Quản lý đổi mới sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 92)

II Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về đố

3.2.2.Quản lý đổi mới sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm

cứu bài học nhằm bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về giáo dục nghề phổ thông cho giáo viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và tự giác trong các hoạt động, củng cố nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, mục đích, nội dung và biện pháp GDNPT. Bồi dưỡng giáo viên có thể đáp ứng được nhiệm vụ của GDNPT đã được nói đến trong chỉ thị 33/CT – BGD&ĐT.

- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập NPT.

năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.

- Nâng cao chất lượng GDNPTcủa nhà trường.

- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Thứ nhất: Tăng cường nâng cao nhận thức về GDNPT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Mọi hoạt động của con người đạt tới năng suất cao là do con người ý thức được việc mình làm, dồn hết tâm trí vào việc đó đồng thời sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó. Muốn làm tốt công việc của GDNPT là đào tạo nhân lực cho đất nước và nó là một trong ba nhiệm vụ cơ bản của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nếu thiếu một trong ba nhiệm vụ này thì không thể phát triển kinh tế - xã hội tiến vào CNH – HĐH đất nước. Nên việc tăng cường nâng cao nhận thức về GDNPT cho cán bộ, giáo viên là việc rất cần thiết.

Thứ hai: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên làm công tác GDNPT cũng là bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công tác GDNPT. Về kiến thức, giáo viên muốn làm tốt nhiệm vụ GDNPT cần được bồi dưỡng các kiến thức sau:

- Kiến thức về nội dung GDNPT

+ Thông tin về "thế giới nghề nghiệp"theo phân loại nghề. Người ta đã khái quát thành năm nhóm nghề cơ bản theo đối tượng lao động để học sinh dễ chọn như sau: CÁC NHÓM NGHỀ Người – các biểu tượng nghệ thuật Người – Hệ thống tín hiệu Người – Người Người – Tự nhiên Người – Kỹ thuật

Sơ đồ 3.2. Phân loại nghề theo đối tượng lao động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 92)