Thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu lạm phát ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 67)

b/ Những tồn tại và yếu kém.

2.3.2.1. Thâm hụt ngân sách

Trong suốt giai đoạn 1976 - 1990, chi tiêu cho tiêu dùng đã chiếm hơn 60% tổng chi tiêu của ngân sách chính phủ, trong đó chi tiêu cho bao cấp chiếm phần đáng kể. Chi tiêu cho t liệu sản xuất chiếm 30% tổng chi tiêu của ngân sách, hầu hết những khoản chi tiêu này đợc đầu t vào các dự án không có hiệu quả do chính sách công nghiệp sai lệch. Để tìm ra biện pháp kiềm chế lạm phát có hiệu quả liên quan đến việc giảm thâm hụt ngân sách chính phủ, chúng ta sẽ nghiên cứu nguyên nhân thâm hụt ngân sách và cơ chế truyền dẫn thâm hụt ngân sách vào lạm phát.

∗ Nguyên nhân thâm hụt ngân sách.

Thứ nhất, nguồn gốc căn bản của lạm phát của Việt Nam đợc tìm thấy trong

hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nớc. Mặc dù có tiềm năng rất lớn và kiểm soát hầu hết t liệu sản xuất và chất xám của đất nớc nhng khu vực này hoạt động kém hiệu quả. Trong suốt năm 1980s, khu vực kinh tế nhà nớc ở Việt Nam chiếm tới 75-77% tổng giá trị tài sản cố định và 95% lực lợng lao động kỹ thuật và lành nghề nhng chỉ đóng góp 37% tổng sản phẩm quốc nội. Khu vực này bị thiệt hại nặng nề do sử dụng không có hiệu quả vốn và nguyên liệu, chi trả tiền lơng quá lớn kết hợp với d thừa lao động và các chi phí tài chính cùng với các khoản nợ nần giữa các doanh nghiệp ở mức độ cao. Hàng năm đóng góp của nó vào ngân sách chính phủ

quá thấp so với tổng số tiền rút ra từ ngân sách chính phủ để bù đắp các khoản lỗ. Khu vực kinh tế nhà nớc đã thống trị nền kinh tế trong thực tế đã đòi hỏi bao cấp để tồn tại. Cho đến cuối những năm 1990s và đầu năm 2000s, DNNN vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vai trò đó đã giảm dần trong các lĩnh vực xuất khẩu và công nghiệp (ví dụ cafe, hải sản, cement, hàng dệt may, giấy, thép….) và thống trị trong các ngành dịch vụ chính nh điện lực, tài chính và thông tin bu chính viễn thông. Doanh nghiệp nhà nớc chiếm gần 50% vốn tín dụng đối với nền kinh tế (bao gồm cả tín dụng ngân hàng và tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển.

Các thông tin tài chính về khu vực doanh nghiệp nhà nớc vẫn tiếp tục chỉ ra hoạt động kém hiệu quả và nợ nần trầm trọng của khu vực này. Một nửa số doanh nghiệp nhà nớc bị thua lỗ hoặc hoạt động ở mức lợi nhuận biên, với tổng số nợ của doanh nghiệp nhà nớc (bao gồm cả nợ nần dây da giữa các doanh nghiệp) ớc tính khoảng 190 ngàn tỷ đồng trong năm 1999 (48% của GDP, tăng từ 37% của GDP từ cuối năm 1997). Vào cuối năm 2000, dựa trên tiêu chuẩn kế toán trong nớc, khoảng 20% nợ ngân hàng của DNNN đợc ớc tính là nợ không có khả năng thu hồi.

Tình trạng tài chính đi xuống và quản lý kém trong rất nhiều lĩnh vực, phần nào do vẫn duy trì bao cấp cho doanh nghiệp nhà nớc (đặc quyền tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng và hỗ trợ từ ngân sách). Trong khi đó, khu vực kinh tế tập thể lại chỉ ra kết quả tốt hơn, nhng nó bị kìm hãm bởi một cơ chế mệnh lệnh, quan liêu, bao cấp và do đó nó cũng hoạt động không có hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực kinh tế t nhân và hộ gia đình hoạt động có hiệu quả nhất (mặc dù trong một khía cạnh nào đó vẫn mang tính tiêu cực) nhng lại bị phân biệt đối xử hoặc thậm chí bị cấm đoán. Chỉ đến bây giờ sự trói buộc đối với khu vực này mới đ- ợc xoá bỏ.

Thứ hai, bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nớc đợc thực hiện dới hình thức

bao cấp trực tiếp từ ngân sách chính phủ hoặc dới hình thức bao cấp gián tiếp thông qua việc cung cấp đầu vào cho sản xuất với giá thấp hoặc từ việc cho vay với lãi suất âm hoặc dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng. Trong thực tế, số liệu bao cấp trực tiếp thờng không chính xác vì nhiều lý do. Thứ nhất, thuế chồng chéo, chuyển khoản và các khoản bao cấp giữa ngân sách địa phơng và trung ơng là một nguồn lẫn lộn lớn. Thứ hai, ngời ta không thể đa ra một tuyên bố chắc chắn về tình trạng tài chính của các doanh nghiệp nhà nớc khi hầu hết lợi nhuận của họ thờng đợc ghi lại vợt quá ngân sách, trong thực tế, nguồn thu nhập lớn nhất của nhà nớc và địa phơng - trong khi họ bị lỗ, thùơng đợc bù đắp bằng các khoản tín dụng của ngân hàng và do đó không đợc ghi lại là khoản chi ngân sách. Bằng chứng chỉ ra trong bảng 2.1 d- ới đây, bao cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp chỉ chiếm 1,4% trong tổng chi tiêu

