Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 48)

Học sinh THPT ở lứa tuổi từ 16 – 18 tuổi: Ở lứa tuổi này hoạt động học tập có định hướng nghề nghiệp để chuẩn bị bước vào đời là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập của học sinh đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập gắn với xu hướng chọn nghề. Học sinh ở lứa tuổi này đã ý thức được vị trí, vai trò của mình, định hướng về nghề nghiệp tương lai cho bản thân. Vì vậy rất nhiều học sinh học lệch các em chỉ quan tâm tới các môn mà liên quan đến khối thi của mình đã chọn, do đó giáo viên cần phải giúp các em hiểu được ý nghĩa và chức năng giáo dục toàn diện, phải đảm bảo kiến thức chung của học sinh THPT.

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất, quan hệ với bạn cùng tuổi chiếm vị trí cao hơn hẳn bố mẹ và người thân, thường hướng vào bạn hơn là hướng vào cha mẹ. Nhưng ảnh hưởng của bố mẹ tới nghề nghiệp của các em rất lớn, cho nên thầy cô giáo cần tác động tích cực vào gia đình để định hướng nghề nghiệp cho các em.

Các thầy cô giáo cần quan tâm giáo dục học sinh nhận thức về thế giới nghề nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, của đất nước và nhu cầu xuất khẩu lao động.

Kết luận chương 1

Chất lượng nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội vì phần thắng sẽ thuộc về quốc gia nào có nền giáo dục tốt, đào tạo được đội ngũ lao động năng động, sáng tạo có trình độ nghề nghiệp cao.

Để có được đội ngũ lao động năng động, sáng tạo có trình độ nghề nghiệp cao thì GDNPT trong trường THPT giữ một vai trò rất quan trọng vì nó góp phần phân luồng học sinh, từ đó tạo sự cân bằng trong phân công lao động của xã hội, tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ như hiện nay.

Quản lý GDNPT ở trường phổ thông là quản lý các mặt: Nhận thức; mục tiêu GDNPT, nội dung GDNPT, phương pháp GDNPT, phương tiện GDNPT, lực lượng GDNPT, hình thức GDNPT và kết quả GDNPT.

Như vậy, các biện pháp quản lý GDNPT của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình sẽ được đề xuất dựa trên các mặt hoạt động mà lý luận đã nêu trên, đồng thời dựa trên thực trạng các mặt hoạt động quản lý GDNPT đó mà tác giả đã trình bày tại chương 2 dưới đây.

Chương 2

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 48)