Hình thành các chiến lược từ ma trận SWOT

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 95 - 98)

Bảng 3.2: Ma trận SWOT S W O T Điểm mạnh (S)

1. Cơ cấu tổ chức NH nói chung và khố dịch vụ NHBL nói riêng của PGBank tương đối hoàn thiện và đầy đủ các phòng ban

2. Mức độ nhận biết PGBank

Điểm yếu (W)

1. Mạng lưới chi nhánh mỏng

2. Hiệu quả marketing chưa cao

3. Hiệu quả R&D thấp 4. Vốn điểu lệ thấp 5. Nguồn nhân lực thiếu

của dân chúng đã được nâng lên.

3. Đang nâng cấp công nghệ bắt đầu tập trung nghiên cứu phát triển chuyên sâu.

4. Có hệ thống thẻ thanh toán xăng dầu mà không phải NH nào cũng có. Hiện nay, chỉ có thẻ của OceanBank và PGBank là có tính năng này

về số lượng và yếu về chất lượng

6. Hệ thống ATM và POS thanh toán xăng còn nhiều bất cập.

Cơ hội (O)

1. Tình hình chính trị ổn định 2. Tiềm năng thị trường về NHBL còn rất lớn

3. Động lực thúc đẩy từ hội nhập kinh tế thế giới

4. Môi trường công nghệ thúc đẩy sự phát triển dịch vụ NHBL.

5. Phát triển dịch vụ NHBL đang trên đà tăng nhanh ở Việt Nam

6. Cac văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ngày càng được hoàn thiện

Kết hợp S – O

1. Chiến lược phát triển thị trường.

2. Chiến lược xâm nhập vào thị trường

Kết hợp W – O

1. Chiến lược nâng cao năng lực tài chính, quản lý

2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

3. Chiến lươc quản bỏ thương hiệu, mở rộng mạng lưới hoạt động.

Thách thức (T)

1. Môi trường pháp lý gia tăng tính cạnh tranh

2. Môi trường kinh tế đầy khó khăn, khủng hoảng toàn cầu.

3. Môi trường xã hội yêu cầu sản phẩm và dịch vụ NHBL phải tinh tế, đa dạng và phức tạp hơn

4. Môi trường công nghệ đòi hỏi thách thức đầu tư

5. Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến

6. Mức độ bảo mật về công nghệ và nhận thức của người dân về thương mại điện tử kém

Kết hợp S – T

1. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Kết hợp W – T

1. Chiến lược tăng vốn điều lệ

2. Chiến lược phát triển dịch vụ mới, hiện đại.

3. Chiến lược tăng cường hoạt động marketing và R&D

chiến lược nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại PG Bank đến năm 2020 như sau:  Chiến lược phát triển thị trường

Từ nay đến năm 2020, PG Bank phải tích cực mở rộng các kênh phân phối thông qua các chi nhánh và phòng giao dịch; định hướng từ nay đến năm 2020 phát triển các kênh phân phố thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ thẻ nhằm phát triển các dịch vụ điện tử dựa trện Internet, ATM, mobile,…. Nhờ đó có thể thút hút thêm nhiều KH các nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng thị trường bán lẻ thông qua các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao

Chiến lược xâm nhập thị trường

Sử dụng hữu hiệu sức mạnh tài chính và nguồn lực, dựa trên nền tảng công nghệ hiện có dể tận dụng cơ hội khi thị trường rộng lớn và có khả năng sinh lợi cao

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới

Phát triển các sản phẩm mới, tạo sự khác biệt dựa trên thế mạnh về thanh toán xăng dầu, đặc biệt chú ý phát triển theo chiều ngang với sự kết hợp các dịch vụ, các nhà cung cấp sản phảm dịch vụ ở sản phẩm ở các lĩnh vực khác nhằm đem độn những sản phẩm “trọn gói” cho khách hàng.

Chiến lược nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý

PG Bank bằng mọi giá phải nâng cao vốn điểu lệ, nhằm tránh bị tụt hạng về vốn so với các đối thủ cạnh tranh và có thể tồn tại, phát triển trong tình hình hội nhập quốc tế. Giải pháp tăng vốn điều lệ có thể thực hiện thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trong nước, hoặc các định chế tài chính nước ngoài. Chủ động liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để tranh thủ chất xám, vốn và năng lực quản lý nhằm chủ động và chiếm ưu thế cạnh tranh.

Chiến lược công nghệ

Nhận thức được vai trò của công nghệ đối với sự phát triển của NH nói chung và đặc biệt quan trọng đối với dịch vụ NHBL nói riêng, PG Bank tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạng phát triển phần mềm, ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin tiên tiến vào các hoạt động bán lẻ để đưa PG Bank trở thành một NH có trình độ công nghệ thông tin cao nhằm mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, nân gcao năng suất, chất lương và hiệu quả của các sản phẩm bán lẻ vốn dĩ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ

Chiến lược marketing

Đầy mạnh công tác marketing là một trong những xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện đại. Trong thời gian tới để có thể giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ, PG Bank sẽ chú trọng và tăng chi phí đầu tư vào hoạt động tổ chức sự kiện,

quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao khả năng ứng phó của NH trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính, trước những nhu cầu ngày càng cao của các KH cá nhân, trước sự gia tăng áp lực cạnh tranh với các NH trong và ngoài nước.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Sự thành bại của bật cứ lĩnh vực nào hay bất kỳ tổ chức nào đa phần do yếu tố còn người quyết định. Do đó, để có thể tăng hiệu quả hoạt động bán lẻ, góp phần biến các chiến lược khác thành hiện thực thì PG Bank sẽ chú trọng đến chiến lược nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w