Một số vấn đề về chiến lược và xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 39)

1.2.1 Khái niệm về chiến lược

Chiến lược là bản đồ chỉ dẫn được đích phải đến, phải đạt được trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh và đưa ra các luận cứ khoa học để đi đến đó. Nói cách khác, chiến lược là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu dài hạn.

Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng.

Theo giáo sư người Mỹ - Chandler: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn phương thức hành động và phân phối các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”

Hay theo Masey và các công sự: “Chiến lược là một loạt các hành động dài hạn được để ra nhằm đưa một doanh nghiệp từ vị trí hiện tại đến một vị thế mong muốn trong tương lai và nhằm xác lập lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường”.

Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn cái chưa được làm”. [11, trang 70]

Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm. Bản chất của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh, chiến lược chỉ tồn tại trong các hoạt động duy nhất. Chiến lược là xây dựng một vị trí duy nhất và có giá trị tác động một nhóm các hoạt động khác biệt.

Chiến lược phát triển doanh nghiệp là phương hướng và quy mô của doanh nghiệp trong dài hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng

nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn.

1.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển

Có thể nói xây dựng chiến lược được xem là bước khởi đầu của một quá trình kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, ngành NH nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng ngày càng đối mặt với nhiều thách thức thì công tác xây dựng chiến lược càng đóng vai trị quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của NH, cụ thể như sau:

Giữ vai trò định hướng trong điều kiện áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, xây dựng chiến lược luôn là hoạt động cần thiết, là nhân tố định hướng cho quyết định quản trị. Với xu thế hội nhập thì sự mở rộng của thị trường về mặt quy mô và yêu cầu của KH ngày càng tăng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều này làm cho NH phải chuyển từ định hướng sản phẩm sang định hướng KH, tìm mọi biện pháp để thỏa mãn nhu cầu của KH. Do vậy, các nhà quản trị buộc phải xác định được mục tiêu và chiến lược phù hợp với môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ trước khi ra các quyết định cụ thể nhằm tránh những sai lầm, hạn chế rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Tạo nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện những kế hoạch ngắn hạn, thực thi các chính sách cụ thể

Xây dựng chiến lược nhằm xác định được những mục tiêu dài hạn. Trong quá trình đi đến các mục tiêu đó, nhà quản trị phải đề ra các bước đi cụ thể, những mục tiêu ngắn hạn hàng năm, hàng quý, hàng tháng và thậm chí kế hoạch hàng tuần.

Dựa vào mục tiêu đã đề ra từ công tác xây dưng chiến lược đòi hỏi nhà quản trị phải xây dựng những chính sách để tạo ra các phương tiện nhằm thực hiện mục tiêu.

Là cơ sở để kiểm soát đánh giá cụ thể hiệu quả của công tác quản trị

Hiệu qủa công tác của các nhà điều hành, quản trị phải được đo lường và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, xây dựng chiến lược là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị, là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản trị. Và hiệu quả công tác quản trị có được khi NH hoạt động hiệu quả. Đối với một NH nói chung và NHBL nói riêng thì hiệu quả không đồng nghĩa với đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn phải so sánh với các mục tiêu khác đã đặt ra như kiểm soát rủi ro, giá trị thương hiệu, thị phần…

1.2.3 Quy trình xây dựng chiến lược

Quá trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn có liên kết chặt chẽ với nhau, đó là xây dựng chiến lược, triển khai chiến lược và đánh giá, kiểm tra chiến lược. Đề tài sẽ tập trung vào giai đoạn xây dựng chiến lược, giai đoạn này gồm các bước sau:

1.2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài NH là những yếu tố nằm ngoài NH, dự không kiểm soát được nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH và kết quả kinh doanh của NH. Môi trường bên ngoài có thể phân tích thành hai cấp độ là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Sựa phân chia này có ý nghĩa tạo thuận lợi cho việc nhận rõ sự quan trọng của các yếu tố có mức độ tác động khác nhau đến hoạt động của NH.

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quát có ảnh hưởng đến tất cả các ngành và các định chế tài chính khác không riêng gì đối với các NH. Các yếu tố môi trường vĩ mô thường được phân tích bao gồm:

Các yếu tố Thể chế - Luật pháp (Politics): Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào trong đó có ngành NH.

Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn so với các ngành khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của NH như: chính sách cạnh tranh, phá sản, sát nhập, cơ cấu và tổ chức NH, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng…được quy định trong luật NH và các quy định hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra, các cơ quan quản lý hữu quan như NHNN, Bộ tài chính… cũng thường xuyên tác động vào hoạt động NH.

Các yếu tố Kinh tế (Economics): Các ngân hàng cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Các yếu tố cần phần tích là tình trạng của nền kinh tế, các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát, các chính sách kinh tế của chính phủ, triển vọng kinh tế trong tương lai.

Các yếu tố văn hóa xã hội (Socials): Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các

doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm khác nhau:

+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập

+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống + Điều kiện sống

Yếu tố công nghệ (Technical): Công nghệ ngày càng có những ảnh hưởng to lớn tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Các yếu tố phân tích là đầu tư của chính phủ, ngân hàng vào công tác R&D, ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh.

Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.

Môi trường vi mô

Trong phân tích môi trường vi mô người ta thưởng sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter. Đây được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Sư dụng mô hình này giúp cho các doanh nghiệp xem xét xem họ có nên gia nhập thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Các thành phần của mô hình 5 áp lực cạnh tranh gồm:

Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp: Số lượng và quy mô nhà cung cấp, khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp, thông tin về nhà cung cấp. Sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm giúp các nhà cung cấp gây các áp lực nhất định với người sử dụng dịch vụ.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Khách hàng gây áp lực với ngân hàng về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: Quy mô, tầm quan trọng, chi phí chuyển đổi khách hàng, thông tin khách hàng.

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: sức hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập ngành, kỹ thuật, vốn, bằng cấp, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ...

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm

dịch vụ trong ngành.

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ: tình trạng ngành, cấu trúc của ngành,…

Qua kết quả phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài giúp xác định các cơ hội và nguy cơ đối với NH, nhà hoạch định chiến lược xẽ xây dựng mà trận các yếu tố bên ngoài (EFE) với mục đích kiểm soát tác động của các yếu tố bên ngoài, xác định và lượng hoạt mức độ tác động của những cơ hội mà môi trường bên ngoài có thể mang lại và các nguy cơ của môi trường bên ngoài mà NH nên tránh.

Có 5 bước để xây dựng ma trận EFE:

Bước 1: Xác định các yếu tố có vai trò quan trọng đối với NH

Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố từ 0 (tương ứng với mức độ không quan trọng) đến 1,0 (tương ứng với mức độ quan trọng). Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối với sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp, tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để đánh giá mức độ phản ứng của NH đối với những yếu tố này. Trong đó, 4 là mức độ NH phản ứng tốt trước tác động của yếu tố bên ngoài. Tương tự 3 là phản ứng khá, 2 là trung bình và 1 là ít phản ứng.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố đối với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng của từng yếu tố.

Bước 5: Cộng tất cả các số điểm về tầm quan trọng các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của ma trận cho doanh nghiệp.

Bảng 1.1: Ma trận EFE

Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1. 2.

………

Tổng cộng

Như vậy ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xác hội, văn hóa, nhân khu, địa lý, chính trị, pháp luật, công nghệ và cạnh tranh.

Ngoài ra, qua quá trình phân tích môi trường bên ngoài giúp NH xây dựng được ma trận hình ảnh cạnh tranh. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng các

yếu tố bên ngoài nhằm nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng các ưu – khuyết điểm của họ. Trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các mức phân loại của các NH đối thủ và tổng số điểm quan trọng của các NH này cũng được tính toán.

Bảng 1.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố

thành công

Mức độ quan trọng

Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng C

Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1. 2. … Tổng

Tóm lại, ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh giữa các doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến các khả năng cạnh tranh của doan nghiệp trong ngành, qua đó giúp nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nhiệp cũng như điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và các điểm yếu mà doan nghiệp cần khắc phục.

1.2.3.2 Phân tích môi trường nội bộ

Phân tích môi trường nội bộ hay là phân tích các điểu kiện nguồn lực thực tại của NH, các hệ thống trong NH có được hay có thể huy động và kiểm soát được để đưa vào hoạt động kinh doanh. Ngân hàng cần phải nỗ lực để phân tích một cách cẩn thận các yếu tố nguồn lực nhằm xác định đúng đắn các điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó phải tìm cách tận dụng các điểm mạnh, loại bỏ những điểm yếu để đạt lợi thế tối đa trong chiến lược. Các nguồn lược này bao gồm:

Yếu tố về nhân lực: Chất lượng bộ máy lãnh đạo, trình độ chuyên môn giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng nhân viên, chính sách tuyển dụng, kinh nghiệm và tính năng động của nhân viên…, tất cả là những yếu tố tạo thế mạnh cho nhân hàng.

Yếu tố tài chính: Khả năng huy động tiền gửi và vay mượn trên các thị trường tài chính, nguồn vốn tự có, khả năng thanh toán, quy mô tài chính…, phản ánh lợi thế của NH so với các NH khác.

Yêu tố marketing: Là những yếu tố liên quan đến nghiên cứu thị trường KH và hệ thống thông tin marketing.

Yếu tố văn hóa: Văn hóa ngành NH biểu hiện qua hình ảnh một NH hoạt động minh bạch, môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, đánh giá công bằng về sự đóng góp của mọi cá nhân. Chính nó sẽ tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc và thu hút người giỏi đến với mình và tạo miềm tin đến KH và đối tác.

Sau khi phân tích các nhà quản trị có thế sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) như là công cụ dựng để tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của các bộ phận chức năng trong một NH và là cơ sở để xác định mối quan hệ của các bộ phận này. Các bước xây dựng ma trận IFE tương tự như các bước xây dựng ma trận EFE. Trong đó, điểm đánh giá của các yếu tố dựa vào mức độ quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đến năm 2020 (Trang 39)