Vai trò của mạng lƣới xã hội trong tuyển dụng lao động

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 159 - 161)

b. Nhu cầu và khả năng tham gia các loại dịch vụ an sinh xã hộ

5.1.4.Vai trò của mạng lƣới xã hội trong tuyển dụng lao động

Như đã nói ở trên, chúng tôi phỏng vấn 10 chủ sản xuất kinh doanh khu vực phi chính thức có thuê LĐ có quy mô nhỏ dưới 10 LĐ, thậm chí rất nhỏ chỉ 1 LĐ, trong đó 9/10 chủ cơ sở đều thuê mướn LĐ quen biết trong gia đình/bạn bè và cùng quê “6 người thuê thêm là cháu ruột với bà chị dâu, nói chung là chị em

trong nhà hết” thậm chí “đều ở thành phố này hết” (BBPVS 1, 51 tuổi, may gia

công, chủ thuê LĐ). Hành động này xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nó xuất phát từ chuẩn mực/ giá trị hấp thu giúp đỡ anh em, bà con cùng gia đình có được công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho họ “con cháu không có cái công ăn việc làm, rồi gia đình nhờ đến mình, rồi mình hướng dẫn, cho làm”

(BBPVS 2, 58 tuổi, may gia công, chủ thuê LĐ). Thứ hai, lao động có mối quan hệ mạnh gia tăng lợi ích cho chủ sản xuất- kinh doanh: giảm thiểu những rủi ro trong thất thoát tài sản “người ngoài thì mình không dám mướn, đồ đạc trong nhà không ai quản lý”, “mình nói chuyện với con cháu mình cũng dễ, với lại đồ đạc nhà cửa mình không có sợ mất mát gì hết, nếu trong 6 người có người ngoài vào thì mình lại phải có cái nơi sinh hoạt riêng, còn chung đụng cũng gặp khó khăn. Con cháu ruột thịt không, nhiều khi chú thím đi vắng giao nhà cho nó làm hết

luôn, thuận lợi được cái đó”(BBPVS 1, 51 tuổi, may gia công, chủ thuê LĐ), tăng

hiệu suất sử dụng lao động “thuê người ngoài thì mình trả 50, 60 ngàn thì hết

trách nhiệm nhưng nó không nhiệt tình như con cháu mình” (BBPVS 4, 46 tuổi,

bán đồ ăn sáng, chủ thuê LĐ), và tạo sự gắn bó lâu dài “còn mình mướn người khác thì nhiều khi nó không có bền, nó không có lâu, thích thì nó làm, nó hông thích thì nó đi chỗ khác. Nó chê mắc, chê rẻ thì đi tìm chỗ khác, thì con cháu mình

nó dễ, nó phụ mình” (BBPVS 3, 65 tuổi, bán tạp hóa, thuê LĐ).

Đó chính là lý do khiến họ chấp nhận tăng chi phí, tăng trách nhiệm trong việc quản lý lao động “Nhưng con cháu ruột thịt trong nhà nhiều khi trong công việc nó làm biếng không lẽ mình cho nó nghỉ, cái khó nó như vậy, phải động viên nó thôi” (BBPVS 1, 51 tuổi, may gia công, chủ thuê LĐ), “con cháu mình một ngày có khi đưa nó 70, 80 ngàn khi nó ốm thì đưa tiền mua thuốc còn người ngoài

thì 60 ngàn là xong trách nhiệm” (BBPVS 4, 46 tuổi, bán đồ ăn sáng, chủ thuê

LĐ), thậm chí chủ cơ sở khuyên con cháu chuyển chỗ làm “có đứa nó may ở đây mười mấy năm, nó cũng gần 30, không có bạn trai rồi chú khuyên nó nghỉ thì giờ 1 đứa nó cũng có gia đình rồi, 1 đứa thì nó cũng đang đi may ở Tung-Cheng. Mấy đứa nhỏ này giờ nó cũng đã lớn thì phải có môi trường bạn bè, sau đó rồi thì bạn trai bạn gái. Ví dụ mấy đứa cháu gái nó làm trong đây rồi xong việc nó về nhà, bạn bè không có. Nó vô công ty thì bạn bè nó rộng hơn thì sau này nó có người yêu chẳng hạn, thì nó lập gia đình dễ hơn là cứ quanh quẩn trong nhà, tư tưởng là vậy” (BBPVS 1, 51 tuổi, may gia công, chủ thuê LĐ) để sớm yên bề gia thất, ổn định cuộc sống. Bởi ở đây tồn tại cùng lúc hai mối quan hệ, quan hệ lao động chủ

- LĐ làm thuê và mối quan hệ họ hàng, dòng tộc nên việc giữ mối quan hệ, tạo uy tín là rất cần thiết “tiếng của mình rất quan trọng, đó là cái mối thân thuộc của mình, nếu có chuyện thì sẽ rất khó xử; còn đối với bên ngoài họ đi ra cũng nói như

vậy nhưng mà họ không có gặp được trở lại” (BBPVS 2, 58 tuổi, may gia công,

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 159 - 161)