Thực trạng môi trường sống bị ảnh hưởng từ nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 94 - 98)

6. Bố cục luận văn

3.1.4Thực trạng môi trường sống bị ảnh hưởng từ nghề nghiệp

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tháng 11/2010 của Ủy Ban nhân dân huyện Thuận Thành, Phòng Tài nguyên và môi trường, hiện nay, công nghiệp chưa phát triển tại xã Song Hồ, trên địa bàn xã hiện không có các công ty, nhà máy sản xuất công

nghiệp, toàn bộ quá trình sản xuất hàng hóa của xã còn mang tính nhỏ lẻ, không tập trung. Do vậy, những tác động ảnh hưởng do hoạt động công nghiệp tại xã Song Hồ là chưa xuất hiện. Tuy nhiên, do là một làng nghề truyền thống nên hoạt động tiểu thủ công nghiệp của xã Song Hồ phát triển khá đa dạng. Hiện nay số hộ gia đình trong xã còn duy trì nghề làm tranh Đông Hồ truyền thống còn rất ít, hầu hết các hộ gia đình trong xã đã chuyển từ làm tranh trên giấy dó sang làm hàng mã. Theo số liệu thống kê, trong xã hiện chỉ còn 2- 3 hộ gia đình duy trì nghề làm tranh. Việc chuyển đổi mặt hàng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường đã diễn ra mạnh mẽ tại xã Song Hồ trong khoảng 2- 3 thập kỷ gần đây. Trên cơ sở kỹ thuật của nghề truyền thống, bà con đã chuyển đổi sang làm các mặt hàng được thị trường chấp nhận nhiều hơn [61; tr 15].

Với đặc điểm, tính chất của các sản phẩm hàng mã có sự khác biệt lớn so với các sản phẩm tranh Đông Hồ nên các loại nguyên liệu, hóa chất… đầu vào được sử dụng trong sản xuất và các loại chất thải phát sinh cũng rất khác biệt. Sự thay đổi này đã tạo ra những tác động, ảnh hưởng mới đến môi trường sinh thái của xã Song Hồ.

Báo cáo đã chỉ ra từ sơ đồ quy trình kỹ thuật làm tranh Đông Hồ và sản xuất hàng mã tại xã Song Hồ những ưu, nhược điểm của từng mặt hàng tác động lên môi trường:

Hình 3.1: Quy trình kỹ thuật làm tranh Đông Hồ

Hình 3.2: Quy trình kỹ thuật sản xuất hàng mã

Nguyên vật liệu:

- Bột gạo nếp

- Nước Nấu hồ gạo nếp

Trộn màu Tạo màu

Nguyên vật liệu:

- Lá chàm (tạo màu xanh) - Sỏi son (tạo màu đỏ) - Hoa hòe (tạo màu vàng) - Con điệp (tạo màu trắng) - Than lá tre (tạo màu đen)

Tranh Đông Hồ

Giấy dó In tranh

Hong khô

Vật liệu: Tre khô Chẻ tre

Đan khung tạo hình

Dán giấy tạo sản phẩm thô

Nguyên vật liệu:

- Giấy; - Hồ dán

Tô vẽ chi tiết Pha hóa chất

tạo màu

Nguyên vật liệu:

- Hóa chất tạo màu

- Nước.

Phơi khô

Từ các quy trình kỹ thuật sản xuất tranh Đông Hồ và hàng mã như

Hình 3.1 Hình 3.2 có thể thấy nguyên vật liệu đầu vào của hai loại hình sản xuất này khá khác nhau. Nếu như trong sản xuất và làm tranh Đông Hồ các nguyên liệu như bột gạo nếp, lá chàm (tạo màu xanh), sỏi son (tạo màu đỏ), hoa hòe (tạo màu vàng), con điệp (tạo màu trắng) và than lá tre (tạo màu đen) đều là các sản phẩm từ tự nhiên thì trong sản xuất và làm hàng mã các nguyên liệu đầu vào để tạo màu đều sử dụng các loại hóa chất nhân tạo. Kết quả điều tra, khảo sát tại xã Song Hồ đều cho thấy hiện nay các hóa chất tạo màu được người dân sử dụng trong quá trình làm hàng mã có nguồn gốc xuất xứ từ Trung quốc hoặc không rõ ràng. Và điều này đã tạo nên sự thay đổi đáng kể trong thành phần của các loại chất thải sinh ra từ quá trình sản xuất, gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến môi trường sinh thái và sức khỏe của con người.

