Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 42 - 46)

6. Bố cục luận văn

1.2.5.4Phong tục tập quán

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở Song Hồ nói chung và làng Đông Hồ nói riêng còn duy trì nhiều phong tục tập quán khác nhau, đó là sinh

hoạt đấu cờ thường tổ chức vào dịp xuân; hội thi chim vào đầu hạ. Những sinh hoạt này là hình thức giải trí sau những tháng ngày lao động vất vả, đó cũng là dịp đua tài của những cặp kì phùng địch thủ. Riêng hội thi chim ở Song Hồ còn thể hiện lòng khát khao tự do, hòa bình của những người dân lao động, là sự kỳ vọng xóm làng yên vui, dân làng tài ba phóng khoáng, ấm no, phát triển của những người dân Song Hồ phong lưu trong cuộc sống.

Trong cuốn “Sơ lược lịch sử dòng họ Nguyễn Đăng” có đoạn ghi:

“Có một thời, cứ người dân Đông Hồ đi đến đâu, nếu có dây thừng được nhuộm màu đỏ thì sẽ được quý trọng. Bởi lẽ, đây là người dân đất cụ Thượng Hồ (chắc là do quyền uy và lòng đức độ nên đã gây ảnh hưởng lớn một thời). Phải chăng đối với mảnh đất này màu đỏ ấy tượng trưng cho một phong cách sống riêng mãi mãi trở thành nét đẹp truyền thống của người dân nơi đây”[46, tr.3]

Đông Hồ là một làng cổ, hình thành và phát triển trong chiếc nôi văn hóa xứ Kinh Bắc. Đông Hồ nổi tiếng bởi nghề sản xuất tranh dân gian và làm hàng mã từ vài năm trước. Nhưng nghề tranh, nghề mã không đem lại thu nhập cao nên làng rất nghèo. Cả làng xưa không có lấy một ngôi nhà ngói. Nhà cửa lụp xụp, đường sá lầy lội. Cho đến nay, mỗi khi nhớ về cảnh quan của làng trước đây, người dân vẫn thường nhắc tới câu nói “Một trăm thứ tội không bằng cái lội Đông Hồ”. Làng tuy nghèo nhưng người dân sống thanh bạch, lịch sự và hào phóng. Người dân Đông Hồ coi trọng danh dự hơn vật chất, tính tự trọng cao, ăn ở tình nghĩa, tế nhị trong giao tiếp.

Ở Đông Hồ nhiều người được học chữ Nho (kể cả phụ nữ), thầy đồ dạy học, qua các thế hệ đời nào cũng có. Vì vậy nếp sinh hoạt và cách ứng xử của họ chịu ảnh hưởng của Nho giáo khá mạnh. Mỗi nhà thường có cuốn “Thọ mai gia lễ”, quy định những chuẩn mực của một gia đình, thường được ông bà, bố mẹ dùng để dạy con cháu. Người Đông Hồ vốn có truyền thống hiếu học, lại giao tiếp rộng nên sống khí khái. Người ta thường nói: Người Đông

Hồ nhịn đói nhưng ra đường vẫn ngậm tăm11. Nói về phép lịch sự, người ta thường nhắc tới hình ảnh người Đông Hồ đi ăn cỗ lấy tăm để ăn xôi vò. Người ta đi ăn cỗ không phải để ăn cho no, cho nhiều mà để nói chuyện, đạo đàm thơ phú, để giao lưu tình cảm và hưởng thụ cái vui của sự nhàn tản, thanh tao. Vì vậy, các cụ kể rằng, trước đây cỗ ở Đông Hồ khá to nhưng chỉ ăn hết một phần ba mâm cỗ. Họ coi trọng sự tiếp khách của gia chủ.

Người Đông Hồ khiêm tốn, lịch sự, nho nhã không chỉ khi ăn, khi nói “ăn bớt bát, nói bớt nhời” mà còn ở tấm lòng hiếu khách và cách ăn mặc. Khi có khách đến chơi, chè mời khách là chè Tầu, thuốc lào Đông12

. Ông chủ, bà chủ luôn tỏ lòng vui mừng vì sự đến chơi của khách. Khách từ xa đến chơi bao giờ chủ nhà cũng mời họ ăn cơm. Đã mời cơm khách, tùy theo hoàn cảnh của mỗi nhà, nhưng sự tươm tất, chu đáo, biểu lộ lòng quý khách thì gia đình nề nếp nào cũng biết đặt lên hàng đầu. Về ăn mặc, “người Đông Hồ trước đây tuy nghèo nhưng không bao giờ ăn mặc lôi thôi, rách rưới. Khi đi chơi hay đi dự hội hoặc đi lễ, nam giới mặc quần áo ống sớ, áo lưng cặp, nón chóp dứa, giầy kỳ long. Phụ nữ mặc áo mớ ba mớ bảy và đeo xà tích”[31, tr 28].

Như vậy, người dân làng Hồ tự hào về những cốt cách văn hóa truyền thống tốt đẹp tự ngàn xưa và vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Đó là phép lịch sự, nếp sống nho nhã, lòng mến khách và niềm tự hào với các nghề truyền thống. Phong cảnh và con người nơi đây vẫn mang màu sắc của một làng cổ. Thế hệ những người cao tuổi vẫn là tấm gương để con cháu noi theo về lối sống trọng tình, thanh lịch, giàu bản sắc văn hóa.

11

Cho đến nay câu nói này vẫn được lưu truyền trong dân làng như muốn nhắc nhở tới tính cách và lối sống của người làng Hồ.

12

Tiểu kết chƣơng 1:

Qua một số nét khái quát về làng Đông Hồ, luận văn muốn nhấn mạnh rằng, đây là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống tốt đẹp hơn năm trăm năm. Có hơn hai mươi dòng họ sinh sống ở đây, nhưng trong cộng đồng làng luôn có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cao, nhất là trong lao động sản xuất và các quan hệ xã hội làng xã. Vị trí làng Đông Hồ rất thuận lợi khi nằm bên sông Thiên Đức (tức sông Đuống), lại gần trung tâm văn hóa lớn-Luy Lâu- có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Bên cạnh nghề nông làm gốc thì điểm khác biệt là người dân làng Hồ chủ yếu phát triển nhờ vào nghề thủ công truyền thống, đó là nghề làm mã, nghề làm tranh, nghề nhuộm giấy….Chính những nghề truyền thống này đã làm nên tên tuổi của làng Đông Hồ, làng làm tranh dân gian và làm mã nổi tiếng một vùng có quy mô lớn của Việt Nam.

Đông Hồ không những là nơi bảo tồn các nghề truyền thủ công truyền thống, mà còn bảo lưu nhiều truyền thống tốt đẹp trong sinh hoạt văn hóa, văn hóa nghề, trong hội hè, lễ thức và phong tục tập quán của địa phương. Sang chương sau chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu cụ thể về nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ. Quá trình khảo sát sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc trưng của tranh dân gian và giá trị nghệ thuật của nó trong việc hình thành sắc thái văn hóa dân tộc và nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng nghiên cứu những thực trạng của nghề làm tranh hiện nay trong bối cảnh hiện trạng của làng Đông Hồ với những nét thay đổi lớn, để từ đó có định hướng chính sách cụ thể cho làng tranh Đông Hồ.

CHƢƠNG 2

TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 42 - 46)