Chính sách chính thống trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi đi cùng với thể chế XHCN đã dẫn đến suy giảm lớn về sản lợng và thu nhập kèm theo lạm phát cao trong hầu hết các nớc XHCN. Từ kinh nghiệm của các nớc chuyển đổi chúng ta rút ra một số bài học cho Lào.
Vấn đề thứ nhất là lựa chọn chiến lợc kinh tế. Tự do hoá và quốc tế hoá phải đợc thực hiện với sự can thiệp thông minh và mạnh mẽ của nhà nớc trong các thị tr- ờng sẽ là rất cần thiết trong quá trình chuyển đổi.
Thứ hai, nên thận trọng khi lựa chọn và thực hiện các chính sách kiềm chế lạm
phát vì hầu hết các biện pháp nh thắt chặt tài chính, tiền tệ, chính sách thu nhập không chỉ có thể dừng lạm phát quán tính với cái giá quá cao không thể chấp nhận đợc là việc giảm tiền lơng hoặc tăng thất nghiệp. Nếu giá tăng ở tỷ lệ 2 hoặc 3 con số/năm cần đợc giảm đi trong tơng lai, việc thắt chặt các chính sách tài chính, tiền tệ, thu nhập phải đợc bổ sung bằng các biện pháp kiểm soát giá.
Thứ ba, không nên phá giá quá mạnh vì việc phá giá quá mạnh (nh ở Ba Lan
hoặc Czechoslovakia) đã đa đến giảm tiền lơng thực tế xuống mức quá thấp và lạm phát nhập khẩu nhiên liệu đã xảy ra đòi hỏi các chính sách thắt chặt. Các chính sách thắt chặt nh lãi suất cao đã không đánh vào các doanh nghiệp nhà nớc và hầu nh làm việc tăng nợ nần dây da giữa các doanh nghiệp, nó đã đánh vào khu vực kinh tế t nhân và các doanh nghiệp nhỏ cũng nh khu vực nông nghiệp và gây hại cho sự phát triển của các khu vực này.
Thứ t, liên quan đến việc xác định sản lợng, cắt giảm tiền lơng thực tế đã dẫn
đến giảm tổng cầu, gây ảnh hởng đến mức sản xuất trong những năm đầu chuyển đổi. Đầu t trong giai đoạn này ở mức rất thấp do thiếu chính sách khuyến khích đầu t, bất ổn trong môi trờng kinh doanh và tỷ lệ tiết kiệm thấp do sự thâm nhập quá lớn của hàng nhập khẩu vào giỏ hàng hoá tiêu dùng của các hộ gia đình (đây là kết quả của tự do hoá ngoại thơng). Bài học rút ra từ tình trạng này là Lào không nên thực hiện cắt giảm tiền lơng quá mức và đồng thời phá giá quá mạnh, nên áp dụng chính sách khuyến khích đầu t.
Thứ năm, tiếp theo các chính sách là các vấn đề gây tranh cãi khác, các nớc
nên ổn định lạm phát hoặc cán cân thanh toán, sau đó điều chỉnh theo hớng tăng sản lợng cân bằng. Trong thực tế, hai lĩnh vực pha trộn lẫn nhau: giảm lạm phát có thể không thực hiện đợc trừ khi và cho đến khi sản lợng bắt đầu tăng lên, trong khi phản ứng cung rất yếu trong môi trờng bất ổn về tơng lai do mất cân đối kinh tế vĩ mô.
Thứ sáu, tự do hoá quá mức cũng phải đợc xem xét thận trọng, vì thị trờng
trong nớc đã đợc mở quá dễ dàng và quá mạnh mẽ, cần phải thực hiện chính sách bảo hộ. Trong một trật tự tối u của tự do hoá kinh tế, thiết lập một hệ thống tài chính nhị
nguyên và kiểm soát hai giá áp dụng khác nhau cho khu vực truyền thống và khu vực đã đợc tự do hoá trong những năm đầu chuyển đổi là thích hợp. Trung Quốc là một ví dụ điển hình về thành công của cách tiếp cận dần dần đối với tự do hoá nền kinh tế. Mô hình kiểm soát nhị nguyên đó đã đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô khi thực hiện tự do hoá ở Trung Quốc.