ngân sách trong giai đoạn 1981 - 1986. Trong khi đó bao cấp cho xuất khẩu đã tăng từ 0,5% trong tổng chi tiêu ngân sách trong năm 1982 to 7,5% trong năm 1986. Các khoản chi tiêu để duy trì giá thấp cho các hàng thiết yếu là 10-30% trong tổng chi tiêu ngân sách.

Trong năm 1989, xoá bỏ hệ thống hai giá và chấm dứt bao cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nớc. Các doanh nghiệp đã phải đối đầu với thị trờng của ngời mua, hạn mức tín dụng đợc thực hiện. Kết quả là một sự xáo động lớn trong khu vực kinh tế nhà nớc đã dẫn tới giảm sản lợng công nghiệp và thất nghiệp gần 800.000 ngời. Để làm dịu cải cách trong các doanh nghiệp nhà nớc, chính phủ lại quay lại áp dụng bao cấp cho SOEs “soft budget constaints” thông qua tăng tín dụng cho các doanh nghiệp này, đặc biệt trong năm 1991 khi CMEA sụp đổ và chiến tranh vùng vịnh xảy ra.

Trong năm 1992, bao cấp tín dụng từ hệ thống ngân hàng thông qua lãi suất đã thực sự dừng lại. Lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh hầu nh đợc thống nhất vào cuối năm 1993 và là lãi suất cho vay thực d- ơng. Trong một báo cáo khảo sát, Việt Nam có 12.084 doanh nghiệp nhà nớc, trong đó có 40% phá sản, 30% ở trong tình trạng khó khăn và chỉ có 30% có lãi. Khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 80% vốn cố định của nền kinh tế nhng chỉ đóng góp 45% GDP và nhận 90% tổng số vốn tín dụng của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là khu vực kinh tế nhà nớc vẫn hoạt động kém hiệu quả vì vị trí độc quyền của nó, không có cạnh tranh thị trờng. Trong tình trạng nh vậy, nhà nớc không có khả năng trợ cấp cho tình trạng thua lỗ lớn của các doanh nghiệp nhà nớc và nới lỏng tín dụng đã gây áp lực rất mạnh tới lạm phát.

Từ năm 2000, tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhà nớc đã giảm từ 45% xuống còn 38% trong tổng d nợ tín dụng ngân hàng. Cùng lúc đó, d nợ tín dụng của quỹ hỗ trợ phát triển đối với doanh nghiệp nhà nớc đã tăng nhanh chóng. Kết hợp tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nớc của Quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng đã lên đến 46% trong tổng d nợ tín dụng đối với nền kinh tế trong năm 2002 và tăng hơn nữa trong năm 2003. Nh vậy bao cấp cho doanh nghiệp nhà nớc vẫn tiếp tục và chuyển một phần từ bao cấp thông qua hệ thống ngân hàng sang bao cấp thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia.

Thứ ba, đầu t vào các dự án không hiệu quả và thất thoát lớn trong xây dựng

cơ bản.

Trong khi thu nhập ngân sách chính phủ bị hạn chế, một số khoản vốn đã bị chi tiêu lãng phí cho các dự án. Dự án thuỷ điện Yali và cảng nớc sâu ở Vũng Tàu là hai dự án minh chứng rõ ràng cho các dự án mà tỷ lệ thu lời trên vốn đầu t quá thấp, những dự án này đã rút nguồn lực ra khỏi những nơi có cơ hội đầu t sinh lời lớn hơn và do đó đã làm cho tăng trởng kinh tế giảm đi. Một khi các cơ hội sinh lời nhiều

hơn nh nâng cấp hạ tầng (mà nó đã xuống cấp nghiêm trọng), những dự án lớn nh vậy có thể sẽ rất tốn kém nhng sẽ là quá sớm để thực hiện những dự án đó trong t- ơng lai gần.

Trong những năm gần đây, mức đầu t tăng lên nhanh chóng từ 27,6% GDP năm 1999 lên tới 35% GDP vào năm 2003 (trong đó đầu t của nhà nớc từ ngân sách chiếm gần 40%, vay nớc ngoài 30%, phần còn lại là vốn của doanh nghiệp mà chủ yếu là vay từ hệ thống ngân hàng). Đây là tỷ lệ đầu t kỷ lục trên thế giới nhng hiệu quả vốn đầu t thấp vì chính sách của nhà nớc vẫn tập trung phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu (sắt thép, xi măng, đờng) và bảo hộ thị trờng nội địa cho đầu t nớc ngoài (xe hơi, xe gắn máy), thay vì tập trung phát triển sản xuất nhằm xuất khẩu. Tỷ lệ đầu t của nhà nớc tăng cao, tổng số tiền đầu t lớn nên số tiền thất thoát có thể là rất lớn.

Một phần của tài liệu lạm phát ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 67)