Môi trường công nghệ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 64 - 68)

Sau hơn 10 khi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/ TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (Chỉ thị 58). Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời là hạ tầng kỹ thuật, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Và qua thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hạ tầng viễn thông Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Tổng số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12/2010 ước đạt xấp xỉ 126 triệu thuê bao, trong đó có xấp xỉ 14,3 triệu thuê bao cố định, số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước ước gần 3,7 triệu thuê bao. Hiện trên cả nước, 100% các trường từ tiểu học đến đại học đã có kết nối Internet, 99,7% số xã đã có máy điện thoại cố định, nhiều nông dân có máy di động. Mạng thông tin quốc gia đáp ứng các mục tiêu đề ra trong Chỉ thị 58 đó là phát triển nhanh, hiện đại với độ bao phủ rộng khắp cả nước, kết nối với thông lượng lớn tới các nước trong khu vực và thế giới.

Điện thoại hữu tuyến, điện thoại di động, máy tính cá nhân tăng trưởng mạnh. Sau ngày Việt Nam đã chính thức kết nối vào mạng Internet toàn cầu (19/11/1997) đến năm 2011, VN nằm trong tốp đầu thế giới về phát triển và ứng dụng Internet. Hiện nay đã có hơn 30 triệu dân VN sử dụng Internet.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: VN đã có Luật giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt “đề án thanh toán không dùng tiền mặ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020” cũng như “đề án hiện đại hóa NH” của NHNN. Song, trình độ cán bộ không theo kịp những yêu cầu phát triển công nghệ trở thành mội lực cản không nhỏ đối với nhiều ngân hàng khi muốn hiện đại hóa các hoạt động của mình. Các ngân hàng vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu chiến lược công nghệ thông tin, trình độ thiết kế tổng thể còn yếu hệ thống ứng dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu định hướng dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, nhanh chóng bị lạc hậu sau khi đưa vào hoạt động. Trong số gần 100 NHTM VN và định chế NH đang hoạt động trên thị trường thì chỉ có khoảng 16 đơn vị đầu tư hệ thống “ core banking” trong đó một số NHTM đã trang bị “core banking” trong gấp rút, và áp dụng vào một qui trình làm việc giống hệt như cũ nên việc mua lại “core banking” không mang lại hiệu quả gì nhiều, ngoại trừ số liệu có thể chính xác hơn, nhanh hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều NHTM đã thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng điện tử nhưng đa phần mới chỉ dừng lại chủ yếu ở mực truy vấn thông tin. Mặt khác, dự hoạt động NHBL đã được phân phối qua nhiều kênh khác nhau: mạng lưới chi nhánh, mạng lưới ATM, các trung tâm xử lý, SMS Bankinh, Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking…nhưng chủ yếu vẫn là thực hiện trực tiếp tại quầy, chứ cáo giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và điện từ chưa phổ biến hoặc đang hoạt động ở mức độ thử nghiệm. Dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử dụng và chưa phát triển được sâu rộng trong đại bộ phân dân chúng. Ngoài ra, do thiếu sự phố hợp giữa các NHTM trong việc lắp đặt và ứng dụng công nghệ thanh toán bằng thẻ vào thực tiễn nên tiện ích của thẻ ATM chưa cao. Nhiều ngân hàng chưa triển khai phương thức thanh toán qua thẻ nên khách hàng muốn sử dụng tiền chỉ có cách duy nhất là rút tiền mặt với số lượng đạt tới 70% giao dịch trên máy ATM. Tuy nhiên , thị trường thẻ tại VN đang dần có xu hướng quốc tế hóa đặc biệt sau chỉ đạo của Thủ tướng về việc tăng thanh toán không dùng tiền mặt. Tính đến nay, lượng thẻ phát hành đạt gần 34 triệu

thẻ, trên 47 tổ chức phát hành và trên 240 thương hiệu thẻ, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 95%, thẻ tín dụng chiếm 1,98%. Ngoài các dịch vụ như rút tiền mặt, chuyển khoản,... một số NHTM còn phát triển nhiều tiện ích gia tăng khác trên thẻ như thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo hiểm,... góp phần tạo thói quen và nâng cao nhận thức của người dân về các phương tiện thanh toán mới.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Chiến lược Ngân hàng, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng của Việt Nam còn thấp: Tính đến năm 2010, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) mới đạt tỷ lệ 3,72 TCTD/100.000 dân.

