6. Bố cục luận văn
1.2.3.1 Lịch sử và tên gọi làng Đông Hồ
Không có một tài liệu, văn bia nào ghi chép về quá trình hình thành và phát triển của các làng xã Song Hồ cũng như làng Đông Hồ thời cổ. Song qua những hiện vật cổ, văn bia, những huyền tích, truyền thuyết, phong tục tập quán hiện có, bước đầu chứng minh một thời mở đầu khai phá, tạo lập lên những làng xóm hôm nay.
Tại địa điểm Kè Đá, xóm Bãi một di chỉ khảo cổ học đã được lộ ra do quá trình xói lở bờ sông. Tại địa điểm vách sông này, tầng văn hóa khảo cổ lộ ra dày 1m. Dưới lớp đất cuối cùng hàng loạt chứng tích, di vật của người Việt thời kỳ Vua Hùng và Âu Lạc được phát hiện. Đó là các mảnh gốm, chỉ lưới, răng động vật và nhiều nhất là đồ gốm. Căn cứ vào hoa văn và đặc điểm của các hiện vật này, các nhà khảo cổ đã khẳng định được những người dân Song Hồ ở đây từ rất sớm, đã sinh sống và tạo dựng nơi ở từ hơn 2000 năm trước đây. Kế tiếp những hiện vật đó, ở các lớp trên là mảnh gốm và hàng loạt các di vật của con người thời kỳ Bắc thuộc (mà rõ nhất là ngôi mộ
Vàng)2. Đến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn,….những hiện vật này vô cùng phong phú [6, tr.11].
Ở khu vực Bãi Khê (khu bãi của thôn Đạo Tú), theo dòng sông Khê, từ bãi Mỏ Vàng xuống bờ sông, chúng ta bắt gặp hàng loạt hiện vật tương tự như địa điểm Kè Đá. Những chứng tích này càng khẳng định thêm tính chính xác của nhận định về thời kỳ khai mở đất Song Hồ.
Làng Đông Hồ3
được dân gian gọi là làng Hồ, xưa có tên là làng Đông Mại, gọi nôm là làng Mái, thuộc tổng Hồ, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc. Năm 1469, dưới triều Lê Thánh Tông, vùng đất Song Hồ thuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Đến thời Nguyễn, khoảng năm 1862, phủ Thuận An đổi tên thành phủ Thuận Thành, vùng đất Song Hồ thuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc. Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp chia trấn Kinh Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, vùng đất Song Hồ nằm trong tổng Đông Hồ, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, tổng Đông Hồ còn được bổ sung thêm ấp Lạc Đạo. Ấp này do Vũ Đình Khôi và Đỗ Đình Tích lập ra [6, tr.13].
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng được thành lập, tổng Đông Hồ được tách ra thành 3 xã: xã Tú Hồ- gồm các làng: Đông Hồ, Tú Khê, Đạo Tú, Xuân Tú và Tú Tháp; xã Bắc Hồ- gồm các làng: Chương Xá, Lạc Thổ, Lạc Đạo; xã Đông Côi - gồm các làng: Cả, Lẽ và Ấp Đông Côi.
Ngày 27-10-1962, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh- Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 1-4-1963, xã Tú Hồ, Bắc Hồ và Đông Côi thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
Xã Tú Hồ, Bắc Hồ và Đông Côi tồn tại tương đối độc lập về hành chính, cho tới tháng 3 năm 1966, do yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, và căn cứ vào mối quan hệ của hai xã Tú Hồ, Bắc Hồ trong lịch sử, nên hai xã này
2
Xem phần phụ lục
3
được hợp nhất lại, hình thành nên xã Song Hồ - gồm các thôn: Đạo Tú, Tú Tháp, Lạc Thổ, Chương Xá, Đông Khê4, Lạc Hoài5
và Phố Hồ- thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Ngày 6-11-1996 kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra quyết định phê chuẩn việc tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, từ ngày 1-1-1997 xã Song Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện Nghị định số 13/CP, ngày 18-2-1997 của Chính phủ, từ tháng 7 năm 1997, các thôn Lạc Thổ (Lạc Thổ Nam, Lạc Thổ Bắc), Chương Xá, Phố Hồ của xã Song Hồ được chuyển về thành lập Thị trấn Hồ, còn lại 4 thôn Đông Khê, Đạo Tú, Tú Tháp và Lạc Hoài thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh [6; tr 13, 14].
Như vậy, trải qua bao thăng trầm của hơn 2000 năm lịch sử, mảnh đất Song Hồ vẫn tồn tại với tư cách là một điểm tụ cư khá ổn định. Quá trình thay đổi, hợp nhất hoặc tách ra của các đơn vị hành chính thuộc địa bàn xã hiện nay, về cơ bản vẫn là quá trình đi tới yêu cầu hợp lý, thống nhất về quản lý hành chính, về điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua các thời kỳ lịch sử, nét nổi bật ở mảnh đất này chính là tính ổn định, thống nhất, cố kết và phát triển của một cộng đồng dân cư và lãnh thổ.