Giai thoại, truyền thuyết về một số nhân vật ở Đông Hồ

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 36 - 38)

6. Bố cục luận văn

1.2.5.2 Giai thoại, truyền thuyết về một số nhân vật ở Đông Hồ

Theo lời kể của cụ Lê Văn Bính, trưởng chi họ Lê thì cụ tổ họ Lê là Lê Quý Công, tước Dung Vũ Hầu là người vẽ giỏi lại đỗ đạt làm quan to. Những cuộc du ngoạn của nhà vua ông thường được theo hầu để vẽ phong cảnh, địa thế và được phong là “Điện tiền tiên xa cách” [31; tr 20 ].

Theo lời kể của cụ Phó Mã (tức Biềng) một trong những cụ nhiều tuổi của làng Đông Hồ kể lại: “Các cụ trong làng còn truyền lại một câu chuyện trào phúng có liên quan đến nghệ thuật tranh làng Hồ. Ngày xưa có lần nhà vua cần một bức rèm che bằng gấm in hoa thật đẹp để trang trí cung thất. Tìm

mãi không có loại vừa ý. Sau đó vua cho tìm thợ giỏi để vẽ kiểu. Lúc đó làng Đông Hồ có một nghệ nhân nhận vẽ. Để vẽ hoa lá trên mảnh gấm, người này không cần bút mà lại nhúng mông đít của mình vào chậu mực rồi in lên tấm gấm thành hình quả dưa, lại nhúng đầu khố vào mực rồi kéo lê trên tấm gấm thành hình dây hoa, lá. Sau khi hoàn thành, công trình này không ngờ lại được vua khen và ban thưởng hậu” [9, tr 276].

Xung quanh gia đình nghệ nhân nổi tiếng sáng tác mẫu tranh dân gian có giai thoại kể rằng: Vợ cụ Nguyễn Thế Thức7, người họ Trần bị méo mồm đã sinh hạ được hai người con là Nguyễn Thế Giác (Giác nhất) và Nguyễn Thế Lãm (Giác nhì)8. Sau khi sinh người con út, khoảng giữa năm cụ Thức vẽ một bức tranh với hình tượng người đàn bà bụng to gánh hai bưng nước và cụ làm câu thơ đề tựa bức tranh:

Đàn bà một gánh đảm đang Có công tưới tắm nở nang có ngày.

Sau đó ít lâu bà trở dạ sinh được một người con gái, đặt tên là chị Vuông (vì mẹ méo) [31; tr 21].

Như vậy, nét khác biệt với nhiều làng nghề truyền thống khác, các truyền thuyết ở Đông Hồ bao giờ cũng nhấn mạnh sự tài hoa, khéo léo của người làm tranh. Điều đó chứng tỏ, niềm tự hào và biết ơn đối với nghề truyền thống do cha ông để lại đã ăn sâu vào tiềm thức, vào đời sống tinh thần của mỗi người dân làng Đông Hồ. Truyền thuyết dân gian là nguồn tư liệu truyền miệng của dân làng từ rất lâu đời, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đó cũng là nguồn sử liệu quý giá cho công việc nghiên cứu làng nghề truyền thống làm tranh dân gian Đông Hồ về sau. Mặc dù chúng ta có thể nghi ngờ về sự chính xác của nguồn tư liệu đó, nhưng tư liệu truyền miệng trong dân gian sẽ là căn cứ quan trọng để đối chiếu với những tư liệu sử sách

7

Nếu cụ còn sống, nay khoảng trên 120 tuổi.

8

Cả hai người này sau nối nghiệp cha cũng trở thành những nghệ nhân nổi tiếng về sáng tác mẫu tranh.

khác. Nghiên cứu dựa trên sự đối sánh sẽ cho chúng ta nhiều cách nhìn bổ ích và khách quan hơn về đối tượng cần tìm hiểu.

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)