Thứ bảy, kinh nghiệm của các nớc đang phát triển đã chỉ ra rằng rất ít nền
kinh tế thành công trong chuyển đổi mà không cần tiếp cận nhiều với nguồn ngoại hối (từ sự giúp đỡ của bên ngoài, từ xuất khẩu hoặc đi vay…). Tuy nhiên, các nguồn vốn chảy vào đến lợt nó sẽ làm tăng cầu hoặc ảnh hởng tới thu nhập gây áp lực lạm phát. Ngoại tệ không phải là điều kiện đủ cho tăng trởng. Quan trọng hơn là làm thế nào để chuyển các nguồn ngoại tệ đó vào một motor cho tăng trởng sản lợng. Để đạt đợc mục tiêu này, chính phủ phải cải tổ doanh nghiệp nhà nớc (DNNN) và tạo điều kiện cho khu vực t nhân phát triển, khuyến khích họ tiết kiệm, đầu t và hấp thụ công nghệ mới.
Cuối cùng, một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của quá trình chuyển đổi là phải có một chính phủ mạnh có khả năng hoạch định chính sách tốt, điều hành cải tổ một cách hiệu quả, và để đạt đợc sự ổn định tiền tệ, ngân hàng Trung - ơng phải đợc độc lập trong việc điều hành chính sách tiền tệ và ngăn chặn việc tiền tệ hoá thâm hụt ngân sách nhà nớc.
Tóm tắt chơng 1
Qua việc phân tích lạm phát ở các nớc XHCN trong qúa trình chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trờng, chúng ta rút ra một quy luật chung cho các nền kinh tế chuyển đổi đó là không có một nớc nào tiến hành chuyển đổi sang kinh tế thị trờng mà không có lạm phát. Điều này có thể hiểu đợc vì chuyển đổi sang kinh tế thị trờng ít nhất đã bộc lộ lạm phát ngầm hoặc “money overhang” đã đợc che dấu bởi cơ chế cũ. Quan trọng hơn, trong quá trình chuyển đổi cơ chế cũ đã bị phá vỡ nhng không đợc loại bỏ hoàn toàn, và cơ chế mới đã đợc thiết lập nhng cha hoạt động có hiệu quả. Thờng thì những nớc nào càng ít gắn chặt với học thuyết kế hoạch hoá tập trung chính thống càng có khả năng chống đỡ tốt hơn cú sốc cải tổ và ít thiệt hại hơn trong hành trình tới nền kinh tế thị trờng. Chỉ một số rất ít nớc đã thích hợp hoàn toàn và đã giành đợc kết quả mong muốn từ cải tổ. Hungari là một ví dụ điển hình, họ đã bắt đầu cải tổ dần dần từ sau khủng hoảng chính trị những năm 1960, cho đến năm 1990, khoảng 80% hàng tiêu dùng đã đợc tự do hoá giá cả và cho đến năm 1991 là 90%. Không giống nh các nớc khác, Hungary không có “money overhang”. Trung Quốc là một ví dụ khác, thành công của cải tổ kinh tế ở Trung Quốc nằm trong việc lựa trọn gói chính sách thích hợp và chấp nhận cách tiếp cận dần dần đối với cải tổ. Vấn đề là liệu quy luật chung trong các nớc cải tổ có
đúng với Lào không? và Lào sẽ làm gì để tránh hoặc ít nhất là kiềm chế đợc lạm phát. Chơng II và chơng III của bản luận án sẽ tập trung nghiên cứu lạm phát trong quá trình phát triển kinh tế để tìm cách giải quyết vấn đề này.
Chơng 2
thực trạng lạm phát ở nớc
cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và một số bài học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế
Trong chơng 1 chúng ta đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của lạm phát và chuyển đổi kinh tế. Việc nghiên cứu nh vậy đã cung cấp cho chúng ta nhiều phơng pháp để phân tích lạm phát và chuyển đổi kinh tế ở Lào. Chơng II sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: (1) các áp lực buộc Chính phủ Lào phải chấp nhận và tiến hành chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trờng; (2) chuyển đổi kinh tế ở Lào lại đi đôi với lạm phát cao (3) nguyên nhân căn bản và cơ chế truyền dẫn của lạm phát ở Lào và lạm phát trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.