Về nguyên liệu in tranh

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 68 - 70)

6. Bố cục luận văn

2.3.1.3Về nguyên liệu in tranh

Trước hết phải kể đến giấy in tranh, là giấy dó quét điệp. Xưa kia, nguyên liệu dùng in tranh là những thứ có sẵn trong tự nhiên. Người thợ tự chế lấy theo lối thủ công truyền thống, vừa rẻ, vừa độc đáo. Hiện nay, người Đông Hồ mua giấy dó ở trên Đống Cao mà không tự sản xuất như xưa. Giấy làm tranh của Dương Ổ chủ yếu cung cấp để phục vụ cho làng làm tranh

Đông Hồ. Tuy nhiên, do tính chất của sự phân công lao đô ̣ng trong hê ̣ thống các làng nghề truyền thống mà giấy dó ở đây không đến ngay với thợ thủ công Đông Hồ . Giấy dó sau khi đươ ̣c làm xong ở Dương Ổ sẽ đươ ̣c bán cho người làng Đa ̣o Tú (Thuâ ̣n Thành , Bắc Ninh ) hoă ̣c làng Trưởng Xá (Thuâ ̣n Thành, Bắc Ninh). Người thợ thủ công của hai làng này sau khi phết lên mă ̣t giấy mô ̣t lớp xà cừ, lại đem bán giấy cho thương nhân Hà Nội để người ta phủ lên đó mô ̣t lớp dầu bóng , sau đó mới sẵn sàng cho người thợ thứ tư sử dụng để in tranh . Các nghệ nhân hiện nay thường đặt mua giấy dó để giảm công đoạn làm giấy này. Sau đó, giấy dó được quét điệp bằng chổi lá thông khô, làm thành giấy điệp. Sau này, người nghệ nhân còn sáng tạo ra là quét thêm trên nền giấy điệp lớp màu đỏ son, màu vàng hòe thành nền đỏ cam hoặc vàng chanh. Và giấy điệp cũng là một đặc trưng rất riêng của làng tranh Đông Hồ.

Màu in tranh Đông Hồ là thuốc cái, hoàn toàn được chế biến từ nguyên liệu và thảo mộc tự nhiên như: Màu trắng điệp lấy từ con sò điệp. Xưa kia làng Đạo Tú chuyên làm điệp cung cấp cho người Đông Hồ. Ngày nay, người làng Đông Hồ tự đặt mua ở vùng biển Quảng Ninh. Sau khi chọn được loại điệp ưng ý, họ mua về hàng vài tấn để dùng quanh năm. Họ lấy vỏ các con sò biển, vỏ con sò điệp này đã bị xác hóa dưới các lớp cát biển, còn lại màu óng ánh, lấy ra đãi sạch, đem nghiền giã thành bột. Sau đó đem bột điệp đó trộn với bột gạo nếp, bột sắn hoặc bột mỳ, quấy đều và đun lên thành một thứ hồ sệt sệt. Nấu điệp sao cho vừa đủ độ, không bị non hay già hồ, bởi khi điệp non thì giấy dó bị ẩm, điệp lên từng mảng, còn già hồ thì giấy bị cong đanh mặt và điệp rụng hết. Chờ dịp hanh khô đem hồ trộn điệp đó ra quét mỏng trên giấy

dó (gọi là giấy điệp) làm nền in tranh, điệp cho màu trắng; trộn thêm nước hoa hòe cho màu vàng; đổ thêm nước gỗ cây vang cho màu gấc chín…. Nếu tranh in ngang thì quét dọc và ngược lại. Khi giấy khô, chổi quét thông tạo nên những vệt ngang hoặc dọc trên nền tranh, rất độc đáo. Điều đó chứng tỏ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu giấy điệp, người thợ đã biết rõ kỹ thuật để làm ra những tờ giấy điệp chuẩn nhất, chuẩn bị cho quy trình in tranh. Không những thế, các nghệ sĩ dân gian xưa đã tìm tòi và sáng tạo ra loại màu lấy từ thiên nhiên, ngày càng phong phú, đa dạng.

Màu vàng hòe được chế ra từ hoa của cây hòe hay hạt dành dành. Xưa kia, người nghệ nhân sẽ rút chất vàng từ hoa hòe hay hạt dành dành ra, sau đó sao vàng, đun sắc kỹ, công phu, đều lửa. Khi nấu màu cho thêm lá chua hay phèn chua cho màu vàng đẹp. Để dùng lâu dài, nước hòe được trộn với điệp phơi khô vài lần. Sau đó ta được một loại điệp màu vàng, gọi là vàng cái, để bồi và in tranh. Giống như trong hình tượng văn học, hòe được dùng với ý hiển vinh, thành đạt. Màu vàng hòe trong tranh dân gian Đông Hồ đã tôn thêm vẻ cao quý của nhiều loại tranh chúc tụng, cảnh vật.

Màu đỏ được nấu từ gỗ vang trong rừng và nước lã. Vang là loại cây thân gỗ có quả cứng, hoa vàng. Từ thân cây cong queo như cò quăm ấy, người Đông Hồ đã chẻ nhỏ, cho vào nồi đun rồi gạn lấy nước đặc, đun suốt ngày đêm, tuy gỗ không mềm nhưng được nước vàng đỏ tươi hay đỏ sẫm. Mỗi màu được tạo ra từ một quy trình kỹ thuật với phương tiện hết sức thô sơ: Màu đen của than lá tre, màu xanh của rỉ đồng, màu nâu hoặc son của sỏi, màu tím của chàm,….Người Đông Hồ gọi nôm na tên chất liệu tạo ra màu thành tên màu chứ không bao giờ gọi theo tên người tìm ra nó, như phong cách Châu Âu. Đó là một sự khác biệt tạo cho tranh Đông Hồ có phong cách riêng, độc đáo, mang đậm tính chất dân tộc Việt Nam, và không lẫn với các dòng tranh khác.

Những năm gần đây, màu hóa học tràn lan nhưng không thể thay thế được vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và đôn hậu của màu sắc cổ truyền ấy. Tuy vậy, trong chừng mực nào đó, màu hóa học có làm phong phú thêm, hòa sắc

mới trong tranh Đông Hồ: son, tía, lục, hiên dương thanh, đan da, từ đó mở đường cho loại tranh mới ra đời: tranh in phẩm và tô tay. Làm theo cách này, tranh sản xuất được nhanh, nhiều, rẻ, mở rộng thị trường tiêu thụ…. Một số người đã lợi dụng tranh làm phương tiện buôn bán “một vốn bốn lời”, cho nên làm còn cẩu thả, màu sắc tùy tiện, lạm dụng. Chắc chắn hiện trạng này sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho dòng tranh Đông Hồ và sớm được chấm dứt.

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 68 - 70)