Siêu thị Vinatex Cần Thơ khai trƣơng vào ngày 22 tháng 07 năm 2006 theo quyết định số 22/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị Tập đoàn dệt may Việt Nam.
Trung tâm thiết kế có 4 tầng, gồm 5 ngành hàng chính: dệt may, thực phẩm, hóa phẩm, hàng gia dụng và thực phẩm tƣơi sống. Trong đó ngành dệt may là ngành hàng chủ lực của siêu thị. Thiết kế các tầng của siêu thị Vinatex Cần Thơ gồm:
- Tầng trệt: phía trƣớc là khu vực giữ xe cho khách hàng và xe của nhân viên, phía sau là khu vực nhà ăn của nhân viên, cạnh bên là kho tạm nơi liên hệ công tác và lƣu trữ hàng hóa siêu thị.
- Tầng 1: là khu vực tự chọn của các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm tƣơi sống, hóa mỹ phẩm, thực phẩm công nghệ,… phía trƣớc là khu vực dành cho các doanh nghiệp khác thuê mặt bằng nhƣ: thức ăn nhanh KFC, quầy bán các loại trang sức, các loại nƣớc hoa, túi xách,… và cũng là nơi đặt quầy tính tiền cho khách hàng, quầy dịch vụ giữ đồ cho khách và giải đáp thắc mắc cho khách hàng về chƣơng trình khuyến mãi, chiết khấu, làm thẻ ƣu đãi cho khách hàng,….
- Tầng 2: đây là khu vực dành cho các nhãn hiệu quần áo cao cấp thuê mặt bằng nhƣ: Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Hòa Thọ, Bình Minh, Thiên Ngân,… một số mặt hàng may mặc hạng trung của tập đoàn dệt may Việt Nam và đặc biệt có 3 nhãn hàng riêng của Vinatex là: Dora, Suri, Roni.
- Tầng 3: là khu vực dành cho các doanh nghiệp khác thuê mặt bằng kinh doanh các trò chơi nhƣ: bắn cá, nhảy Audition, gấp thú nhồi bông, tô tƣợng, tranh cát, karaoke, xe điện đụng, … và các loại nƣớc giải khát.
- Tầng 4: Hiện tại đang tìm kiếm đối tác để cho thuê mặt bằng.
Năm 2009, siêu thị Vinatex Cần Thơ đã phát triển thêm siêu thị mini tại số 315, quốc lộ 91B, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của siêu thị Vinatexmart Cần Thơ
3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức:
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức Siêu thị Vinatex Cần Thơ.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh, 2014.
Ghi chú:
Quản lý trực tiếp
Quản lý gián tiếp đồng thời tham mƣu đề xuất quản lý trực tiếp
3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
a. Ban lãnh đạo
- Giám đốc: là ngƣời đại diện pháp lý cho siêu thị, có quyền hạn ký hợp đồng mua bán hàng hóa tại siêu thị, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về mọi hoạt động của công ty, là ngƣời cao nhất của siêu thị có quyền quyết định trong việc điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch của cấp trên, chịu trách nhiệm trƣớc tập thể lao động, cấp trên của công ty trƣớc pháp luật về mọi kết quả kinh doanh và các quyết định của mình.
Giám Đốc PGĐ Th ự c ph ẩ m côn g ngh ệ Th ự c ph ẩm tƣ ơi s ố ng Hóa ph ẩm, đồ dùn g May m ặ c Kho Bảo v ệ B ả o trì K ế toán
Thu ngân Đi
ệ n toán Marketing Bếp ăn tập thể Tạp vụ Tổ ch ứ c hành c hính
- Phó giám đốc: là ngƣời trợ giúp cho Giám đốc, giúp Giám đốc điều hành và quản lý siêu thị theo ủy quyền của Giám đốc siêu thị để quản lý và chỉ đạo. Thƣờng xuyên báo cáo tình hình hoạt động cho giám đốc siêu thị, là ngƣời có chuyên môn về kinh doanh thƣơng mại, có kỹ năng quản lý nhân sự. Trực tiếp quản lý và chỉ đạo một số bộ phận nhƣ: ngành hàng thực phẩm công nghệ, thực phẩm tƣơi sống, hóa phẩm đồ dùng, may mặc và quản lý kho của siêu thị (ngƣời giữ kho có nhiệm vụ kiểm hàng hóa từ tổng công ty chuyển xuống).
