Nhóm giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 107 - 108)

Dịch vụ NHBL có mối quan hệ hữu cơ với công nghệ thông tin, chúng đóng vai trị như một phương tiện để thực hiện mảng dịch vụ này. Việc ứng dụng thành tựu công nghệ hiện đại phù hợp sẽ quyết định sự thành công của NH trong việc triển khai cung ứng các sản phẩm dịch vụ NHBL. Trong thời gian tới các giải pháp công nghệ mà PG Bank cần thực hiện là:

- Hiên tại PG Bank đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống “lõi” Corebanking cho phép giao dịch trong toàn hệ thống được thực hiện trực tuyến. Thông tín khách hàng (tài khoản, lịch sử giao dịch, chữ ký,…) được quản lý tập trung cung với cơ chế giao dịch một cửa (teller) giúp cho việc phục vụ khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng ngày tăng nhanh hệ thống đã có dấu hiệu quá tải. Do vậy, từ năm 2012 đến năm 2020 PG Bank nhanh chóng triển khai hiện đại hóa bao gồm:

+ Xây dựng hệ thống máy chủ mới đảm bảo phục vụ số lượng khách hàng gia tăng đến năm 2020. Hệ thống máy chủ mới phải có giải pháp nâng cấp, mở rộng để phục vụ nhu cầu gia tăng đến năm 2020

+ Nâng cấp hệ thống bảo mật đảm bảo cho việc triển khai thanh toán trực tuyến từ xa.

- Nâng cấp và cải tiến phần mềm: song song với giải pháp hiện đại hóa, PG Bank cần cải tiến hệ thống phần mềm nghiệp vụ của CoreBanking và cổng giao tiếp với các hệ thống khác. Cụ thể như sau:

+ Thiết lập hệ thống quản lý thông tin khách hàng một cách tổng thể và tập trung. Điều này xuất phát từ tình trạng mộtt số KH vay ở chi nhánh này không được thì lại được duyệt vay tại một chi nhánh khác cùng hệ thống PG Bank. Do đó hệ thống phải cải tiến để hỗ trợ cơ chế đánh giá nhanh chóng tình hình tài chính khách hàng, lợi nhuận thuần mà khách hàng đêm lại cho PG Bank. Từ đó giúp cho việc đánh giá rủi ro, lợi nhuận từng giao dịch và hỗ trợ thực hiện chính sách thu hút khách hàng kịp thời, hiệu quả.

+ Xây dựng hệ thống cổng giao tiếp một cách hoàn chỉnh: Hiện nay thẻ ATM của PG Bank có thể thực hiện giao dịch tại hầu hết máy ATM của các NH: Agribank, Seabank, Vietcombank, Eximbank, Techcombank. Chính nhờ sự kết nối

này đã khắc phục tạm thời tình trạng sĩ lượng máy quá ít. Tuy nhiên, để kết nối với các hệ thống khác trong tương lai và kết nối với các dịch vụ eBanking thì PG Bank cần phải xây dựng cổng giao tiếp hoàn chỉnh với cơ chế giao dịch theo chuẩn quốc tế (cấu trúc định dạng gói dữ liệu, bảo mật, chuẩn truyển thông…) cho phép việc kết nối bên ngoài trở nên an toàn và nhanh chóng.

- Hoàn thiện hệ thống thẻ ATM

+ Hiện nay dự NHNN khuyến khích các NH hợp tác chia sẻ hệ thống ATM nhưng các NH lớn có thị phần đông đảo không muốn hợp tác với các NH có thị phần ít và các NH nhỏ e ngại sự không khách quan trong giao dịch kinh doanh (tình trạng dựng thẻ ATM của NH nhỏ thường gặp trục trặc khi thực hiện giao dịch trên máy ATM của NH lớn chẳng hạn). Do đó, PG Bank vừa phải tích cực đầu tư thêm máy ATM song song với việc sản sàng hợp tác với các liên minh khác theo nguyên tắc cùng có lợi.

+ Chuyển công nghệ thẻ từ sang công nghệ thẻ chip để tăng tính bảo mật và phù hợp với yêu cẩu của tổ chức quốc tế như Visa, MasterCard. Ngoài ra, với chip điện tử gắn trên thẻ, thẻ chip có thể kết nối mỏ vi tính nên PG Bank có thể cung cấp khách hàng nhiều lựa chọn thanh toán và dịch vụ với độ an toàn cao hơn, thuận tiện hơn.

+ Đa dạng hóa lợi ích từ dịch vụ ATM: Thẻ ATM của PG Bank được đánh giá là nghèo nàn về dịch vụ (rút tiền, chuyển khoản). Do đó, dịch vụ ATM của PG Bank cần phải tiến tới cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như: Mua vé tàu, vé máy bay, thẻ cào; gửi tiền trực tiếp; cho phép chuyển tiền vào tài khoản ảo (người nhận sử dụng mật khẩu, không dùng thẻ ATM, để rút tiền).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 107 - 108)