Về huy động vốn
Sau gần 20 năm hoạt động, PGBank đã cố gắng phấn dầu trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại, hoạt động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ rộng toàn quốc. Gia đoạn 2010-2011 là năm thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và khả năng cạnh trang của các NHTM CP trở nên quyết liệt hơn, PGBank đã nghiêm túc chấp hành các chính sách vĩ mô của Ngân hàng nhà nước, luôn bám sát diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế để có những quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt.
Cụ thể PGBank đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng đáp ứng nhu cầu của KH như: tiết kiệm thông thường, tiết kiệm online, phát hành giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi và các sản phẩm huy động tiết kiệm có khuyến mại… với mức lãi suất hấp dẫn, phương thức rút vốn linh hoạt kèm theo hàng loạt các giải thưởng lớn. Và với nhiều hình thức huy động mới được triển khai đã khơi tăng thêm lượng khách hàng huy động vốn tại PGBank và được thể hiện ở sự tăng trưởng qua về huy động qua các năm.
Kết quả huy động vốn của toàn Ngân hàng năm 2010 tăng trưởng tương đối cao, tổng huy động vốn đến 31/12/2010 đạt 13.994 tỷ đồng tăng 54% so với cuối năm 2009 và tăng rất cao nếu so với tốc độ tăng trưởng huy động toàn ngành. Năm 2011 tổng huy động đạt 14.801 tỷ đổng tăng 6% so với năm 2010 mặc dù có sự tăng trưởng nhưng tương đối thấp và không đạt được kế hoạch đề ra.
Bàng 2.12: Tình hình số dư huy động vốn của PGBank giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số dư nguồn vốn huy động 9.091.885 13.994.990 14.801.811
- Nguồn vốn huy động ngắn hạn 7.455.346 10.356.293 11.545.413 - Nguồn vốn huy động trung, dài hạn 1.000.107 2.099.249 3.404.417 - Nguồn vốn huy động không kỳ hạn 636.432 1.539.449 1.332.163
1. Huy động từ dân cư 2.456.142 3.972.148 4.828.146
Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư 27% 28% 33%
2. Huy động từ các DN vừa và nhỏ 1.091.026 2.099.249 3.108.380
Tỷ trọng huy động từ DN vừa và nhỏ 12% 15% 21%
(Nguồn:Báo cáo tổng kết PGBank hàng năm)
Hình 2.6 : Tình số dư huy động theo thành phần kinh tế tại PGBank giai đoạn 2009-2011
Tại PGBank, công tác huy động vốn từ dân cư đóng vai trị quan trọng và ngày càng tăng tỉ lệ trong tổng nguồn vốn huy động và ổn định qua các năm góp phần vào tăng trưởng nguồn vốn chung của NH đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Tỷ trọng vốn huy động từ tiết kiệm dân cư trên tổng nguồn vốn của NH dao động từ 25% - 35% tùy thuộc vào từng giai đoạn. Năm 2009, nguồn vốn huy động từ dân cư là: 2.456 tỷ đồng chiếm 27% trong tổng số dư nguồn vốn huy động, năm 2010 tăng 62% so với năm 2009 và chiếm 28% trong tổng số dư nguồn vốn huy
động năm 2011, năm 2011 tăng 22% với năm 2010 nhưng không đạt được so với kế hoạch đề ra (đạt 65% kế hoạch) việc giảm sút này là do chính sách trần lãi suất của Nhà nước đồng thời khách hàng bị dao động bởi các thông tin bất lợi về tình trạng mất thanh khoản của một số ngân hàng và tái cấu trúc ngành ngân hàng.
Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp phần đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của PGBank. Năm 2011 nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 3,108 tỷ đồng chiếm 21% tổng nguồn vốn huy động năm 2011 và tăng 48% so với năm 2010 và tăng 185% so với năm 2009.
Qua phân tích huy động vốn theo thành phần kinh tế của PGBank từ năm 2009-2011 cho thấy tỷ trọng huy động vốn từ dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tương đối thấp khoảng 40% -50%, tuy nhiên cũng có sự tăng trưởng tương đối qua các năm đây là đối tượng khách hàng thuộc chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với dịch vụ huy động vốn. Điều này thể hiện tiềm năng phát triển dịch vụ huy động vốn ở PGBank
Trong tổng huy động vốn của PGBank tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn chiếm đến hơn 75% qua các năm (năm 2009 là 82%, năm 2010 là 74%, năm 2011 là 78%). Vì vậy PGBank cần có biện pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn (bằng phát hành ký phiếu, trái phiếu chẳng hạn) nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn vốn huy động cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mảng bán lẻ nói riêng và toàn ngân hàng nói chung; đồng thời có chiến lược gia tăng huy động tiền gửi thanh toan – nguồn vốn có lãi suất thấp (thông qua phát triển tài khoản thanh toán cá nhân, thể và tiện ích đi kèm).
Về cho vay
Tính đến 31/12/2011 tổng dư nợ tín dụng toàn NH là 12.112 tỷ đồng tăng 11% so với khoảng cuối năm trước. Trong đó cơ cấu dự theo thời gian chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng trên 70% tổng dư nợ qua các năm.