b. Bộ phận tổ chức hành chính
Tổ chức thực hiện các công tác hành chính, quy hoạch nhân sự và công tác văn chính trị của siêu thị. Tổ chức thực hiện các công tác văn thƣ, hành chính và lƣu trữ của siêu thị. Xây dựng và triển khai các kế hoạch đƣợc giám đốc phê duyệt, tổng hợp tình hình hoạt động của siêu thị. Theo dõi và đề xuất với giám đốc các chế độ chính sách cho cán bộ, chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên. Tổ chức thực hiện các công tác chính trị, tƣ tƣởng, các công tác thi đua, khen thƣởng, kỷ luật và các hoạt động giao lƣu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
c. Bộ phận Marketing
Chịu trách nhiệm nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh tại khu vực siêu thị hoạt động. Phát động các chƣơng trình khuyến mãi của siêu thị (nhƣ phát cẩm nang mua sắm, tờ rơi quảng cáo) đến với ngƣời tiêu dùng, xây dựng các chƣơng trình khuyến mãi, tổ chức các sự kiện tại siêu thị theo các chƣơng trình của tổng công ty đƣa về và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các dịch vụ chăm sóc khách hàng (phát thƣởng, phát quà sinh nhật, giải đáp các thắc mắc của khách hàng đối với chƣơng trình của siêu thị) theo các chƣơng trình đã quy định.
d. Bộ phận điện toán: Có nhiệm vụ thống kê các hàng nhập từ công ty chính đƣa về, lập mã nhà cung cấp, mã hàng hóa và xử lý số liệu. Các số liệu này sẽ làm số liệu cho kế toán nhập liệu và kiểm tra.
e. Bộ phận thu ngân: Có chức năng kiểm tra hàng hóa, xem hàng hóa có mã vạch hay không, tổ chức thanh toán cho khách hàng, tính hóa đơn và tiếp nhận tiền của khách hàng rồi nộp tiền cho phòng kế toán.
f. Bộ phận kế toán
- Tổ chức chỉ đạo, thực hiện thống nhất các công tác chỉ đạo của luật kế toán Việt Nam ban hành và các quy luật do tổng công ty ban hành.
hoạch tài chính với cấp trên cũng nhƣ các cơ quan quản lý khác.
- Theo dõi các khoản nợ phải thu, phải thanh toán đúng khoản mức các khoản nợ vay.
- Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định.
- Phải báo cáo kết quả tài chính liên quan đến siêu thị lên Tập đoàn. g. Bộ phận bảo trì
- Phân phối với các phòng ban để thu thập thông tin bảo trì, sửa chữa để chuẩn bị đầy đủ phụ tùng, nhân lực cho việc bảo trì.
- Theo dõi thực thi các công việc bảo trì, cập nhật các hệ thống liên quan đến công việc của công ty.
- Thực hiện các báo cáo về thực hiện các công việc bảo trì, tình trạng các thiết bị chính xác và kịp thời.
h. Bộ phận bảo vệ
Chịu trách nhiệm bảo vệ xung quanh siêu thị về trật tự an ninh, xuất nhập hàng hóa, bảo vệ hàng hóa, tài sản của siêu thị, hƣớng dẫn khách hàng vào mua hàng thực hiện đúng nội quy của siêu thị, hỗ trợ khách hàng khi khách hàng có nhu cầu, giúp khách hàng vận chuyển hàng hóa ra ngoài siêu thị, giao hàng tận nhà cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu và phối hợp với các bộ phận khác để xử lý vi phạm.
i. Bộ phận bán hàng
- Trƣởng ngành hàng chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về tất cả hoạt động, các vấn đề phát sinh của tổ, tổ chức phân công và kiểm tra giám sát các nhiệm vụ đƣợc giao của nhân viên bán hàng trực thuộc tổ của mình, xử lý các vấn đề nảy sinh thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
- Nhân viên của tổ có chức năng bán hàng, tổ chức trƣng bày hàng hóa và phục vụ khách hàng, tƣ vấn cho khách hàng, có trách nhiệm quản lý tốt hàng hóa trong phạm vi đƣợc phân công, phải thu thập nhận biết các nhu cầu, phản ánh của khách hàng đến ngƣời quản lý.
