Mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường cho

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 114 - 116)

6. Bố cục luận văn

3.2.4.3 Mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường cho

thu hút khách du lịch đến thăm Đông Hồ, góp phần phát triển kinh tế- xã hội toàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Trong thời gian qua, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã đạt được một số thành tựu nhất định. Trong thời gian tới, việc hợp tác cần được tiếp tục theo hướng song phương, đa phương, hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn chuyên môn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Việt Nam, hay dưới hình thức tài trợ, bảo trợ cho một số khâu đoạn nhất định trong nghề làm tranh dân gian…. Hợp tác thông qua các chương trình dự án bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nói chung, tranh dân gian Đông Hồ nói riêng; dự án lập hồ sơ cho làng nghề và nghề tranh dân gian truyền thống để trình Hội đồng di sản cấp quốc gia công nhận, hay đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…. Để việc hợp tác quốc tế thành công và có hiệu quả bền vững, chúng ta cần chuẩn bị sẵn một số dự án ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể mời gọi các đối tác phù hợp.

3.2.4.3 Mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường cho làng nghề Đông Hồ Đông Hồ

Thị trường là biểu hiện tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng. Thực tế thời gian qua cho thấy, làng nghề Đông Hồ đang dần khôi phục lại quy trình làm tranh truyền thống và bước đầu tìm được một số thị trường tiềm năng như các trường học, công sở, các công ty có yếu tố nước ngoài,….Tuy vậy, thị trường đầu ra này về lâu dài vẫn còn nhỏ hẹp, thêm nữa là bị các loại tranh hàng chợ, tranh Trung Quốc tràn ngập và cạnh tranh. Vì vậy, việc tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường cho làng Đông Hồ là yếu tố có ý nghĩa quyết định thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.

Để tạo lập thị trường tốt cho làng nghề nói chung và Đông Hồ nói riêng, trước hết, Nhà nước cần:

Một là, tạo điều kiện và giúp đỡ làng nghề tái chinh phục thị trường Đông Âu và Nga, vì đây là thị trường xuất khẩu quen thuộc trước đây. Mặt khác, giúp đỡ làng nghề giới thiệu sản phẩm của mình qua nhiều kênh thông tin, nhiều con đường khác nhau tới các thị trường nước ngoài khác. Tạo điều kiện cho người sản xuất được xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp mà không phải qua những khâu trung gian, trước hết là thực hiện chương trình khuyến khích xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản chế biến.

Hai là, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả cho làng nghề; tạo mọi điều kiện cho làng nghề nâng cao sức mạnh cạnh tranh để hòa nhập vào thị trường khu vực và thị trường quốc tế nhằm mở rộng phạm vi trao đổi tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, khuyến khích và tạo điều kiện cho làng nghề phát triển về mẫu mã, kiểu cách của sản phẩm. Tổ chức các cơ quan, viện nghiên cứu giúp đỡ làng nghề tạo dáng sản phẩm bằng cách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nghề.

Bốn là, có kế hoạch bố trí sử dụng làng nghề làm gia công cho các doanh nghiệp ở đô thị và khu công nghiệp tập trung. Đây là hướng đi quan trọng vừa kết hợp được quy mô công nghệ khác nhau vừa kết hợp được sức mạnh của các thành phần kinh tế nhằm giúp cho làng nghề có khả năng phát triển một cách bền vững.

Năm là, thực hiện một cách nghiêm túc việc kiểm tra, kiểm soát để hạn chế việc kinh doanh hàng giả, hàng trốn lậu thuế. Tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, kết hợp khéo léo giữa lý thuyết “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” trong sự điều tiết hoạt động của trị trường.

Sáu là, xây dựng và khuyến khích phát triển hệ thống chợ làng trong làng nghề nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Thông qua chợ làng để người sản xuất phát hiện ra nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời chợ làng cũng là

nơi cung cấp cho người sản xuất những nguyên vật liệu cần thiết. Cần có quy hoạch và sắp xếp lại chợ một cách hợp lý như xây dựng các cầu chợ, ki ốt, quầy hàng, sạp hàng… sao cho khoa học. Trong mỗi chợ cần thiết phải có ban quản lý để tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có kế hoạch hướng dẫn các hoạt động mua bán trên thị trường đúng luật pháp của Nhà nước.

Những hạn chế lớn về thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, đang là nguyên nhân làm chậm tốc độ phát triển của làng nghề truyền thống. Do vậy, để phát triển làng nghề, trước hết cần xây dựng một hệ thống thị trường đồng bộ và thống nhất, tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của thị trường trong vùng và cả nước; đó là thị trường sản phẩm, thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường xuất khẩu và thị trường du lịch….Thực tế cho đến nay mới chỉ bước đầu phát triển thị trường sản phẩm, các thị trường còn lại chưa được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường cho làng nghề là biện pháp quan trọng bậc nhất, vì nó giải quyết tốt “đầu vào” cũng như “đầu ra” cho sản phẩm. Song thị trường cho làng nghề hiện nay chủ yếu vẫn do tư thương đảm nhiệm bao tiêu và bao mua. Cho nên, đã đến lúc phải đề cao vai trò của các tổ chức thương mại hợp tác xã trong việc cung cấp nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)