Lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 47 - 48)

Ở bước này người ta sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để quyết định tính hấp dẫn tương đối của các chiến lược khả thi một cách khách quan. Ma trận QSPM được lập riêng cho từng nhóm chiến lược SO, WO, ST, WT với các bước như sau:

- Liệt kê các cơ hội/thách thức/điểm mạnh/ điểm yếu ở cột bên trái. Các thông tín này nên lấy trực tiếp từ ma trận EFE và IFE. Ma trận QSPM nên bao gồm 10 yếu tố quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố quan trọng bên trong.

- Phân loại cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cũng giống như trong ma trận EFE, IFE và được thể hiện trong cột dọc bên phải của cột các yếu tố.

- Ghi lại các chiến lược có được từ giai đoạn xây dựng chiến lược (ở đây là từ ma trận SWOT) vào hàng ngang trên cùng.

- Xác định số điểm hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác trong nhóm. Số điểm hấp dẫn được phân từ 1= không hấp dẫn, 2 = tương đối hấp dẫn, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn.

- Tính số điểm hấp dẫn theo từng hàng bằng cách nhân số điểm phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng.

- Tính tổng số điểm hấp dẫn cho tưng cột chiến lược, số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.

Bảng 1.5: Ma trận QSPM

Các yếu tố chính Các chiến lược có thể thay thế Cơ sở của số điểm hấp

dẫn Phân

loại

Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3

AS TAS AS TAS AS TAS

 Các yếu tố bên trong 1.

2. …

 Các yếu tố bên ngoài 1.

Tổng

AS: Số điểm hấp dẫn

TAS: Tổng số điểm hấp dẫn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w