3.2.3 Những ngành hàng kinh doanh chủ yếu
3.2.3.1 Ngành hàng may mặc
Là một công ty con của Tập đoàn Dệt May Việt Nam nên siêu thị Vinatex Cần Thơ rất có thế mạnh về ngành hàng may mặc và đây cũng là ngành hàng chủ lực của siêu thị. Các mặt hàng may mặc rất đa dạng và phong
phú với rất nhiều chủng loại hàng hóa thời trang nhƣ quần áo trẻ em, quần áo ngƣời lớn, đồng phục học sinh, đồng phục công sở, giày dép, cặp, nón.... Các sản phẩm do siêu thị cung cấp mang thƣơng hiệu của các công ty may mặc nổi tiếng trong nƣớc nhƣ: Việt Tiến, Thành Công, May Nhà Bè, May 10, Hòa Thọ, Bình Minh, Thiên Ngân, Phan Thị Lan,..., đặc biệt siêu thị Vinatex đã cho ra đời các sản phẩm mang thƣơng hiệu Vinatexmart nhƣ các nhãn hàng Dora, Suri, Roni. Ngành dệt may cũng cung cấp cho khách hàng dịch vụ lên lai miễn phí để giúp khách hàng có đƣợc những sản phẩm nhƣ ý muốn, dịch vụ này cũng đã góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Để phát huy thế mạnh cũng nhƣ góp phần thực hiện mục tiêu chung của Tập đoàn là trở thành đầu mối tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất, Siêu thị Vinatex Cần Thơ đã dành toàn bộ lầu 2 để trƣng bày các sản phẩm may mặc, tạo cho khách hàng không gian mua sắm thoải mái với nhiều chủng loại hàng hóa chất lƣợng cao.
3.2.3.2 Ngành hóa mỹ phẩm
Ngành hóa mỹ phẩm kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau nhƣ: mỹ phẩm (Dầu Gội, Sữa Tắm, Kem, Nƣớc Hoa, Kem Đánh Răng, Thuốc Nhuộm Tóc,...), hóa tẩy (Nƣớc Rửa Kiếng, Nƣớc Lau Sàn, Nƣớc Rửa Chén, Tẩy Quần Áo, Xịt Phòng, Khử Mùi, Bột Giặt, Nƣớc Xả Vải,...), các sản phẩm dành cho trẻ em (Tả Giấy, Khăn Ƣớt, Dầu Thơm, Dầu Gội, Phấn Thơm,...) và một số sản phẩm thiết yếu khác. Các sản phẩm này đến từ các thƣơng hiệu và các nhà cung cấp hàng đầu trong và ngoài nƣớc nhƣ: Mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, Kao Việt Nam, Unza, Unilever, P&G,...
Ngành hóa mỹ phẩm của siêu thị chủ trƣơng luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm thiết yếu, chất lƣợng, đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
3.2.3.3 Đồ dùng
Ngành hàng này bao gồm các sản phẩm nhƣ: nồi cơm điện, bếp gas, tủ quần áo, ấm đun nƣớc, máy sấy tóc, tô, chén, dĩa, bình hoa, dao, thớt, thao, rổ, bộ tách trà, bình lọc trà, bình nƣớc giữ nhiệt và các sản phẩm cần thiết khác phục vụ tối đa nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Các sản phẩm đƣợc trƣng bày đẹp mắt, khoa học giúp khách hàng thuận tiện trong việc tham quan và mua sắm.
3.2.3.4 Ngành thực phẩm công nghệ
Đối với ngành hàng này có rất nhiều nhà cung cấp nhƣ Vifon, Masan, Tƣờng An, Bibica, Pepsi, Coca - cola, Tân Hiệp Phát,... bao gồm các sản phẩm nhƣ mì gói, hủ tiếu gói, cháo ăn liền, nƣớc chấm, gia vị, nƣớc giải khát, sữa
tƣơi, sữa đặc, sữa bột, bột ngũ cốc, bia rƣợu,... đáp ứng tối đa nhu cầu ngƣời tiêu dùng.
3.2.3.5 Thực phẩm tươi sống
Đây là ngành hàng bao gồm các sản phẩm rau, củ, trái cây tƣơi, cá, thịt, các sản phẩm đã qua sơ chế hoặc đóng gói sẵn nhƣ: canh chua, cá kho, lẩu, tôm khô, khô, dƣa cải,... và các món ăn vặt nhƣ chè, rau câu dừa, sinh tố,... Đặc biệt, gần đây ngành hàng này đã cung cấp thêm các thực phẩm nấu chín và cơm trƣa phục vụ cho những khách hàng không có nhiều thời gian.
Vị trí của các ngành hàng trên là ở tầng 1 của siêu thị. Ở cửa vào, đầu tiên là ngành hàng hóa mỹ phẩm, tiếp đến là đồ dùng, phía bên trái là thực phẩm công nghệ và cuối cùng phía sau thực phẩm công nghệ là ngành hàng tƣơi sống. Với cách bố trí khoa học này siêu thị Vinatex Cần Thơ luôn mong muốn đem đến cho khách hàng không gian mua sắm thuận tiện và thoải mái nhất.
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.3.1 Tình hình doanh thu
Đối với một doanh nghiệp, doanh thu là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp và thông qua yếu tố này cũng phần nào cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Đối với siêu thị Vinatex Cần Thơ cũng không ngoại lệ.
