Thực trạng nghề làm hàng mã phát triển” phi mã”, nghề làm

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 87 - 94)

6. Bố cục luận văn

3.1.3Thực trạng nghề làm hàng mã phát triển” phi mã”, nghề làm

gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ bị mai một và thất truyền

Tranh Đông Hồ có sức sống lâu bền và sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi, gắn liền với văn hoá người Việt. Đó là hình ảnh những đàn lợn, đàn gà với đám cưới chuột, hình ảnh những cô thiếu nữ hứng dừa hay độc đáo với cảnh đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ… Nhưng có một thực trạng hiện nay đó là do tính thương mại hóa, làng tranh Đông Hồ không còn giữ được những nét đặc trưng vốn có của nó. Đến với chợ tranh Đông Hồ bây giờ, người ta không còn được thấy cảnh tấp nập bán mua, cũng không còn cảnh người người, nhà nhà ưa chuộng tranh Đông Hồ như trước. Các thế hệ sau cũng ít muốn học và theo nghề tranh truyền thống của cha ông vì quá vất vả mà lại ít lợi nhuận. Du khách đến làng tranh bây giờ còn thấy những tấm biển quảng cáo như: "Tại đây chuyên làm ôtô, xe máy đẹp", "Nhận làm vàng mã"... đang khiến người ta quên đi một dòng tranh dân gian nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Chị Thảo - chủ cửa

hàng làm vàng mã cho biết: “Chúng tôi cũng mới chuyển từ làm tranh sang làm nghề này. Làm tranh Đông Hồ bây giờ không còn thịnh hành như ngày xưa nữa, công sức mình bỏ ra thì nhiều nhưng lợi nhuận thu được thì thấp”. Ông Hùng - người làm tranh ở làng Đông Hồ nói: “Vào những dịp lễ tết, hội hè thì du khách đến mua tranh cũng khá đông. Còn lại vào những ngày bình thường thì bán được ít. Do vậy nhiều người cũng kiếm thêm nghề phụ để làm vào những lúc rảnh rỗi”. Mặc dù gần đây cũng đã có nhiều dự án khôi phục lại làng nghề, phát triển du lịch làng nghề truyền thống song làng tranh Đông Hồ vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư để phát triển. Hi vọng trong tương lai gần, cùng với các làng nghề truyền thống khác trên cả nước, làng tranh Đông Hồ sẽ tìm lại được vị trí vốn có của mình và ngày càng phát triển, làm giàu thêm cho nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Thực trạng của làng tranh bây giờ đang đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền. Nếu Nhà nước không đứng ra đầu tư và tiêu thụ thì cũng khó giúp làng nghề phát triển trong tương lai. Có một thời Xuhasaba (Hà Nội) nhận đặt và xuất khẩu với số lượng tranh lớn cũng làm nức lòng người dân nơi đây, mặc dù giá thành tranh không đắt lắm. Nhu cầu vài năm gần đây thay đổi, mạnh ai nấy làm. Người làng tranh bây giờ nảy sinh tâm lý ai đặt thì làm, nhiều khi với số lượng tranh quá ít cũng không muốn làm. Thi thoảng lắm cũng có nơi về làng tranh đặt vài nghìn tờ, không sản xuất được thường xuyên nên cũng khó tổ chức sản xuất tranh được đều đặn trong năm, ảnh hưởng đến thu nhập của người làm tranh.

Trải qua bao thăng trầm và biến động, dòng tranh dân gian Đông Hồ lúc chìm lúc nổi, khi thịnh khi suy, thực chất hiện nay chỉ còn hai gia đình của hai nghệ nhân nổi tiếng là cụ Nguyễn Hữu Sam (cụ sinh năm 1930 trong một gia đình có truyền thống lâu đời về nghề làm tranh, vẽ tranh, người được giải “bàn tay vàng” năm 1999) và ông Nguyễn Đăng Chế (thuộc dòng họ Nguyễn Đăng, người có công sưu tầm, lưu giữ hàng trăm bản khắc cổ được khắc cách đây hàng trăm năm và đã cứu cho nhiều bản khắc gỗ thoát khỏi tay thần lửa

trong giai đoạn suy thoái nghề tranh). Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã thích ứng kịp thời với nền kinh tế thị trường, nên tháng 7 năm 2008 đã khai trương

