Về đề tài phong phú

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 46 - 48)

6. Bố cục luận văn

2.1.1 Về đề tài phong phú

Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh dân gian Đông Hồ rất phong phú. Tranh dân gian Đông Hồ phản ánh từ những điều gần gũi, thân thiết với người dân cho đến những điều thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ. Những truyện Nôm như Truyện Kiều Nhị Độ Mai cũng được dùng làm đề tài tranh. Những đề tài dân dã như: Cóc, chuột, đàn gà, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật… Cùng đồng hành với những đề tài như: Phú Quý, Vinh hoa, Tố nữ…Đề tài lịch sử cũng được tranh dân gian đề cập đến nhiều như tranh Bà Trưng Trắc cưỡi voi xung trận, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh giương cờ lau tập trận…. Sang thời kỳ lịch sử hiện đại có: Việt Nam độc lập, Bình dân học vụ, Bắt sống giặc lái Mỹ, Bác Hồ về thăm làng….

Để có cái nhìn khái quát, ngoài cách phân loại của nghệ nhân theo kỹ thuật và khổ tranh, các công trình đi trước đã đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau, chủ yếu dựa vào chức năng và ý nghĩa của chúng. Dưới đây là một số cách phân loại:

Học giả người Pháp Maurice Durand [35, tr 4] phân loại theo hệ thống: 1- Tranh tôn giáo; 2- Tranh lịch sử; 3- Tranh giáo dục; 4- Tranh giai cảnh; 5- Tranh châm biếm; 6- Tranh khôi hài; 7- Tranh chúc tụng; 8- Tranh trấn trạch;

loại: 1- Tranh chúc tụng; 2- Tranh tôn giáo thờ cúng; 3- Tranh cảnh vật; 4- Tranh lịch sử; 5- Tranh truyện; 6- Tranh sinh hoạt xã hội; 7- Tranh châm biếm; 8- Tranh tuyên truyền cổ động.

Các tác giả: Phan Cẩm Thượng, Cung Khắc Lược và Lê Quốc Việt [54, tr 40] lại có cách phân loại khác. Có thể chia làm hai loại chính:

1- Tranh thờ cúng: gồm 1.1. Tranh chủ; 1.2 Tranh thần. 2- Tranh chúc tụng: gồm: 1-1 Tranh 12 con giáp; 1-2 Tranh tượng trưng; 1-3 Tranh sinh hoạt thế tục; 1-4 Tranh các nhân vật lịch sử; 1-5 Tranh tứ bình, nhị bình.

Họa sĩ Đỗ Đức có thống kê các thể loại của tranh Đông Hồ ở bài viết “Những đặc điểm làm nên vẻ đẹp của tranh Đông Hồ” [17; tr 2]:

1- Tranh chúc tụng: Lợn, gà, em bé…

2- Tranh tín ngưỡng: Tướng canh cửa, tử vi trấn trạch, huyền đàn trấn môn, tiến tài, tiến lộc…

3- Tranh lịch sử: Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền… 4- Tranh giáo lý: Thầy đồ Cóc, Trê Cóc….

5- Tranh ám dụ: Đám cưới Chuột….

6- Tranh giáo khoa: Công việc nhà nông….

7- Tranh phong tục: Bắt chạch trong chum, múa rồng, múa lân…. 8- Tranh phê phán: Trai tứ khoái, gái bảy nghề….

9- Tranh phong cảnh: Tứ bình, xuân hạ- thu đông… 10- Tranh truyện: Nhị độ mai, Thạch Sanh….

11- Tranh chữ: Phúc, Lộc, Thọ….

Chúng tôi đã xem xét và thống nhất với cách phân loại của tác giả Nguyễn Thuần trong bài “Thương nhớ về một làng tranh” [53; tr 102-103]. Có thể chia ra sáu loại chính:

1- Tranh thờ cúng: Để đáp ứng nhu cầu của tâm linh, ví như: Ngũ hổ, bạch hổ, tranh thập điện, tranh Quan Âm, tranh Phật Tổ…, nhưng đặc biệt nhất là Tranh chủ, mà thường gia đình nông dân nghèo nào cũng có. Tranh ghép bằng nhiều tờ, rộng khoảng 1,6 mét đến 1,8 mét, trong đó vẽ đủ từ y

môn, câu đối, đến đỉnh, chân nến, bát hương, mâm ngũ quả…, được xếp trên bàn thờ, không phải bằng gỗ mà bằng giấy. Nhà nào nghèo, không có tiền sắm bàn thờ chỉ đủ tiền mua bộ Tranh chủ dán lên vách đất cũng có chỗ hương khói thờ cúng tổ tiên trong ba ngày Tết.

2- Tranh lịch sử: Nhằm đề cao những anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước như: Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh tập trận cờ lau, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chống quân Nguyên, Quang Trung đại phá quân Thanh…

3- Tranh chúc tụng (hay còn gọi là mơ ước đầu năm): Tranh xuất hiện vào dịp tết đến xuân về, nên mảng này hết sức phong phú. Chúc cho mọi người, mọi nhà gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới, tiêu biểu như: “Đại cát”, “Vinh hoa”, “Phú quý”; mong muốn sum vầy, hạnh phúc có: “Gà đàn”, “Lợn đàn”.

4- Tranh sinh hoạt: Phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, thú vui như: “Đánh vật”, gây cười như “Hứng dừa”, châm biếm như “Đánh ghen”, đả kích khôn khéo như “Đám cưới chuột”, “Thầy đồ cóc”.

5- Tranh phong cảnh: Đề cao thú chơi tao nhã, lịch sự, đề cao vẻ đẹp thùy mị, duyên dáng của người con gái có bốn cô “Tố nữ”, thú chơi cây cảnh có “Mai- Lan- Cúc- Trúc”, hoa nở bốn mùa có “Xuân- Hạ- Thu- Đông”.

6- Tranh truyện: Lấy cốt truyện có sẵn trong dân gian, đề cao con người có tâm trong sáng, chính nghĩa thắng gian tà như “Thạch Sanh”, “Phương Hoa”, nhiều điển cố như “Bát Tiên”, nhiều mưu mẹo như “Tam Quốc”, “Chinh Đông”, đa tài, đa tình như “Kiều”….

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)