Người cung ứng và khách hàng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 69 - 71)

cung cấp một nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của bất kỳ NHTM nào. Người cung ứng có thể là cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức xã hội, tổ chức tài chính, các ngân hàng trong và ngoài nước. Mục tiêu chủ yếu của đối tượng này là kiếm lợi hoặc an toàn nguồn vốn.

Về quyền của người cung ứng thì theo pháp luật người cung ứng có quyền lựa chọn bất kỳ ngân hàng, hay các định chế tài chính nào để thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng tốt nhất những mục tiêu kỳ vọng của họ. Hơn nữa, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính cũng như trình độ kiến thức và kinh nghiệm ngày càng cao, các khách hàng gửi tiền sẽ ngày càng lựa chọn những sản phẩm có khả năng sinh lời cao hơn sổ tiết kiệm để đầu tư. Một số lĩnh vực mà họ có thể đầu tư ngoài gửi tiết kiệm như: bảo hiểm, chứng khoán, tự doanh (thành lập doanh nghiệp, mở cửa hàng; sạp…), đầu tư vào bất động sản, căn hộ cao cấp, mua chung cư cao tầng, mua đất làm trang trại, trái phiếu kho bạc, ngoại tệ, vàng… Do đó, đối với các NHTM CP nói chung và PG Bank nói riêng thì đối tượng này cần được tìm hiểu và nghiên cứu thật cặn kẽ những đặc điểm, niềm tin và kỳ vọng của họ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ.

Khách hàng của ngân hàng bao gồm khách hàng tiền vay và khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng đây là hai đối tượng tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của ngân hàng. Khách hàng cá nhân sử dụng các dịch vụ ngân hàng có khả năng thương lượng trung bình. Những sản phẩm tiện ích cá nhân mà ngân hàng cung cấp ở Việt Nam vẫn còn khá nghèo nàn, và chất lượng chưa được cao. Do đó, người tiêu dùng dễ dàng chuyển đổi các sản phẩm thay thế. Chất lượng phục vụ rồi đến giá cả và sự đa dạng hóa sản phẩm là tiêu chí quan trọng nhất giữ chân các khách hàng này.

So với các nhóm khách hàng khác, khách hàng tín dụng nhất là khách hàng tín dụng cá nhân hầu như không có khả năng thương lượng với ngân hàng hoặc nếu có thì cũng rất thấp. Do đó, khi cần vay tiền họ sẽ lựa chọn các ngân hàng nào có chất lượng phục vụ tốt nhất, ít phiền hà và ít tiêu cực nhất rồi đến sự đa dạng hóa của sản phẩm tín dụng và giá cả. Các khách hàng cá nhân vay tiền nhận biệt khá rõ sự khác biệt giữa các sản phẩm (họ thường so sánh các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác nhau). Trước đây, các khách hàng cá nhân vay tiền ở VN khó có thể lựa chọn sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, thị trường tín

dụng tiêu dùng phát triển khá mạnh. Bên cạnh ngân hàng đã có thêm các tổ chức tài chính, bảo hiểm hay những công ty cho cá nhân mua nhà trả góp, mua xe trả góp không qua ngân hàng. Tuy nhiên, con số này không đáng kể và đôi khi kiểu kinh doanh này vẫn cần có ngân hàng đứng đằng sau hưởng phí dịch vụ.

PG Bank cũng như các NHTM CP khác phân KH và người cung ứng thành 2 nhóm chính là nhóm khách hàng các nhân và khách hàng doanh nghiệp. Với doanh nghiệp nếu là người cung ứng thì NH có thể huy động với lãi suất khá thấp thông qua tài khoản thanh toán; nếu là KH thì nguồn vốn thu từ dịch vụ thanh toán, vốn vay tín dụng là khá lớn và đây là đối tượng đem lại lợi nhuận đáng kể cho NH. Tuy nhiên, song song đó thì rủi ro tín dụng đối với đối tượng KH doanh nghiệp cũng tương đói lớn. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 xảy ra PG Bank rơi vào tình trạng nợ quá hạn của các doanh nghiệp lớn chiếm đa số. Từ đó, cũng như các NH khác, về tín dụng PG Bank dần chuyển hướng sang phục vụ đối tượng KH các nhân và doanh nghiệp nhỏ, đối tượng có mức độ rủi ro và thấp hơn nhiều so vói các công ty lớn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w