Bảng 3.1: Doanh thu của siêu thị giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Doanh thu bán hàng 263.608,6 255.585,8 281.599,1 152.205,7 137.432,7 Doanh thu tài
chính 68,9 76,1 67,4 35,3 35,3
Doanh thu khác 948,1 1.091,2 982,1 557,2 615,7
Tổng doanh thu 264.625,6 256.753,1 282.648,6 152.798,2 138,083.7
Nguồn: phòng tài chính - kế toán
Bảng 3.1 cho ta thấy doanh thu của siêu thị Vinatex Cần Thơ tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn 2011-2013. Tổng doanh thu năm 2012 (256.753,1 triệu đồng) giảm 7.872,5 triệu đồng (giảm khoảng 2,97%) so với năm 2011 (264.625,6 triệu đồng), nhƣng đến năm 2013 thì doanh thu đã tăng mạnh trở lại với tổng doanh thu là 282.648,6 triệu đồng tăng khoảng 25.895,5 triệu đồng (khoảng 10,09%) so với năm 2012. Trong tổng doanh thu của năm 2013 thì 6 tháng đầu năm chiếm khoảng 54% (152.798,2 triệu đồng) và theo báo cáo của Phòng tài chính - kế toán thì 6 tháng đầu năm 2014 vừa qua doanh thu đạt khoảng 138.083,7 triệu đồng (giảm 14.714,5 triệu đồng tƣơng đƣơng 9,6%) so với cùng kỳ năm 2013.
Sự tăng giảm không đồng đều về doanh thu của siêu thị Vinatex Cần Thơ xuất phát từ các nguyên nhân sau đây: năm 2012, do siêu thị Big C với tiêu chí "Giá rẻ cho mọi nhà" đã tấn công vào thị trƣờng Cần Thơ tạo nên làn sóng mua sắm mới kích thích ngƣời tiêu dùng đến tham quan mua sắm, vì thế Big C đã giành bớt thị phần của các siêu thị khác trên cùng địa bàn, trong đó có siêu thị Vinatex Cần Thơ, điều đó góp phần làm giảm doanh thu của siêu thị. Đến năm 2013, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng bán lẻ ở nƣớc ta, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 5,42% cao hơn mức tăng trƣởng 5,25% của năm 2012 (thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 1.900 USD tăng khoảng 18,75% so với mức 1.600 USD năm 2012), chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng đã giảm từ 6,81% năm 2012 xuống còn 6,04% năm 2013 (Bộ Tài Chính, 2014),... đã kích thích nhu cầu mua sắm của ngƣời tiêu dùng tăng cao, Siêu thị Vinatex với vị trí địa
lý thuận lợi: nằm ở trung tâm thành phố, dân cƣ đông đúc,... đã trở thành nơi lựa chon để mua sắm hoàn hảo cho ngƣời dân, bên cạnh đó ban lãnh đạo siêu thị cũng đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh mới, các chính sách ƣu đãi mới dành cho khách hàng nhằm thu hút lƣợng khách đến mua sắm nhiều hơn, chính nhờ những lý do trên mà doanh thu của siêu thị đã tăng mạnh vào năm 2013. Nhƣng đến đầu năm 2014, siêu thị Co-op Mart đã mở rộng quy mô kinh doanh kết hợp với việc xây dựng Trung tâm mua sắm Sense City lại một lần nữa tạo nên làn sóng mua sắm mới mẽ trong ngƣời tiêu dùng và chính vì chƣa thực sự trung thành với siêu thị Vinatex Cần Thơ nên khách hàng dễ dàng chuyến sang mua sắm ở nơi khác nếu họ cho rằng nơi đó thu hút họ hơn, vì vậy doanh thu của siêu thị cũng giảm đi.
Bảng 3.1 còn cho ta thấy đƣợc doanh thu của siêu thị chủ yếu do hoạt động bán hàng mang lại với tỉ lệ trên 99%, các khoảng doanh thu khác chỉ chiếm khoảng 1%. Doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu của các ngành hàng khác nhau: may mặc, hóa phẩm, đồ dùng, thực phẩm công nghệ, thực phẩm tƣơi sống (đƣợc thể hiện trong bảng 3.2).
Bảng 3.2: Doanh thu của từng ngành hàng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Ngành hàng Năm 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 May mặc 89.916,9 89.173,9 99.432,6 53.774,3 48.664.9 Hóa phẩm 41.544,7 36.906,6 42.605,9 22.998,3 20.848,5 Đồ dùng 17.240 17.967,7 18.078,7 9.847,7 8.823,2 Thực phẩm công nghệ 78,660 78.541,5 84.986,6 46.042,2 41.545,9 Thực phẩm tƣơi sống 36,246 32.996,1 36.495,2 19.543,2 17.550,2 Tổng doanh thu bán hàng 263.608,6 255.585,8 281.599,1 152.205,7 137.432,7