Nước thải từ quá trình sản xuất vàng mã, theo đánh giá của Phòng Tài nguyên và Môi trường (huyện Thuận Thành), đây là loại nước thải sản xuất chính của xã Song Hồ hiện nay. Nguồn thải này hiện nay được xác định có tải lượng không lớn, tuy nhiên đây là loại nước thải có chứa các hóa chất được sử dụng để vẽ, tạo hình vàng mã nên mặc dù tải lượng không lớn song hàm lượng hóa chất dư từ quá trình sản xuất là rất lớn. Đây được xác định là nguồn có khả năng gây ô nhiễm kim loại và kim loại nặng cho các thủy vực tiếp nhận tại xã Song Hồ hiện nay [61; tr 29].

Theo kết quả phân tích, tính toán và đánh giá của Trung tâm công nghệ xử lý môi trường, mẫu nước thải lấy tại cống thải nhà anh Trần Văn Minh (thôn Đông Khê) làm đồ vàng mã có 2/3 số thời điểm lấy mẫu có hàm lượng TSS (hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng) cao hơn so với giá trị Cmax cho phép từ 1,54 đến 1,69 lần. Mẫu nước thải khu vực cống đổ ra mương trong thôn Đông Khê có 3/3 số thời điểm lấy mẫu có hàm lượng TSS cao hơn giá trị cho phép từ 1,18 đến 1,35 lần [61; tr 33]. Hàm lượng chất hữu cơ BOD5 ở cống thải nhà anh Trần Văn Minh (thôn Đông Khê) làm đồ vàng mã cao hơn so với giá trị cho phép từ 1,44 đến 1,64 lần và COD cao hơn từ 1,26 đến 1,43 lần.

Mẫu nước thải khu vực cống đổ ra mương trong thôn Đông Khê có hàm lượng chất hữu cơ BOD5 cao hơn từ 1,61 đến 1,94 lần và COD cao hơn tư 1,38 đến 1,74 lần [61; tr 33]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kết quả phân tích cho thấy các nguồn nước thải được lấy mẫu tại xã Song Hồ nói chung và Đông Hồ nói riêng đều có những thông số vượt giá trị cho phép nhiều lần. Việc xả thải trực tiếp các nguồn này vào các thủy vực tiếp nhận sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm các nguồn tiếp nhận này. Ngoài ra, nước thải từ quá trình sản xuất vàng mã cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại và kim loại nặng cho nguồn nước ngầm ở Đông Hồ.

Như vậy, để bảo vệ được nguồn nước thì việc hạn chế xả các nguồn thải vượt tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng. Trong hoạch định cần đạt được một số điều kiện sau:

Có sự phân bố rõ ràng giữa khu dân cư và khu sản xuất, vì đây là điều kiện để thực hiện thu gom và xử lý triệt để các nguồn nước thải sản xuất có tính độc hại cao.

Về lâu dài, cần có sự khai thác nước ngầm tập trung để xử lý và cung cấp nước sạch cho toàn xã. Khu vực khai thác nước ngầm cần bố trí xa các vị trí có nguồn thải phát sinh như khu vực sản xuất tập trung, bãi gom chất thải rắn.

Có quy hoạch bãi thu gom chất thải rắn của xã và tại đây có đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại.

Tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn người dân sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật có tính thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 94 - 98)