Dư nợ bán lẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của PGBank. Trong năm 2010 dư nợ cho vay bán lẻ là 2.093 tỷ đồng tăng 86% so với năm 2009, lệ dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ năm 2010 chiếm 19% tăng 1% so với năm 2009 nguyên nhân là do ngân hàng đã đư ra nhiều hình thức vay vốn cho đối tượng cá nhân và hộ
gia đình như: vay để mua nhà, mua các thiết bị gia dụng, sửa chữa nhà, xây dựng nhà, mua ô tô kinh doanh các loại…, nhưng trong năm 2011 hoạt động cho vay bán lẻ lại giảm xuống, dư nợ bán lẻ năm 2011 là:1,695 tỉ đồng, giảm 19% so với năm 2010 và tỳ lệ dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ là: 10% và giảm 9% so với năm 2010, bân cạnh nguyên nhân khách quan do chính sách thắt chặt tín dụng tiêu dùng của PGBank và Ngân hàng Nhà nước, quy định vay vốn đối với cá nhân còn tương đói chặt chẽ thì nguyên nhân chủ quan khiến cho tín dụng cá nhân giảm sút là do các chi nhánh và nhân viên cũng chưa ưu tiên và tập trung nguồn lực phát triển tín dụng cá nhân. Về phía các nhân viên tín dụng cá nhân cũng chưa năng động và quyết tâm trong việc tiếp thị sản phẩm. Về phía khối bán lẻ cũng chưa ban hành nhiều chính sách và sản phẩm tín dụng giúp thúc đẩy tăng trưởng dư nợ. Ngoài ra, dư nợ cho vay bán lẻ tại NH chưa cao một phần cũng do tâm lý của người dân chưa quen với việc vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, quy đinh về vay vốn của NH còn quá chặt chẽ nên nhiều KH không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn. Do đó, trong thời gian tới nếu muốn phát triển dịch vụ NHBL thì cần thúc đẩy manh mẽ hơn nữa mảng cho vay cán nhân.
Bảng 2.13: Dư nợ cho vay tại PGBank giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
I. Tổng dư nợ cho vay 6.267.026 10.886.497 12.112.051
- Ngắn han 4.512.259 8.600.333 9.931.882
- Trung và dài hạn 1.754.767 2.286.164 2.180.169
1. Dư nợ bán buôn 5.138.961 8.793.056 10.416.364 2. Dư nợ bán lẻ 1.128.065 2.093.441 1.695.687
2.1. Dư nợ cho vay trung, dài hạn 394.823 701.303 542.620 2.1. Dư nợ cho vay ngắn hạn 733.242 1.392.138 1.153.067
Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ 18% 19% 10%
(Nguồn:Số liệu tổng hợp từ các báo cáo hoạt đông kinh doanh của PGBank)
Về dịch vụ thẻ
Hoạt động phát hành thẻ là một trong những hoạt động bán lẻ của các NHTM có tốc độ phát triển bùng nổ trong những năm gần đây. Tại PGBank dịch vụ thẻ đã từng bước được mở rộng nhờ vào các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, các chính sách ưu đãi kết hợp với việc tài trợ cho các cuộc thi.
so với năm 2009 tuy nhiên lượng số thẻ được phát hành ra so với các NHTM CP là quá thấp với tổng doanh số nạp tiền vào thẻ là 376,64 tỷ đồng. Thẻ ghi nợ đạt 28,028 thẻ với số tiền nạp 16,70 tỷ đồng. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về phát hành của PGBank năm 2010 đạt được rất thấp: thẻ trả trước đạt 11% kế hoạch, ghi nợ đạt 33% kế hoạch. Nguyên nhân số lượng phát hành đạt rất thấp là do:
- Công tác phát triển thẻ tại các chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức, việc giao chỉ tiêu phát triển thẻ chưa gắn với thu nhập của nhân viên.
- Hệ thống hoạt động chưa ổn định: Lỗi đường truyền, thiết bị, phần mềm. Đến nay qua quá trình khắc phục, nâng cấp, hệ thống đã chạy ổn định, đồng thời bổ sung thêm nhiều tính năng mới như: Nộp tiền vào tài khoản qua thiết bị POS, quy đổi điểm qua thiết bị POS, chương trình Loyalty, quản lý danh sách thẻ đen (ngăn ngừa việc mất thẻ trả trước là mất tiền), hỗ trợ tốt công tác quản lý, kiểm tra đối chiếu giao dịch của đơn vị chấp nhận thẻ (cửa hàng xăng dầu).
- Phí phát hành và phí duy trì của thẻ trả trước (40.000 VNĐ/thẻ và 3.000 VNĐ/tháng) cao trong khi sự thuận tiện và ưu đãi đối với khách hàng xe máy chưa tương xứng.
- Số lượng điểm chấp nhận thẻ để thanh toán mới chỉ dừng lại ở thanh toán xăng dầu mà chưa phát triển sang các lĩnh vực khác. Dịch vụ rút tiền tại CHXD chưa được triển khai tốt và rộng rãi.
