chế quy định về tín dụng; về kinh doanh ngoại hối; về tổ chức hoạt động và an toàn hệ thống đã tạo điều kiện cho các TCTD phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm và có ý thức pháp luật cao. Sự hoàn thiện cơ chế chính sách của NHNN theo hướng giảm dần tác

động mệnh lệnh hành chính bằng tác động điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật đã tạo động lực cho các TCTD phát huy khả năng kinh doanh, tính sáng tạo tự chủ, năng động trên cơ sở tuân thủ mọi quy định của pháp luật nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Đây chính là động lực thúc đẩy, bởi sự phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh những mặt tích cực đó, chính sánh tiền tệ của NHNN vẫn còn hạn chế, chỉ dừng ở mức đối phó, phản ứng trước thị trường chứ chưa thể hướng dẫn hoạt động của thị trường cho các NHTM. Ngoài ra, cơ chế quản lý ngoại hối và tỷ giá vẫn còn thắt chặt, hạn chế tính tự do di chuyển của luồng vốn tiền tệ vào nền kinh tế. Điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến một số dịch vụ tài chính như: tài trợ du học, thanh toán quốc tế, đầu tư tài chính tiền tệ. Thêm vào đó, một số quy định ban hành còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền vay, phát mại tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo… làm cho việc xử lý nợ gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nhìn chung môi trường chính trị - pháp luật VN vẫn được đánh giá là khá tốt và có tác động tích cực đến thị trường tài chính ngân hàng nói chung và việc phát triển dịch vụ NHBL nói riêng.

2.2.1.3 Yếu tố quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là vấn đề được các quốc gia hết sức quan tâm và chú trọng. Xu thế toàn cầu hóa đã tác động đến sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia. Việt Nam cũng bị tác động bởi xu thế toàn cầu hóa và đang tìm cho mình con được đi thích hợp để tránh bị tụt hậu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sau khi gia nhập WTO, với việc thực hiện các cam kết, từng bước nới lỏng quyền tiếp cận thị trường dịch vụ NH, các NHTM VN đang phải đối mặt với sự cạnh tranh để ổn định, phát triển và hội nhập. Hệ thống NH VN bắt đầu mở rộng trên thị trường tài chính quốc tế, tác động tất yếu của hội nhập là sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn trong hầu hết các ngành kinh tế. Đối với lĩnh vực NH, sự cạnh tranh sẽ tập trung ở các khía cạnh sau:

- Hoạt động tính dụng (kể cả bán lẻ và bán sỉ): Cạnh tranh về cho vay sẽ trở nên gay gắt hơn, đặc biệt khi các NH nước ngoài hiểu rõ về thị trường VN và môi trường pháp lý cho các hoạt động tín dụng ngày càng hoàn thiện.

- Dịch vụ thanh toán: Các NH nước ngoài có ưu thế vượt trội hơn về loại hình và chất lượng phục vụ do có kinh nghiệm và công nghệ hiện đại. Sau khi có uy tín ở thị trường VN, các NH này sẽ thu hút một lượng lớn KH trong nước.

- Huy động vốn: Với việc cho phép nhận tiền gửi từ các tổ chức và huy động tiền nhàn rỗi của dân chúng trong nước, các NH nước ngoài sẽ cạnh tranh gay gắt trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn.

- Các dịch vụ mới: Sự vượt trội về kinh nghiệm, các NH nước ngoài sẽ canh tranh mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ mới như dịch vụ thu phí thanh toán, chuyển tiền, tư vấn, mô giới, quản lý danh mục đầu từ cho KH.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế thế giới giúp nâng cao năng lực quản lý và cải thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực NH. Hội nhập kinh tế quốc còn mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác giữa các NHTM VN trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đồng thời giúp các NH có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Với sự tham gia của các NH nước ngoài tăng về sĩ lượng và quy mô sẽ thúc đẩy các NH trong nước không ngừng cài tiến chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị NH, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng sử dụng vốn nhằm có thể cạnh tranh với các NH nước ngoài tại VN. Có thể nói rằng hội nhập kinh tế thế giới là một cơ hội tốt để các NHTM nói chung và PG Bank nói riêng đẩy mạng hoạt động NH phát triển cũng như đẩy mạnh hoat động bán lẻ.

2.2.1.4 Môi trường xã hội

Việt Nam với hơn 86 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Sự phát triển về dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới. Năm 2004 tỷ lệ dân số từ 18 – 55 tuổi chiếm 35,2% tổng số dân và đến 2009 tỷ lệ này là 43,5%, ước tính đến năm 2014 tỷ lệ dân số từ 18 -55 tuổi là 56% tổng dân số. Dự báo rằng sẽ xuất hiện một tầng lớp mới có thu nhập cao ở Việt Nam vào năm 2016, chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân. Tầng lớp này sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng của các mặt hàng xa xỉ phẩm, từ xe hơi BMW đến các ngôi nhà được thiết kế độc đào và những chiếc đồng hồ sang trọng

Đơn vị tính: %

Độ tuổi Tỷ lệ dân số theo độ tuổi

Năm 2004 Năm 2009 Dự báo năm 2014

Dưới 18 47,3 35,20 33,20

19-24 9,00 10,50 11,20

25-34 16,4 17,20 18,60

35-55 19,8 25,80 26,20

Trên 55 11,1 11,20 10,70

Nguồn: Trích số liệu từ cuộc tổng điều tra dân số 1/4 năm 2004, 2009

Trình độ dân trí ngày một nâng cao giúp người dân VN có hiểu biết tốt hơn về vai trò và hoạt động ngân hàng, làm tăng khả năng đón nhận sản phẩm dịch vụ mới của NH đồng thời nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của người dân cũng ngày càng phức tạp hơn. Mỗi năm cả nước có hàng triệu sinh viên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, hàng chục ngàn du học sinh…sẽ là thị trường tiềm năng để các NHTM phát triển dịch vụ bán lẻ.

Nền kinh tế VN có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm liền. Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân. Một trong những thay đổi đáng chú ý là tỉ lệ tiêu dùng của người dân dành cho hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt là du lịch có xu hướng tăng lên. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, người tiêu dùng khó tính hơn và có nhu cầu cho cuộc sống cao hơn, đặc biệt là bức xúc về nhà ở và họ sẵn sàng vay để sắm sửa nghĩa là họ đã có tâm lý thống hơn trong việc “xài trước, xài sau”. Do đó, dịch vụ cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới nhất là cho vay trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế đến VN không ngừng gia tăng, trong đó có một phần không nhỏ khách tạm trú dài hạn và làm việc ở VN. Đây cũng là một thị trường tiềm năng để phát triển các hoạt động NHBL, đặc biệt là các sản phẩm thẻ, tài khoản thanh toán nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về phát triển và hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ cũng như mạng lưới phân phối các NHTM VN.

2.2.1.5 Môi trường công nghệ

Sau hơn 10 khi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/ TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w