Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại làng tranh

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 101 - 110)

6. Bố cục luận văn

3.2.1Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại làng tranh

triển du lịch cộng đồng nhưng 90% dân số trong cộng đồng không khai thác du lịch, như vậy chỉ có 10% dân cư địa phương được hưởng lợi do du lịch đem lại. Theo ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ lữ hành (Tổng cục du lịch) nhận xét: tuy làng tranh Đông Hồ đã thu hút được khá nhiều du khách nhưng chỉ dừng lại ở mứcđộ tự phát. Cũng có thể do số người được hưởng lợi từ du lịch ít, lợi ích không được phân bổ nhiều cho nên đa số những người trước đây gắng gượng sống chết với nghề thì bây giờ đã được đền đáp xứng đáng, khai thác du lịch từ nghề làm tranh dân gian truyền thống đã đem đến cho họ những lợi ích tương đối lớn.

Qua điều tra cho thấy khách du lịch đến với làng tranh Đông Hồ rất đa dạng, không chỉ có khách trong nước mà còn có rất nhiều du khách nước ngoài. Khách trong nước thường gồm các đoàn học sinh, các cán bộ nhà nước, các nhà nghiên cứu, khách lẻ yêu thích tranh dân gian…Giá bán tranh thường không giống nhau giữa các loại khách, giá cho khách trong nước thấp nhất là 10.000vnđ một bức nhưng đối với du khách nước ngoài là 1,5 USD. Ngoài ra thu nhập chủ yếu không phải từ các bức tranh làm bằng giấy dó mà chúng ta thường nhìn thấy mà là từ các bản khắc tranh dương bản hay các bức tranh được vẽ dưới hình thức khắc trên gỗ. Giá của mỗi bức tranh này thường rất cao (vài trăm nghìn hoặc lên đến vài triệu). Như vậy, tuy mới chỉ dừng lại ở mức khai thác du lịch tự phát nhưng các nghệ nhân làng Đông Hồ đã biết cách thu được lợi nhuận từ sản phẩm truyền thống.

3.2 Một số giải pháp, kiến nghị để bảo tồn và phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ đến năm 2020 gian Đông Hồ đến năm 2020

3.2.1 Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại làng tranh dân gian Đông Hồ Đông Hồ

Ðến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn 62 làng nghề thủ công, trong đó có 31 làng nghề thủ công truyền thống. Trong số đó, hiện có 28 làng nghề phát triển ổn định với 25 làng nghề truyền thống. Lượng khách du lịch đến

tham quan các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng từ 20 đến 25 nghìn lượt khách mỗi năm, chiếm tỷ lệ 11% đến 14% khách du lịch đến Bắc Ninh. Một số làng nghề bước đầu đã thu hút được khách như làng gốm Phù Lãng, làng tranh dân gian Ðông Hồ, làng gỗ Ðồng Kỵ, làng quan họ cổ Diềm... Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng và tự tay tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm truyền thống, du khách còn đồng thời được khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc luôn gắn liền với lịch sử phát triển của sản phẩm làng nghề [theo http://www.cinet.gov.vn]

Từ những thực trạng phát triển du lịch làng nghề Đông Hồ đã nêu ở mục 3.1.5, tình hình khai thác du lịch làng nghề vẫn chưa khả quan. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề? Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra một số nhóm giải pháp để góp phần cho sự phát triển du lịch cộng đồng làng nghề Đông Hồ như sau:

* Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương:

Thứ nhất, Nhà nước và chính quyền xã cần giúp đỡ về vật chất và tinh thần để Câu lạc bộ làng nghề truyền thống tranh dân gian hoạt động tốt. Câu lạc bộ sẽ chú trọng việc đào tạo nghề, trao truyền kỹ thuật, bí quyết nghề cho các thế hệ sau. Đồng thời nghệ nhân cũng là những người giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương và niềm tự hào với nghề truyền thống.

Thứ hai, chính quyền xã Song Hồ và thôn Đông Khê cần hỗ trợ xây dựng một ngôi nhà truyền thống trong đó trưng bày các sản phẩm độc đáo của làng. Đó là tranh dân gian, đồ chơi trung thu, đồ hàng mã trong ngày lễ hội, hoa giấy, thảm, rèm cửa,.... Chúng là những sản phẩm thực tế của làng. Nếu xây được một gian nhà truyền thống đó, cũng thật đáng trân trọng để quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của làng Đông Hồ.

