Quản lý các hoạt động ngoại khóa về giáo dục nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 101 - 103)

II Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về đố

3.2.3.Quản lý các hoạt động ngoại khóa về giáo dục nghề phổ thông

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Quản lý các hoạt động ngoại khóa để giúp các em hiểu rõ chính bản thân mình kể cả về khả năng và sở thích. Các em hiểu được xu thế phát triển KT – XH của địa phương, đất nước, trường dạy nghề, hiểu rõ hơn về ngành nghề để có sự suy nghĩ trong chọn hướng học, chọn nghề, học nghề và hành nghề.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Tổ chức tham quan các trường đại học, cao đẳng, TCCN, trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh, địa bàn huyện Quỳnh Phụ và các huyện lân cận.

- Tham quan các làng nghề thủ công

- Tổ chức các phiên giới thiệu việc làm, dự báo nguồn nhân lực của địa phương

- Tổ chức thi nghề phổ thông và tìm hiểu các nghề nghiệp khác - Thăm các bệnh viện

- Tư vấn hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Căn cứ sở thích năng khiếu của học sinh và sự định hướng của nhà trường mà tổ chức dạy nghề và thực hành nghề cho phù hợp

- Căn cứ vào sở thích năng khiếu của học sinh và sự định hướng của nhà trường, gia đình, tổ chức các nhóm tham quan phù hợp.

- Tùy theo tình hình của trường, của địa phương để tổ chức tốt việc dạy một vài nghề trong chương trình và tổ chức cho học sinh thi nghề theo đúng mục đích.

- Tổ chức các buổi thi tay nghề trong giáo viên và học sinh với các nghề đã biết và đã được học.

- Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, mạn đàm với học sinh để tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh.

- Thành lập các câu lạc bộ, tổ giáo dục nghề, tư vấn nghề, phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc tìm hiểu tâm tư nguyên vọng, khả năng, sở thích của học sinh, đồng thời thực hiện một vài trắc nghiệm (dễ làm) để đo chỉ số về cảm giác, trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng không gian từ đó có cơ sở tư vấn cho các em chọn nghề cho phù hợp.

- Mời các cựu học sinh thành đạt (cả những người đã tốt nghiệp đại học và những học sinh chưa từng học đại học những vẫn thành đạt hoặc cũng có cuộc sống ổn định, khá giả) để nói chuyện giao lưu với học sinh về con đường lập thân lập nghiệp.

3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GDNPT. - Chuẩn bị các điểu kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thực hành nghê, tư vấn nghề trong các buổi thực hành và các buổi giao lưu.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 101 - 103)