Trung tâm giao lưu tranh dân gian Đông Hồ. Ông làm giám đốc và con trai là Nguyễn Đăng Tâm làm phó giám đốc. Thực sự ông là một trong số rất ít người đã có công trong việc bảo tồn và phát triển một dòng tranh trên đà suy yếu và mai một. Ông cho biết, dòng họ của ông đã có bề dày trên 20 đời làm tranh (lâu đời nhất của làng). Cả đại gia đình ông, 3 thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ và ông đang lưu giữ 26 bản khắc gỗ cổ xưa nhất.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đã theo học nghề làm tranh từ lúc lên 5, 6 tuổi, do nhà nghèo nên phải cố gắng học để giữ cái nghề của cha ông, cho dù có lúc thuận lợi hoặc khi gặp khó khăn, cụ vẫn quyết tâm không bỏ nghề. Theo cụ Sam, đến với tranh Đông Hồ là đến với văn hóa truyền thống, song nó không hoàn toàn xa rời đời sống hiện đại. Chính những bức tranh cổ đó đã góp tiếng nói của mình vào việc phản ánh và phê phán một cách chân thực nhất về cuộc sống hôm nay. Những bức tranh như Đám cưới chuột, Chuột vinh quy,…mang ý nghĩa phê phán tệ nạn tham nhũng xưa nhưng chính nó đang thở cùng hơi thở của thời đại. Gắn bó cả cuộc đời với dòng tranh Đông Hồ, cụ xem nó như là máu thịt của mình. Người chiến sĩ già [23; tr 23] trên mặt trận văn hóa- nghệ thuật hôm nay đã nói lời tâm huyết rằng, mặc dù nghề tranh đang bị mai một bởi xu hướng làm giàu trong thời buổi kinh tế thị trường, nhưng niềm an ủi lớn nhất của cụ vào cuối đời mình chính là việc con cháu đều quyết tâm theo nghề. Trong số các người con của cụ Sam thì chú Nguyễn Hữu Quả, con trai thứ hai của cụ theo học tranh từ bé, lớn lên học xong tốt nghiệp đại học ngành tài chính. Nhưng nghe lời khuyên của bố đã chuyển sang chuyên làm tranh được hơn 20 năm nay. Một lòng tâm huyết với nghề, chú đã tìm thầy học thêm chữ Hán cốt để hiểu được ý nghĩa trong tranh. Đã ba lần chú lọt vào chung khảo hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam và đều trúng giải. Chú cũng luôn ưu tư trước hiện tượng mai một của làng tranh, nhưng chú cùng gia đình vẫn quyết tâm giữ nghề, chú vẫn tâm

niệm, tôi rất yêu nghề tranh và nguyện cống hiến cả đời tôi cho dòng tranh Đông Hồ [23; tr 25].

Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, trao đổi với các cụ cao tuổi ở Đông Hồ, nhưng không ai biết nghề mã ở Đông Hồ có từ bao giờ. Căn cứ vào một số tư liệu thành văn thì nghề mã ở đây có ít nhất từ thời Lê. Trong cuốn Phong thổ Hà Bắc đời Lê có ghi: “Đông Hồ (Siêu Loại) có nghề làm đồ mã, áo giấy” [18, tr 39]. Theo lời giới thiệu cuốn sách phỏng đoán thì tác giả là một dật sĩ sống vào cuối thời Lê đầu Nguyễn ở tỉnh Hà Bắc. Cuốn Bắc Ninh phong thổ tạp kí tập II, viết: “Tổng Đông Hồ làm hình nhân, hình của súc vật và các thứ khác” [5, tr 37]. Trong gia phả của dòng họ Nguyễn Đăng, một trong những dòng họ lớn, lâu đời nhất ở làng có bài văn tế Tổ sư công nghệ giấy mã bằng chữ Hán. Lược dịch: “Ông Lý Thành Cảnh đời Đường tài cao trí tuệ sáng suốt, trong phạm vi trời đất sáng tạo nên mọi vật không quá sai. Sau này có người vụng, người khéo, mọi đồ mã cũng làm theo ý từng người. Nay nhân tiết lành kính cẩn đặt lễ thường xin ngài chứng dám. Mong được phù hộ cho công nghệ thành đạt ” [46, tr 42]. Từ nội dung bài văn tế trên có thể thấy dòng họ Nguyễn Đăng thờ ông tổ nghề mã là ông Lý Thành Cảnh người Trung Quốc. Hơn nữa, xét về vị trí địa lí, làng Đông Hồ nằm gần vùng Luy Lâu- một trong những trung tâm văn hóa lớn thời Bắc thuộc. Quá trình tiếp biến giữa văn hóa Hán và văn hóa Việt trong 1000 năm cho phép chúng ta nghĩ rằng nghề làm mã ở Việt Nam có mối liên hệ với nghề mã của Trung Quốc.

