NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của siêu thị vinatex cần thơ (Trang 64)

4.2.1 Tình hình nhân sự

Đối với mỗi doanh nghiệp, đóng góp của yếu tố nhân lực vào sự phát triển chung là vô cùng quan trọng. Đối với siêu thị Vinatex Cần Thơ, trình độ, lòng nhiệt huyết, sự tận tâm và trung thành của nhân viên là những yếu tố tạo nên sự thành công cho siêu thị.

Bảng 4.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ và độ tuổi của Vinatexmart Cần Thơ Trình độ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ trọng (%) Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỉ trọng (%) Đại học 9 7 Dƣới 20 15 12 Cao đẳng 8 6 Từ 20 - 29 50 38 Trung học 15 12 Từ 30 - 39 35 27 Phổ thông 48 37 Từ 40 - 49 20 15 Dƣới lớp 12 50 38 50 trở lên 10 8 Tổng 130 100 130 100

Nguồn: Phòng tài chính - kế toán

Bảng 4.1 cho thấy cơ cấu nhân sự của Vinatexmart Cần Thơ có sự chênh lệch theo trình độ và độ tuổi. Về trình độ của nhân viên, tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học là 7% (9 ngƣời), con số này tƣơng đối thấp so với tổng số 130 nhân viên của siêu thị và các nhân viên này chủ yếu nằm trong Ban lãnh đạo

siêu thị và Bộ phận tài chính - kế toán và một số tổ trƣởng của các bộ phận. Tỉ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng, trung học lần lƣợt là 6% (8 ngƣời) và 12% (15 ngƣời). Nhân viên có trình độ phổ thông trung học và dƣới lớp 12 chiếm tỉ lệ cao trong tổng cơ cấu và lần lƣợt là 37% (48 ngƣời) và 38% (50 ngƣời), do siêu thị cần phải có một lực lƣợng nhân viên bán hàng đông đảo nên số lƣợng nhân viên lao động phổ thông là chủ yếu và áp đảo trong siêu thị.

Trong cơ cấu theo độ tuổi của nhân viên, số lƣợng nhân viên từ 20 đến 29 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 38% với 50 nhân viên, lao động trong độ tuổi này thƣờng có sức khỏe tố nhất, năng động nhất vì thế có thể hoàn thành tốt nhất các công việc đƣợc giao. Tỉ lện nhân viên từ 50 tuổi trở lên chiếm khoảng 8% (10 nhân viên), tuy chiếm số lƣợng ít nhƣng những nhân viên này đều có thâm niên và am hiểu sâu sắc về siêu thị nên có những ý kiến đóng góp quan trọng cho sự phát triển, cũng nhƣ đây là lực lƣợng nhân viên không thể thiếu trong siêu thị.

Tuy có sự chênh lệch về trình độ hay độ tuổi nhƣng tất cả các nhân viên của siêu thị đều có đặc điểm chung là nhiệt tình, tận tâm trong công việc, tích cực, nhiệt huyết đối với khách hàng và có lòng trung thành cao đối với siêu thị, chính nhờ những điều đó đã đem đến sự thành công không nhỏ cho siêu thị và góp phần nâng cao uy tín thƣơng hiệu Vinatexmart trong lòng khách hàng và đối tác. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo luôn chú trọng tới công tác đào tạo đội ngũ nhân viên nhƣ tiến hành đào tạo tại chỗ cho nhân viên, riêng đối với các tổ trƣởng các ngành hàng, bảo vệ, thu ngân, marketing,.. đƣợc đào tạo tại chỗ hay tổ chức đào tạo tại TP.HCM, bên cạnh đó Ban lãnh đạo luôn khuyến khích nhân viên tự học nâng cao trình độ, tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, bố trí ca làm việc thích hợp để nhân viên có thời gian học tập nâng cao trình độ.

