Nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 27)

Nghề phổ thông là một khái niệm có không ít cách hiểu khác nhau. Nghề phổ thông (NPT) là một môn học trong kế hoạch dạy học, đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, môn học này là NPT và đối với trường trung học chuyên ban, môn học này là kỹ thuật ứng dụng. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Minh Hạc khi đề cập vấn đề dạy nghề và xu thế phát triển nhà trường phổ thông đã ghi: "Việc đào tạo người lao động mà trường phổ thông có nhiệm vụ thực hiện, được kết thúc bằng việc huấn luyện cho học sinh một nghề cụ thể”[30,tr11]

Tác giả Phạm Tất Dong quan niệm: "Ở trung học cơ sở, học sinh cần được giới thiệu nghề và những công nghệ mới nhất đang được sử dụng trong

nghề. Mặt khác, các em vẫn được học nghề bởi vì trong số các em này, không ít sẽ đi vào trường dạy nghề sau khi tốt nghiệp bậc học này"[16, tr5]

Theo tác giả Trần Hồng Quân: "Dạy nghề cho học sinh phổ thông với tư cách là dạy tri thức, kỹ năng lao động, hướng nghiệp là chính"[70, tr44]. Tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê đã đề cập tới nhiệm vụ dạy nghề của giáo dục phổ thông là: "Giúp cho học sinh có được năng lực tìm được việc làm, tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường, đó là những con người có tri thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỷ luật, giầu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”[ 39, tr 105, 106].

Các tác giả Batưsép và Sapôrinxki đã nhấn mạnh: "Chính việc dạy thực hành, dạy sản xuất là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp mà các nhà trường phổ thông không hiểu"[6, tr 27]

Như vậy theo chúng tôi, có thể nói nghề phổ thông là một môn học nằm trong kế hoạch dạy học, có chương trình dạy nghề và danh mục nghề cho học sinh phổ thông bậc trung học. Thông qua tổ chức hoạt động dạy học NPT không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp cần thiết và tư duy kỹ thuật mà còn giáo dục học sinh có thái độ, tác phong lao động nghề nghiệp thích ứng những yêu cầu của nền kinh tế - xã hội, đồng thời tạo điều kiện để dịch chuyển lao động nghề nghiệp phù hợp những thay đổi nhanh chóng về việc làm.

Khái niệm NPT của giáo dục phổ thông khác với khái niệm nghề được đào tạo của giáo dục trung học chuyên nghiệp – dạy nghề. Giữa NPT và nghề được đào tạo có mối quan hệ hữu cơ và hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục và đào tạo. Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa NPT và nghề được đào tạo

Nghề được đào tạo có nhiệm vụ cung cấp cho người học hệ thống các tri thức về văn hóa – xã hội nói chung, khoa học kỹ thuật – công nghệ nói riêng và hình thành các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cơ bản nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất nghề nghiệp tương ứng với một dạng lao động nghề nghiệp nhất định.

Như vậy nghề được đào tạo khác NPT ở chỗ đòi hỏi người học nghề sau khi được đào tạo nghề phải có trình độ nghề nghiệp nhất định để có thể hành nghề và gắn bó với hoạt động đó như là một phương thức sinh sống trong xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w