b/ Những tồn tại và yếu kém.
2.2.3. Những nguy cơ tiềm ẩn
Mặc dù đạt đợc nhiều tiến bộ trong việc xử lý lạm phát, nhng những nguy cơ khiến lạm phát tăng trở lại ở CHDCND Lào vẫn còn.
Thứ nhất: do CHDCND Lào là nớc kém phát triển và còn nghèo nên số thu
ngân sách còn nhỏ trong khi nhu cầu chi lại rất cao. Điều này dẫn đến thâm hụt ngân sách của Lào trong những năm 1999-2001 (xem bảng) luôn ở mức 7,9-8,8% GDP, trong đó thu khoảng 15% GDP và chi khoảng 23% GDP. Mặc dù chính phủ Lào trong thời gian gần đây đã cố gắng tăng thu (mục tiêu là 18% GDP năm 2005) nhng kết quả không đạt. Mức thâm hụt ngân sách trong các năm 2002-2003 vẫn vào khoảng 6-6,1% GDP (xem bảng 2). Theo số liệu của Chính phủ Lào nguồn thu ngân sách trung bình trong giai đoạn 2001-2005 chỉ đạt 13,5% trong khi mức chi ngân sách trung bình là 22,1%). Mức bội chi ngân sách đã tăng từ 7,3% GDP lên 9% GDP năm 2005. Việc cân đối ngân sách còn là một thách thức lớn đối với Chính phủ Lào trong thời gian tới. Nếu nh trớc đây việc cân đối ngân sách trớc đây chủ yếu dựa vào vay nợ nớc ngoài và tăng cung tiền tệ (ngân hàng nhà nớc mua phiếu nợ của chính phủ) nên đã dẫn đến việc lạm phát gia tăng cùng nợ nớc ngoài lớn, thì hiện nay NHNN đã không còn tài trợ cho chính phủ Lào nữa. Mức cung M2 trung bình trong giai đoạn 2001-2005 chỉ còn 20,5%/năm. D nợ tín dụng tăng 12,7%/năm. Tuy nhiên các khoản vay nợ nớc ngoài lớn sẽ tạo sức ép đối với đồng Kíp trong trờng hợp nguồn cung ngoại tệ bị suy giảm.
Thứ hai: thâm hụt thơng mại và cán cân vãng lai cũng là một nguy cơ khiến
lạm phát có thể quay trở lại bởi nó sẽ khiến đồng Kíp mất giá và ngời dân sẽ không nắm giữ tiền Kíp khiến tốc độ quay vòng tiền tệ gia tăng. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trởng nhập khẩu của Lào lớn hơn tốc độ tăng trởng xuất khẩu nên đã khiến thâm hụt cán cân vãng lai lớn (khoảng 8% GDP), trong đó nhập siêu vào khoảng 9,4% GDP. Ngời dân Lào từ lâu vẫn có xu hớng giữ ngoại tệ (Đô la Mỹ) và tạo nên tình trạng Đô la hóa. Theo IMF nếu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ so với M2 lớn hơn 30% thì có thể nói nền kinh tế bị đô la hóa. Tỷ lệ này ở Lào từ năm 1995 vào khoảng 35%. Chính phủ Lào hiện nay cũng cố gắng thúc nhiều ngành nh gỗ, điện,
du lịch, quần áo để tăng thu ngoại tệ. Tuy nhiên kết quả cha đợc nh mong muốn. Vào năm 2001 dự trữ ngoại tệ của Lào thấp hơn mức 2 tuần rỡi nhập khẩu và đến nay vẫn cha đợc cải thiện đáng kể.
Một thách thức khác đối với Chính phủ Lào trong công cuộc chống lạm phát là cải cách khu vực tài chính. Hiện nay, hệ thống tài chính do ba Ngân hàng kinh doanh Nhà nớc (NHKDNN) và ngân hàng khuyến khích nông nghiệp chi phối. Trong những năm qua, Ngân hàng kinh doanh Nhà nớc tập trung vào việc cho các DNNN vay. Tổng số tiền cho vay lớn nhng hiệu quả không cao. Chính phủ Lào cũng đang ở trong giai đoạn cải tổ lại khu vực tài chính với sự giúp đỡ của ADB, IMF và WB. Hiện nay NHKDNN đã chấm dứt việc cho Chính phủ vay và việc cải tổ này sẽ giúp khu vực tài chính trực tiếp cho các dự án vay trên cơ sở về hiệu quả kinh tế. Nó sẽ đòi hỏi các DNNN phải đợc điều hành hiệu quả hơn. Việc cung cấp tín dụng từ NHKDNN sẽ không còn dễ dàng nữa.
Về nguy cơ lạm phát Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 - 2005, cũng đã nêu: “Việc thực hiện mục tiêu đảm bảo các cân đối vĩ mô còn cha vững chắc, dễ bị phá vỡ bởi những tác động từ những yếu tố khách quan; các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế cha đủ sức cơ cấu lại nền kinh tế. Đầu t cha thực sự đợc tập trung vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nhằm phát huy lợi thế của các vùng, cha tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, thực hiện giảm nghèo. Đầu t vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn dàn trải; thời gian thi công các công trình kéo dài. Nợ xây dựng cơ bản lớn, gây áp lực không nhỏ đối với cân đối ngân sách và ổn định giá.
Tỷ lệ thu ngân sách thấp và không đạt kế hoạch. Chi tiêu thờng xuyên thấp, không đáp ứng yêu cầu, ảnh hởng đáng kể đến hiệu quả và hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nớc, đến phát triển các sự nghiệp xã hội và dịch vụ công cộng, trong đó tiền lơng quá thấp đang là vấn đề rất bức xúc cần phải u tiên xử lý. Chi còn mang tính bao cấp lớn, thể hiện ở nhiều khoản nh xe ôtô, xăng dầu cộng với biên chế hành chính tăng lên và không kiểm soát đợc.
Bội chi và nợ của Chính phủ rất lớn và vợt các giới hạn an toàn của an ninh tài chính quốc gia, do đó luôn tiềm ẩn nguy cơ tái lạm phát cao, đe doạ sự ổn định kinh tế - xã hội.
Việc điều hành chính sách tiền tệ còn nhiều bất cập. Các công cụ chính sách tiền tệ còn quá ít và cha hoàn thiện. Thị trờng tiền tệ phát triển ở mức độ còn hạn chế. Nợ tồn đọng của hệ thống ngân hàng còn lớn, tập trung chủ yếu của các ngân hàng thơng mại nhà nớc. Năng lực hoạt động của các ngân hàng thơng mại còn nhiều yếu kém…
Lĩnh vực xuất, nhập khẩu vẫn còn nhiều khó khăn do những hạn chế trong các khâu sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và chế biến để nâng cao chất lợng sản phẩm. Xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô có giá trị gia tăng thấp còn chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị xuất khẩu thấp và dễ suy giảm khi giá cả biến động không thuận. Ngoài ra, hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu của Lào thuộc các loại sản phẩm mà nhu cầu thị trờng không ổn định (điện, dệt may) hoặc có khối lợng xuất khẩu giảm dần (gỗ), hoặc giá cả rất biến động (các mặt hàng nông sản).
Nhập siêu cao so với định hớng trong kế hoạch 5 năm. Công tác quản lý nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn”.