Bảng 4.2: Bảng hệ số lƣơng trung bình của nhân viên phân theo trình độ (tháng 6/2014)

Trình độ Định suất (đồng) Hệ số lƣơng TB Lƣơng TB (đồng)

Đại học 800.000 3,74 2.992.000

Cao đẳng 800.000 3,34 2.672.000

Trung học 800.000 3,21 2.586.000

PTTH 800.000 2,91 2.328.000

Dƣới lớp 12 800.000 2,51 2.008.000

Nguồn: Phòng tài chính - kế toán

nhân viên siêu thị Viantex Cần Thơ trong tháng 6/2014. Từ hệ số lƣơng trung bình và định suất lƣơng cơ bản ta tính đƣợc lƣơng trung bình của nhân viên theo từng trình độ. Qua kết quả thu đƣợc ta thấy lƣơng trung bình của nhân viên còn khá thấp (dao động trong mức 2 triệu đến 3 triệu đồng), vì vậy Ban lãnh đạo siêu thị cần đƣa ra các chiến lƣợc nhằm gia tăng lợi nhuận từ đó tăng lƣơng cho nhân viên.

Tuy nhiên bảng 4.2 chỉ cho ta đƣợc kết quả tƣơng đối về lƣơng của nhân viên, bởi vì chính sách trả lƣơng cho nhân viên của siêu thị Vinatex Cần Thơ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ: chức vụ, bộ phận, thâm niên, số ngày công tác,.. Nếu nhân viên có các yếu tố đó khác nhau thì hệ số lƣơng sẽ khác nhau, từ đó dẫn đến lƣơng cũng khác nhau, có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức lƣơng trung bình. Bên cạnh đó, hàng tháng những nhân viên có thu nhập thấp sẽ đƣợc hỗ trợ một khoảng phụ cấp để gia tăng thu nhập (khoảng phụ cấp = hệ số phụ cấp tháng * định suất). Với chính sách này đã tạo nên động lực cố gắng làm việc trong nhân viên, tuy nhiên cũng tạo nên mặt tiêu cực là một số nhân viên sẽ ỷ lại vào khoảng lƣơng phụ cấp nhận đƣợc mà không cố gắng làm việc. Vì thế, Ban lãnh đạo siêu thị cần đƣa ra các tiêu chuẩn cho các nhân viên trong việc hƣởng lƣơng phụ cấp.

4.2.2 Môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp có thể đƣợc hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của Doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung.

Tại siêu thị Vinatex Cần Thơ môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp đƣợc xây dựng dựa trên giá trị cốt lõi của siêu thị. Toàn thể cán bộ công nhân viên của siêu thị luôn luôn quan sát, lắng nghe những ý kiến đóng góp, am hiểu và phục vụ tận tình nhu cầu khách hàng cũng nhƣ luôn tạo đƣợc mối quan hệ thân thiện với khách hàng. Siêu thị luôn gìn giữ và phát huy giá trị của bản sắc gia đình Việt, các thành viên luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc không phân biệt chức vụ, độ tuổi, các nhân viên luôn đối xử với nhau cũng nhƣ đối với khách hàng nhƣ các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của siêu thị luôn có một lòng trung thành sâu sắc, tận tụy, nhiệt huyết, sáng tạo trong công tác, điều đó cũng góp phần xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp. Hơn nữa, Siêu thị luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò thúc đẩy phong trào "Ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt", luôn

mang đến cho khách hàng những sản phẩm Việt Nam chất lƣợng tốt nhất, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.

Phong cách lãnh đạo của Ban giám đốc siêu thị cũng góp phần xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp cho siêu thị Vinatex Cần Thơ. Các thành viên trong Ban lãnh đạo siêu thị là những ngƣời có gắn bó sâu sắc và am hiểu rõ ràng về hoạt động của siêu thị trong những năm vừa qua. Các thành viên Ban giám đốc luôn giải quyết công việc dựa vào các nguyên tắc đã đƣợc đặt ra, luôn thƣởng phạt phân minh, tạo đƣợc sự công bằng trong công việc, không có yếu tố thiên vị nên tạo sự tín nhiệm mạnh mẽ trong nhân viên. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo siêu thị luôn quan tâm sâu sắc tới nhân viên nhƣ tạo điều kiện để nhân viên học tập nâng cao trình độ, hàng năm tổ chức các chƣơng trình vui chơi giải trí cũng nhƣ khuyến khích nhân viên tham gia vào các chƣơng trình nhân đạo cho nhân viên tham gia. Với cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhƣ hiện nay đã giúp cho siêu thị đạt đƣợc nhiều thành công vì vậy trong tƣơng lai siêu thị cần duy trì và cố gắng xây dựng một môi trƣờng văn hóa tốt hơn nữa.