Dưới thời phong kiến, hàng mã rất phát triển, bởi lẽ nó phù hợp với tín ngưỡng thờ tổ tiên, với đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam và quan niệm của người phương Đông về thế giới bên kia (dương sao âm vậy). Khoảng thời gian sau năm 1954, việc sản xuất hàng mã gần như mất hẳn. Cho đến những thập kỷ 80, sau thời “mở cửa”, kinh tế thị trường phát triển, nghề làm mã ở Đông Hồ được khôi phục và các hoạt động xung quanh nghề này ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn. Bắt đầu từ việc làm các sản phẩm đơn giản như: in tiền, giấy vàng, bạc, quần áo táo quân, cốt bát nhang và các mẫu cho

hàng mã… Khoảng 5 năm tiếp theo, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hóa, đời sống của người dân ngày càng cao khiến cho nhu cầu về tâm linh càng lớn. Do đó, từ những năm 90 đến nay hàng mã đặc biệt phát triển, với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã. Từ những đồ dùng đơn giản như: ấm, chén, bát đĩa, quần, áo, túi, mũ, giầy, dép….tới những đồ dùng của cuộc sống hiện đại như ti vi, tủ lạnh, xe máy, máy bay, ô tô… đều được làm với số lượng lớn.

Mặc dù hàng mã rất đa dạng, song mỗi gia đình gần như chuyên môn hóa một vài mặt hàng nào đó. Lúc đầu là quen tay, quen việc, sau là quen với khách hàng. Hàng mã ngày nay đã đáp ứng theo yêu cầu của người dùng là phải giống thật và đẹp mắt. Vì thế, mặt hàng này ngày càng phát triển theo thị hiếu người dân, khác xa với những mẫu mã giản đơn trước đây.

Giống như tranh dân gian, mẫu hàng mã cũng do một số người có tài trong làng sáng tác. Việc sáng tác mẫu đòi hỏi người sáng tác phải tư duy về hình, khối, kiểu dáng, các họa tiết và màu sắc trang trí trên sản phẩm. Một sản phẩm đạt yêu cầu phải vừa giống như thật, vừa đẹp, lại dễ làm, ít thao tác trong quá trình làm. Hiện nay, những người sáng tác mẫu tốt vẫn thuộc về các nghệ nhân nhiều tuổi, có nhiều kinh nghiệm. Đó là ông Đảng, ông Đại, ông Triện, ông Tấn… Một mẫu mới ra đời xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Người Đông Hồ vốn khéo tay nên khi có mẫu mới lưu hành và bán chạy, người ta chỉ cần mua một chiếc là có thể bắt chước sản xuất hàng loạt. Hiện nay, không chỉ có Đông Hồ sản xuất hàng mã, mà gần như cả xã Song Hồ cùng làm. Ở Đạo Tú, Tú Tháp, Tú Khê, Lạc Thổ đều làm, trong đó Đạo Tú làm nhiều hơn cả. Tuy nhiên, những người ở Đông Hồ cho biết, mẫu các mặt hàng đều do Đông Hồ làm. Ở đây, Đông Hồ đóng vai trò như một trung tâm, vừa là nơi lan tỏa ảnh hưởng nghề nghiệp, vừa là nơi thu hút nguồn lực lao động từ các vùng lân cận.

Hiện nay ở Đông Hồ có hơn 240 hộ và hầu như tất cả các gia đình đều làm hàng mã. Tuy các gia đình đều có ruộng, song đối với người dân ở đây,

công việc nhà nông từ lâu vẫn chỉ mang tính chất “nghiệp dư” (nghĩa là không chuyên, không phải nghề làm chính). Dưới thời phong kiến, ruộng đất ít, nguồn lương thực của người Đông Hồ chủ yếu do làng Vàng13 cung cấp. Với nguồn thu, chi chủ yếu dựa vào tranh nên tình trạng người Đông Hồ “mua chịu” tiền gạo của làng Vàng là phổ biến. Một năm ở Đông Hồ có hai vụ chính: Làm tranh vào dịp gần Tết, hết Tết chuyển sang làm mã cho rằm tháng Bảy. Theo hai thời vụ này, đầu năm người làng Vàng mang gạo cho Đông Hồ, đến hết rằm tháng Bảy người Đông Hồ sẽ trả nợ. Sau đó lại mua chịu gạo từ đầu tháng Tám, đến Tết lại hoàn trả. Cứ như vậy năm này qua năm khác, dân ở hai làng nương tựa vào nhau làm ăn sinh sống. Cho đến nay, mặc dù phần lớn kinh tế các gia đình ở Đông Hồ đã khá giả hơn trước, nhưng hình thức mua bán chịu dường như vẫn được duy trì. Ví dụ người đi cất hàng mã thường ghi sổ nợ với chủ nhà, cuối vụ thanh toán trả. Người dân đi chợ mua thịt, gạo cũng ghi sổ nợ, sau “vụ” sẽ trả. Ở đây mua bán chịu như là thói quen trong sinh hoạt từ xa xưa. Đó không chỉ là biểu hiện của tinh thần đoàn kết, tương trợ của người dân trong cùng một cộng đồng mà còn là niềm tin và ứng xử tốt đẹp trong giao tiếp và hoạt động sản xuất.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hậu [23; tr 23], ngoài hai gia đình làm tranh, hiện làng Đông Hồ có tới hơn 220 hộ làm hàng mã quanh năm. Mỗi nhà chỉ làm một vài mẫu nhất định nếu thấy làm tốt nhất. Cho nên, có nhà trải hình nhân thế mạng khắp nơi, có gia đình lại giống như xưởng xe máy, xưởng ô tô địa phủ,… Những ngày giáp Tết, làng Đông Hồ rất đông khách đến, tuy nhiên phần lớn là để buôn bán hàng mã. Trên khắp đường làng, ngõ xóm nơi nào cũng bày la liệt đủ loại giấy màu dùng để làm mã. Từng chuyến xe nối đuôi nhau, chở hình nhân, quần áo, giày dép, mũ mão, nhà lầu, tủ lạnh, ti vi, xe hơi, xe máy…. ùn ùn đổ về Hà Nội và các tỉnh xa. Quanh làng khắp nơi xuất