Thứ ba, chính quyền thôn Đông Khê, chính quyền xã Song Hồ cùng với nhân dân làng Đông Hồ cần khôi phục lại chợ tranh Tết như trước đây ở đình làng nhằm khôi phục lại phong tục chơi tranh Tết của người Việt Nam. Đây cũng là mong mỏi của những nghệ nhân làm tranh Đông Hồ hiện nay nói

riêng và người dân làng Hồ nói chung. Bởi hiện nay, khách mua tranh không chỉ có người Việt Nam mà còn có nhiều khách nước ngoài đến tham quan và mua tranh.

Thứ tư, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã và thôn cần xem xét, quy hoạch lại làng tranh Đông Hồ trở thành một điểm du lịch cộng đồng thực sự. Bằng cách:

- Tăng cường kêu gọi đầu tư nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tu bổ lại hệ thống đường sá nhằm đảm bảo sự thuận lợi nhất cho du khách khi đến với làng tranh Đông Hồ. Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc bảo đảm môi trường sinh thái, cảnh quan làng nghề.

- Cách thức tổ chức: Lựa chọn ra một vài gia đình tiêu biểu, có điều kiện (như gia đình ông Nguyễn Đăng Chế, gia đình ông Nguyễn Hữu Sam) để xây dựng lên khu trưng bày, triển lãm chung cho toàn làng, đây sẽ là nơi cho du khách xem toàn bộ quá trình làm tranh, lịch sử làng tranh…Còn những gia đình khác sẽ được quy hoạch thành các hộ nhỏ, tại đây sẽ bán các dịch vụ khác nhằm đáp ứng một vài nhu cầu thiết yếu của du khách (như dịch vụ ăn uống, nghỉ trưa, dịch vụ chở đồ, hay bán đồ lưu niệm khác,...) hoặc các hộ gia đình này cũng trưng bày triển lãm tranh nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho du khách. Tuy nhiên giữa các hộ gia đình cũng cần phải có sự hợp tác lẫn nhau để lợi ích kinh tế được đảm bảo cho từng hộ. Và đặc biệt cần phải có những thỏa thuận, cam kết giữa địa phương với các công ty du lịch trong việc nhận và đón khách cũng như tiếp đón khách ra sao tại điểm tham quan.

- Cần phải có kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng lên khu vực đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh công cộng cho du khách, qua đó một phần làm đa dạng hóa các dịch vụ, mặt khác làm tăng thu nhập cho người dân, tạo sự thuận tiện nhất cho du khách khi đến với làng tranh Đông Hồ.

- Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho công tác khôi phục lại làng tranh Đông Hồ. Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm

tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách đúng đắn, thiết thực và mang tính chiến lược lâu dài.

- Cần phải có những quy định, chính sách về thưởng, phạt rõ ràng qua đó một mặt khuyến khích người dân tích cực với nghề, mặt khác răn đe họ có ý thức trách nhiệm với nghề hơn.

* Về phía nhân dân làng Đông Hồ:

Cộng đồng dân cư cùng tham gia vào làm du lịch. Hay nói cách khác, chính là nông dân cần học cách làm du lịch một cách thực sự khoa học và có tri thức. Đây có lẽ là một thách thức và là một khó khăn lớn nhất trong kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại Đông Hồ. Đa số người dân sẽ không dễ dàng từ bỏ nghề vàng mã - một nghề mới, đã cứu sống họ khi gặp khó khăn và đang đem lại lợi nhuận cao cho họ trong hiện tại, họ sẽ không dễ dàng tin tưởng rằng nghề làm tranh sẽ đảm bảo cho cuộc sống của họ. Chính vì thế chúng ta cần phải có những giải pháp thức thời như sau:

- Kêu gọi những người dân đang gặp khó khăn về kinh tế, khuyến khích họ quay lại nghề làm tranh, tạo công ăn việc làm, đảm bảo lợi ích cho họ.

