Môi trường chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của siêu thị vinatex cần thơ (Trang 52 - 54)

Chính trị - pháp luật là yếu tố mà các doanh nghiệp phải quan tâm khi hoạt động tại các quốc gia, nếu chính trị ổn định sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, sự không ổn định về thể chế chính trị sẽ gây ra những khó khăn và rủi ro cho hoạt động cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn hiểu biết và nắm rõ luật pháp sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngƣợc lại, sự thiếu hiểu biết về luật pháp sẽ gây ra những trở ngại và tổn thất lớn đối với doanh nghiệp.

Việt Nam với môi trƣờng chính trị ổn định đƣợc các nhà đầu tƣ quốc tế đánh giá cao, điều này đã khẳng định sự bền vững về môi trƣờng đầu tƣ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất hoặc mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, thể chế kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc hoàn thành, phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh bình đẳng, huy động đƣợc nhiều nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình cải cách các văn bản pháp luật cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện cùng với việc cải cách hành chính, cải cách hệ thống thuế,..ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc phát triển sản xuất kinh doanh.

hàng hóa:

+ Luật Doanh nghiệp năm 2005;

+ Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trƣởng Bộ thƣơng mại ngày 24/09/2004 Về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thƣơng mại;

+ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/04/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

+ Nghị định số 126/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/2005 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lƣờng và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa;

+ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Ban hành về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa. Cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nƣớc địa phƣơng.

Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I, là trung tâm văn hóa kinh tế của Đồng bằng Sông Cửu Long nên rất đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ phát triển, hỗ trợ các chính sách đầu tƣ cho các công trình xây dựng để mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng - tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, UBND TP. Cần Thơ cũng đã tích cực chỉ đạo tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đầu mối tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ (theo quyết định số 77/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2006 của UBND TP. Cần Thơ về việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng kí mẫu dấu và Giấy chứng nhận đăng ký thuế theo cơ chế "một cửa liên thông" của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ) trong các lĩnh vực liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp nhằm phục vụ cho doanh nghiệp sớm tham gia vào thị trƣờng. Mô hình "một cửa liên thông" đánh dấu sự nỗ lực phối hợp của ba ngành, cán bộ của ba ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Công an thành phố và Cục thuế Cần Thơ cùng làm việc tại một nơi để giải quyết công việc. Điều đó đã giúp rút ngắn thời gian giải quyết. Giảm số lần doanh nghiệp phải đến liên hệ công việc, tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, TP. Cần Thơ sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ nghị quyết số 30c/NQ-CP về chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ nhƣ tăng cƣờng đào tạo cán bộ, xây dựng quy chế công vụ để đảm bảo công chức thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành nhằm hƣớng tới một nền hành chính hiện đại. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp (trong đó có Vinatexmart Cần Thơ) giải quyết đƣợc khó khăn trong các thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của siêu thị vinatex cần thơ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)