13

Làng Vàng là nơi nổi tiếng gạo ngon, sản vật này đã đi vào ca dao “Cơm Vàng, nước Chẹm, cá quán Ghen”. Làng Vàng ngày nay gọi là làng Hoàng Xá, xã Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh.

hiện những dòng chữ như: “Tại đây chuyên làm ô tô, xe máy đẹp”, hoặc Nhận làm vàng mã,….Những tấm biển quảng cáo to đẹp treo khắp làng tranh Đông Hồ đang khiến người ta quên dần đi một dòng tranh dân gian nổi tiếng của vùng Kinh Bắc. Nó đang từng ngày, từng giờ thoi thóp chờ chết.

Về lý do tại sao hiện nay cả làng Đông Hồ chỉ còn có hai hộ gia đình tiếp tục giữ nghề làm tranh, các hộ khác đều chuyển sang làm đồ hàng mã, ông Chế giải thích là do yếu tố tâm linh phát triển, tập tục đốt vàng mã quay trở lại, khi xã hội có cầu thì phải có cung. Việc cả làng Đông Hồ bỏ nghề làm tranh để chuyển qua nghề làm mã là điều tất yếu. Nhiều gia đình đã giàu lên nhờ nghề làm vàng mã, khi có tiền họ lại chuyển sang buôn đất lại càng giàu có. Từ khi có sự phát triển nghề vàng mã và nhờ buôn bất động sản thì cả làng Đông Hồ không còn có hộ nghèo nữa, nhiều nhà có ô tô, xe máy đắt tiền. Do đó, nghề làm tranh ngày càng bị mai một, ít người làm vì không có ai muốn quay về nghề cũ [23; tr 22]. Ông bảo dân làng Đông Hồ hiện nay mải lao vào làm kinh tế để làm giàu cho nhanh, phù hợp với thời buổi kinh tế thị trường, nên nhà nhà làm mã, người người làm mã không còn ai thiết tha làm tranh nữa [23; tr 23].

Trước những biến động về đời sống kinh tế, xã hội và tâm linh, nhu cầu tiêu thụ hàng mã ngày càng cao, kéo theo sức cạnh tranh của thị trường ngày càng lớn. Hàng năm, cứ khoảng tháng ba, sau Tết nguyên đán, các gia đình thường mua tích trữ vật liệu là giấy. Tùy thuộc nguồn vốn của mỗi gia đình mà họ tích trữ dần dần hay tích trữ nhiều. Giấy tích trữ cũng tùy theo mặt hàng gia đình làm. Nguồn cung cấp giấy chính cho Đông Hồ là làng Đống Cao (còn gọi là làng Dương Ổ xã Phong Khê, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Thời gian mùa vụ, những gia đình neo người ở Đông Hồ thường thuê từ 2 đến 3 người làm. Ở Đạo Tú có gia đình thuê tới 4, 5 người làm. Người làm thuê ở Đông Hồ phần lớn từ xã Đồng Đông, Đồng Đoài bên cạnh sang làm. Người có tay nghề trung bình được trả từ 50 đến 60 ngàn đồng một ngày. Những người có tay nghề khá được trả khoảng 80 ngàn đồng, trẻ con là 30

ngàn đồng. Trong các khâu sản xuất, người Đông Hồ luôn đảm trách các khâu

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 87 - 94)