- Các nghệ nhân có tuổi, có địa vị trong làng (như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam,....) kết hợp với chính quyền xã, các cán bộ cấp tỉnh, huyện đến từng nhà để động viên người dân quay lại với nghề truyền thống. Đặc biệt quan tâm đến những người già trong làng đã bỏ nghề tranh theo nghề vàng mã, tạo ra môi trường nghề nghiệp truyền thống tốt để khôi phục và phát triển.

- Tổ chức nhiều buổi họp làng, trong đó mời thêm cả những chuyên gia về phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn di sản văn hóa đến nói chuyện nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cho họ thấy rõ vai trò của du lịch cộng đồng, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, lợi ích của người dân khi tham gia phát triển du lịch tại địa phương.

- Để kêu gọi được người dân quay trở lại nghề truyền thống cần phải đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo lợi ích cho người dân.

Để nhân dân cùng làm du lịch có hiệu quả, thì bản thân họ phải ý thức được lợi ích của du lịch mang lại với họ như thế nào. Từ đó, họ mới nỗ lực học hỏi và tiếp thị sản phẩm du lịch tốt hơn, giao tiếp ứng xử lịch sự, mang đặc trưng văn hóa riêng của làng nghề mình. Qua phần hiện trạng cũng có thể thấy, mô hình du lịch làng nghề Đông Hồ thực sự chưa đồng bộ. Mặc dù, Đông Hồ có lợi thế về vị trí gần thủ đô, cùng với giao thông khá thuận lợi có nhiều khả năng để thu hút khách du lịch. Làng Đông Hồ đã có một Trung tâm giao lưu tranh dân gian Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế nhưng cách thức làm vẫn mang tính cá nhân và tự phát. Nhân dân trong làng không ý thức được việc làm du lịch là làm như thế nào nên vẫn bế tắc và chưa phát huy tối đa hiệu quả mong muốn. Nguyên nhân khá quan trọng là dân làng không được tập huấn các kỹ năng làm du lịch, các nghệ nhân phải tự loay hoay tìm tòi, xây dựng các tour đón khách, các cơ quan chức năng cũng chưa thực sự vào cuộc.

Trong quá trình phát triển du lịch, chính quyền xã luôn phải quản lý tốt mọi hoạt động của làng nghề, phân bổ điều phối từng cụm dân cư thực hiện nghiêm túc những điều đã quy định. Vấn đề lợi ích của các thành viên trong ban quản lý cũng cần phải được đảm bảo chính vì thế mỗi khi có sự kiện các hộ dân tham gia vào làm du lịch sẽ đóng một khoản nhất định cho xã giúp cho việc quản lý tốt hơn, đồng thời các công ty du lịch đưa khách đến cũng nên có sự phân chia một ít lợi nhuận kinh tế nhằm đảm bảo tạo nên môi trường tốt nhất cho khách du lịch.

Trong quá trình phát triển du lịch cần phải tránh mâu thuẫn nội bộ nảy sinh từ việc thu nhập cào bằng giữa người không có tay nghề với những nghệ nhân. Cần phải có quy định rõ ràng phân chia lợi ích giữa người có năng lực và người không có năng lực.

Như vậy, phát triển, quảng bá du lịch làng nghề đã khó, gìn giữ được bản sắc, những nét tinh hoa của làng nghề cũng như môi trường sống của người dân còn khó hơn nhiều. Nếu chỉ chú trọng tới làm du lịch, làm kinh tế

mà quên mất việc ứng xử văn hóa trong du lịch làng nghề thì sẽ tự làm mất đi một phần di sản văn hóa lớn nhất của mình đó là các làng nghề. Vì thế, phát triển đồng bộ, bền vững làng nghề qua phương pháp phát triển du lịch, đó là cách làm đúng đắn, hiệu quả nếu biết áp dụng tri thức phù hợp với từng làng nghề, trong đó có làng tranh dân gian Đông Hồ.