4.2.3 Tình hình tài chính

Năng lực về tài chính cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu, tác giả sẽ trình bày tình hình tài chính của siêu thị thông qua việc phân tích một số tỷ số tài chính nhƣ: các tỷ số hoạt động, tỉ số khả năng sinh lời, tỉ số hiệu quả hoạt động chi phí.

Bảng 4.3: Tổng hợp một số tỷ số tài chính của Siêu thị Vinatex Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Tỷ số hoạt động Vòng quay luân chuyển hàng tồn kho Vòng 11,14 10,82 12,29 9,49 7,16 Vòng quay các

khoản phải thu Lần 0,125 0,114 0,108 0,033 0,037

Tỷ số về khả năng sinh lợi

Tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE) % 28,64 22,53 21,27 10,07 9,10 Tỷ số lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA) % 12,50 9,13 8,54 4,40 3,76 Tỷ số lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS) % 2,50 2,08 1,74 1,58 1,56 Tỷ số về hiệu quả sử dụng chi phí Giá vốn hàng bán/doanh thu thuần % 84,97 84,44 87,07 87,32 87,95 Chi phí bán hàng/doanh thu thuần % 9,97 10,53 9,26 8,81 8,63 Chi phí quản lý doanh nghiệp/ doanh thu thuần

% 1,74 1,88 1,46 1,86 1,50

Nguồn: Phòng tài chính - kế toán

4.3.2.1 Các tỷ số hoạt động

a. Vòng quay luân chuyển hàng tồn kho

Tỷ số này cho biết trong một năm hoạt động, doanh nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, số ngày hàng lƣu trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn đƣợc nâng cao và ngƣợc lại.

Tại siêu thị Vinatex Cần Thơ, tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 10,82 vòng giảm 0,32 vòng so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2012 sự thâm nhập của siêu thị Big C vào thị trƣờng Cần Thơ đã làm ảnh hƣởng đến lƣợng hàng bán ra của siêu thị Vinatex Cần Thơ, vì vậy dẫn đến lƣợng hàng tồn kho tăng. Đến năm 2013, do tình hình kinh tế đã ổn định trở lên và siêu thị có những chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả nên lƣợng hàng bán ra đã tăng trở lại, lƣợng hàng tồn kho giảm vì vậy làm cho tỉ số vòng quay hàng tồn kho cũng tăng so với năm 2012 (cụ thể tỉ số này vào năm 2013 là 12,29 vòng tăng 1,47 vòng so với năm 2012). Đến đầu năm 2014, do áp lực cạnh tranh trở nên gay gắt hơn đã ảnh hƣởng lớn đến siêu thị vì vậy làm cho tỷ số này giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2013 (cụ thể tỷ số này đạt 7,16 vòng giảm 2,33 vòng so với cùng kỳ năm trƣớc). Tuy nhiên nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua biến động của tỷ số vòng quay hàng tồn kho biến động không lớn chúng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho của siêu thị là tƣơng đối tốt.

b. Vòng quay các khoản phải thu

Tỷ số này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thƣớc đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tiền thu về quỹ càng nhanh, kỳ thu tiền ngắn và ngƣợc lại.

Bảng 4.3 cho thấy đƣợc vòng quay các khoản phải thu của siêu thị Vinatex có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2011-2013, cụ thể năm 2012 giảm 0,011 lần so với năm 2011 và năm 2013 giảm 0,036 lần so với năm 2012, điều này chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu của siêu thị năm sau kém hơn năm trƣớc. Tuy nhiên đến đầu năm 2014, tỷ số này đã có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại so với cùng kỳ năm 2013 (tăng khoảng 0,04 lần), qua đó cho thấy siêu thị đã có những chính sách để quản lý các khoản phải thu tốt hơn.