- Chất lượng dịch vụ bán hàng qua thẻ tại CHXD chưa tốt, nhiều trường hợp khách hàng phải chờ để nhân viên bán hàng phục vụ giao dịch bằng tiền mặt trước, việc không bố trí thiết bị POS ra bên ngoài làm quá trình thanh toán bằng thẻ chậm, gây khó chịu cho khách hàng.
Trong năm 2010 NH cũng thực hiện chủ trương phát hành thẻ ghi nợ miễn phí cho các đối tượng là lái xe ô tô là đối tượng tiêu dùng xăng dầu nhiều và được ưu đãi khi dựng thẻ.
Năm 2011 tổng số thẻ phát hành là 117,980 thẻ, giảm mạnh so với mức 374,855 thẻ của năm 2010. Việc giảm sút số lượng phát hành chủ yếu là thẻ trả trước và thẻ đa năng trong khi đó thẻ ghi nợ có mức độ tăng trưởng từ 28,028 thẻ trong năm 2010 lên 32,114 năm 2011. Chương trình phát hành miễn phí thẻ ghi nợ 1 tính năng không thành công do công tác tiếp thị, bán hàng không được triển khai
tốt do công tác tiếp thị, bán hàng không được triển khai tốt và do các chương trình giảm giá, khuyến mãi.
Bảng 2.14: Số lượng thẻ phát hành giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: thẻ
Loại thẻ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trả trước 106,999 316,380 81,958
Đa năng 24,124 30,447 3,908
Ghi nợ 24,063 28,028 32,114
Cộng 155,186 374,855 117,980
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo hoạt đông kinh doanh của PGBank)
Bảng 2.15: Doanh số thanh toán thẻ giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: tỉ đồng
Loại giao dịch Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Nạp tiền vào thẻ trả trước 301.95 376.64 78.90
2. Nạp tiền vào thẻ ghi nợ 16.70 103.78
3. Thanh toán xăng dầu 279.49 4,617.75 6,435.13
4. Rút tiền mặt 30.67 682.93 891.24
Cộng 612.113 5,694.017 7,509.040
(Nguồn:Số liệu tổng hợp từ các báo cáo hoạt đông kinh doanh của PGBank)
Ngân hàng cũng đã phối hợp cùng Petrolimex đưa ra các chương trình khuyến mãi chính vì vậy đã khuyên khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thẻ trong thanh toán xăng dầu cũng như tiếp tục nạp tiền để tái sừ dụng và đây cũng là kênh để giúp Ngân hàng tăng doanh số huy động vốn. Doanh số thanh toán xăng dầu qua thẻ tăng cao và ổn định qua các tháng là tín hiệu tốt để phát triển dịch vụ thẻ khi hệ thống đã ổn định. Tuy nhiên tỷ lệ thẻ tái sử dụng vẫn còn thấp, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của PGBank qua các năm: số lượng thẻ phát hành nhưng không hoạt động năm 2010 là 18%, năm 2011 là 21%, tỷ lệ sử dụng thường xuyên (ít nhất 1 giao dịch/tháng) là 16% năm 2010, và 19% năm 2011.
Nhằm thúc đẩy việc tăng trưởng việc phát hành thẻ, khối bán lẻ đang phát triển mạnh kênh bán hàng gián tiếp. Khối đã chủ động xây dựng và phát triển các kênh bán bàng hàng gián tiếp như: Internet Banking, Mobile Banking và hệ thống ATM. Nhằm gia tăng lợi ích cho các chủ tài khoản, trong năm 2011 NH cũng đã thực
hiện kết nối thành công Cổng thanh toán với Banket đồng thời để phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản và khắc phục hạn chế về mạng lưới của PGBank, Ngân hàng chấp thuận trả phí cho chủ thẻ PGBank rút tiền tại ATM của ngân hàng khác.
Hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ NH điện tử là những dịch vụ mà NH thực hiện cung cấp cho KH thông qua các phương tiện điện tử dịch vụ Phone banking, Internet banking, SMS banking. PG Bank bắt đầu có chiến lược và tập trung ứng dụng công nghệ đưa vào phục vụ phát triển các dịch vụ NH điện tử mới nhưng kết quả còn rất hạn chế.
PG Bank đã triển khai dịch vụ SMS banking, Internet Banking với thủ tục đơn giản. Tuy nhiên các dịch vụ này mới chỉ dừng ở các giao dịch truy vấn: tỷ giả lãi suất, truy vấn số dư tài khoản, liệt kê giao dịch, sao kê thẻ tín dụng, nhận thông tin biến động số dư tài khoản. Số lượng KH sử dụng dịch vụ NH điện tử rất hạn chế. Tính đến 31/12/2011 mới có: 138.000 khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking, 212 khách hàng sử dụng dịch vụ SMS. Đối với việc triển khai dịch vụ NH điện tử qua Phone, Internet phục vụ cho mục đích thanh toán còn rất hạn chế