* Gợi ý về xây dựng tour đến làng tranh Đông Hồ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đông Hồ chỉ là một điểm tham quan trong ngày, cho nên chúng ta có thể kết hợp tham quan làng tranh Đông Hồ với các địa danh du lịch lân cận. Sau đây chúng tôi sẽ xây dựng các tour trong một và nhiều ngày:

Tour thứ nhất: Hà Nội – Bát Tràng – Chùa Dâu – Đông Hồ - Đồng Kỵ

(tour du lịch trong ngày đi bằng ô tô):

Điểm xuất phát: thủ đô Hà Nội; 8h sáng chúng ta sẽ xuất phát từ Hà Nội khởi hành đi làng gốm Bát Tràng (một làng nghề làm gốm lâu đời có từ thế kỷ 15 và hiện nay đã được xuất khẩu đi khắp thế giới). Sau khi rời Bát Tràng xe sẽ đưa chúng ta đến thăm chùa Dâu (trung tâm phật giáo đầu tiên của Việt Nam). Cách chùa Dâu không xa (khoảng 7km) là làng tranh Đông Hồ (khi đến đây du khách được thưởng thức vẻ đẹp của tranh dân gian cũng như quy trình làm tranh và có thể mua tranh về làm kỷ niệm). Sau khi rời Đông Hồ chúng ta sẽ đi thêm 15km đến làng gỗ Đồng Kỵ rồi quay trở lại Hà Nội. Du khách sẽ ăn trưa ở Bắc Ninh rồi quay về Hà Nội ăn tối.

Tour thứ hai: Hà Nội – chùa Phật Tích – Làng tranh Đông Hồ - Vịnh Hạ Long (tour đi nhiều ngày):

Tour du lịch này cũng rất thuận tiện cho du khách vì làng tranh Đông Hồ cùng nằm trên tuyến đường Hà Nội – Hạ Long. Chúng ta có thể tổ chức rất nhiều tour du lịch thăm quan làng tranh Đông Hồ trong một ngày cho du khách.

Khách du lịch rất thích trải nghiệm, đặc biệt thích trải nghiệm tại các làng nghề. Cho nên cần phải tổ chức những hoạt động bổ ích cho khách du lịch khi tham quan làng nghề. Khách du lịch đến làng tranh Đông Hồ sẽ không chỉ thưởng thức và mua tranh mà còn được tham gia vào từng công

đoạn làm tranh, in khắc tranh theo ý thích của mình, điều này một mặt tạo sự hấp dẫn hơn cho làng nghề, mặt khác tăng thêm thu nhập cho người dân thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho khách.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, làng Đông Hồ nên có những hình ảnh giới thiệu rõ nét hơn về cả quy trình làm tranh đặc biệt phải nhấn mạnh vào chất liệu. Chất liệu là thứ rất quan trọng và vô cùng độc đáo ở tranh dân gian Đông Hồ. Tranh dân gian Đông Hồ hiện nay có nhiều sản phẩm đổi mới, sáng tạo như lịch tranh Đông Hồ trên mành tre, các quyển lưu bút bằng giấy dó, các dạng bưu thiếp tranh Đông Hồ,… Đó là sự kết hợp của ba làng nghề là: làng tranh Đông Hồ với làng giấy dó ở Yên Phong – Bắc Ninh và làng mây tre đan ở Bắc Giang. Giấy dó là một loại giấy đặc biệt và chỉ dùng để làm tranh Đông Hồ. Quá trình làm giấy dó cũng rất độc đáo và khác lạ so với các loại giấy khác, cả quá trình này đều bằng thủ công. Cho nên, sẽ vô cùng đầy đủ và ấn tượng nếu như các nghệ nhân giới thiệu thêm về các công đoạn làm giấy dó thông qua hình ảnh đến khách du lịch. Như vậy sẽ càng làm tăng thêm giá trị của thể loại tranh dân gian Đông Hồ.

3.2.2 Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ về giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc

Nhận thức của người dân, cán bộ trong và ngoài ngành văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng, khi người dân có nhận thức đúng đắn họ mới có thể có những hành động đúng. Đội ngũ lao động trong làng nghề nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nhiều người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, mà vẫn chủ yếu là truyền nghề trực tiếp. Hiện nay, lao động có nghề trong làng Đông Hồ chiếm tỷ lệ nhỏ, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý vừa ít về số lượng, vừa thấp về chất lượng. Trình độ quản lý của đội ngũ các chủ doanh nghiệp còn nhiều bất cập, không đủ kiến thức và trình độ để áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến.

Để nâng cao trình độ quản lý và tăng nhanh số lượng, trình độ tay nghề

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 101 - 110)