4.2.3.2 Các tỷ số về khả năng sinh lợi

a. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và ngƣợc lại. Bảng 4.3 cho ta thấy đƣợc với 1 đồng vốn chủ sở hữu, siêu thị Vinatex Cần Thơ sẽ thu về đƣợc 0,2864 đồng lợi nhuận vào năm 2011, năm 2012 thu đƣợc 0,2253 đồng (giảm 0,0611 đồng so với năm 2011), đến năm 2013 con số này tiếp tục giảm còn 0,2127 đồng (giảm 0,0126 đồng so với năm 2012). Đến đầu năm 2014, tỷ số này vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2013 (cụ thể đạt 0,0910 đồng, giảm 0,007 đồng so với cùng kỳ năm trƣớc). Số liệu trên cho thấy việc sử dụng vốn của siêu thị đang

dần kém hiệu quả, gây ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của siêu thị. b. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số ROA cho biết trong một năm hoạt động của doanh nghiệp, một đồng tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Bảng 4.3 cho thấy đƣợc tỷ số ROA của siêu thị Viantex có xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn 2011-2013, cụ thể với 1 đồng tài sản bỏ ra siêu thị thu đƣợc 0,0913 đồng (giảm 0,0337 đồng so với năm 2011), 0,0854 đồng trong năm 2013 (giảm 0,059 đồng so với năm 2012). Đến đầu năm 2014, tỷ số này vẫn không có xu hƣớng tiến triển tốt, có nghĩa là so với năm cùng kỳ năm 2013 tỷ số ROA vẫn giảm, cụ thể với một đồng tài sản siêu thị thu đƣợc 0,0376 đồng lợi nhuận (giảm 0,0064 đồng so với cùng kỳ năm 2013). Qua các số liệu trên cho ta thấy đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản của siêu thị là chƣa tốt, làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của siêu thị, vì thế trong tƣơng lai Ban lãnh đạo cần đƣa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng này.

c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu đƣợc tạo ra trong kỳ hoạt động. Nói cách khác, tỷ số này cho ta biết một đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng 4.3 cho ta thấy đƣợc tỷ số ROS của siêu thị Viantex Cần Thơ giảm dần trong giai đoạn 2011-2013, cụ thể ROS của năm 2012 là 2,08% (giảm 0,42% so với năm 2011), đến năm 2013, tỷ số tiếp tục giảm còn 1,74% (giảm 0,34% so với năm 2012). Đến đầu năm 2014, tỷ số này vẫn tiếp tục giảm và đạt 1,56% (giảm 0,02%) so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến việc tỷ số ROS liên tục giảm trong các năm vừa qua là vì mặc dù doanh thu có tăng nhƣng tốc độ lại chậm hơn tốc độ tăng của chi phí (phân tích ở phần 3.3) vì vậy dẫn đến lợi nhuận bị giảm qua các năm, từ đó kéo theo tỉ số ROS cũng bị giảm.

4.2.3.3 Các tỷ số về hiệu quả sử dụng chi phí

a. Tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

Tỷ số này cho ta biết đƣợc với một đồng doanh thu thu đƣợc doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngƣợc lại.

Bảng 4.3 cho thấy đƣợc tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của siêu thị Vinatex cần Thơ tăng giảm không đồng đều theo thời gian. Cụ thể, năm 2011 tỷ số này 84,97% (nghĩa là để thu đƣợc 1 đồng doanh thu siêu thị

phải bỏ ra 0,8497 đồng giá vốn hàng bán), đến năm 2012 tỷ số này là 84,44% (giảm 0,53% so với năm 2011), qua đó cho thấy đƣợc siêu thị đã kiểm soát giá vốn hàng bán tốt hơn 2011. Tuy nhiên đến năm 2013, tỷ số này không những tăng mà còn tăng mạnh so với năm 2012 (cụ thể là 87,07% tăng 2,63% so với năm 2102). Đến đầu năm 2014, tỷ số này vẫn tiếp tục tăng và đạt 87,95% (tăng 0,63% so với cùng kỳ năm 2013). Nguyên nhân dẫn đến tỷ số này tăng là do biến động của giá cả thị trƣờng và sự tăng giá cả điện, nƣớc, xăng,.. làm cho giá vốn hàng bán tăng.

b. Tỷ số chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của siêu thị vinatex cần thơ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)