Thêm vào đó dịch vụ thẻ ngân hàng, chỉ mới có sự gia tăng về số lượng, còn chất lượng chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, việc chuyển khoản chỉ được thực hiện chủ yếu trong nội bộ từng ngân hàng. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế hay một số dịch vụ thẻ hiện đại khác vẫn chưa được ngân hang áp dụng rộng rãi. Dich vụ mua bán trực tuyến khá phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới nhưng chưa phát triển mạnh ở VN do thói quen của người dân VN là phải nhìn tận mắt mặt hàng định mua và trình độ công nghệ ngân hàng chưa cho phép triển khai mạnh mẽ loại hình dịch vụ này.

Theo đánh giá của các chuyên gia và cả người tiêu dùng, DV giao dịch NH trực tuyến của hệ thống NHVN chưa đạt tiêu chuẩn và chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, cũng như thiếu đầu tư chiều sâu về công nghệ nên dẫn đến mật long tin ở người tiêu dùng.

2.2.1.6 Đánh giá môi trường vĩ mô đối với sự phát triển dịch vụ NHBL

Qua phân tích ta có thể thấy rằng, VN là thị trường mà dịch vụ NHBL có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Yếu tố đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính là sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, với sự cải thiện về môi trường pháp lý, trình độ dân trí, cơ cấu dân số và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế chưa được đáp ứng một cách đầy đủ. Giai đoạn 2000 – 2007 nền kinh tế VN tăng trưởng khá nhanh, giai đoạn 2008 đến nay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nền kinh tế VN tăng trưởng chậm hơn, tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì VN vẫn được đánh giá là một thị trường tăng trưởng tương đối đồng đều và ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân

không ngừng được cải thiện. Chính các nhân tố này cộng với sự phát triển chưa cao của hệ thống ngân hàng trong nước nên thị trường dịch vụ NHBL VN được đánh giá là thị trường có tiềm năng, hiện hữu và sinh lời chưa khai thác có hiệu quả.

Với dân số hơn 86 triệu dân, cơ cấu dân số học VN cho chúng ta thấy rằng dân số trẻ chiếm phần lớn và thu nhập của các tầng lớp dân cư đang ngày càng tăng. Người dân VN đã bắt đầu chi tiêu cho mua săm ngày càng nhiều hơn. Mật độ phục vụ của hệ thống NHTM VN còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Hiện nay, mật độ dân cư sử dụng dịch vụ NH tại VN trung bình chỉ đạt 5 – 6%, ở một số đô thị mật độ này cao hơn khoảng hơn 22%. Điều này cho thấy cơ hội để phát triển NHBL ở VN là rất lớn. Theo dự đoán của Standard Chartered Bank trong vòng 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của dịch vụ NHBL tại VN sẽ là 30 – 40% và sẽ đạt mật độ sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân bằng với Thái Lan hay Malaysia (khoảng 70 – 80%).

Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ NHBL ở VN vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều thách thức, cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Đặc điểm dịch vụ NHBL là hướng đến là KH doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Với dân số đông, nên VN trở thành thị trường hấp dẫn không chỉ đối với NH trong nước mà còn với cả NH, công ty tài chính nước ngoài. Tuy nhiên trình độ dân trí còn thấp, 3/4 dân số ở vùng nông thôn, thói quen sử dụng tiền mặt tại nhà, công ty đã ăn sâu vào trong tiềm thức và suy nghĩ của người Việt khiến cho dịch vụ NH điện tử hiện đại khó xâm nhập vào cộng đồng dân cư. Tâm lý bí mật tài chính của bản thân khiến cho người dân không mặn mà với việc mở TK tiền gửi, sử dụng dịch vụ NH. Mặc dù có nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: thẻ, ủy nhiệm chi, sec… nhưng KH vẫn rút tiền mặt thanh toán và người bán lại mang tiến ấy nộp vào NH.

- Thứ hai: Trong những năm qua, cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư và hướng dẫn liên quan đến hoạt động ngân hàng, đồng thời sửa đổi văn bản pháp lý phù hợp với yêu cầu thay đổi của cơ chế kinh tế mới. Tuy nhiên hệ thống NH vẫn hoạt động trong môi trường pháp lý chưa đồng bộ, nhiều quy định chồng chéo, nhiều khi chưa phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản quy về hoạt động NH chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các quy trình thao tác thủ công, mang nặng giấy tờ, cồng kềnh và phức tạp. Trong khi đó quá trình

hiện đại hóa NH đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới, những quy trình tác nghiệp mới nên nhiều khi phát triển thêm sảm phẩm dịch vụ buộc NHTM phải áp dụng công nghệ mới, nhưng quy trình tác nghiệp mới nên nhiều khi phát triển thêm sản phẩm dịch vụ buộc NHTM phải xin đơn vị quản lý, gây độ trễ lớn cho quá trình triển khai.

2.2.2. Xác định cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của PG Bank.bán lẻ của PG Bank.bán lẻ của PG Bank.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 64 - 68)