II Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về đố
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và
nghĩa, vai trò, tầm quan trọng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về giáo dục nghề phổ thông
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
GDNPT là nhiệm vụ chung của toàn xã hội nên vấn đề tuyên truyền ở đây là nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, làm cho các cấp, các ngành, mọi gia đình, toàn thể giáo viên và từng học sinh ý thức được muốn phát triển KT – XH thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Mục tiêu của nền giáo dục quốc dân. Muốn đạt được mục tiêu này thì GDNPT có vai trò quan trọng vì GDNPT gắn với phân luồng học sinh, gắn với sự phân công lao động hợp lý, cân bằng xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH của từng địa phương, của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. GDNPT giúp cho mọi người hiểu rằng học lên đại học, cao đẳng không phải con đường duy nhất để vào đời mà còn nhiều con đường khác để lập thân, lập nghiệp, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Nội dung công tác tuyên truyền là các chính sách, quy định, chỉ thị về nhiệm vụ giáo dục, nhiệm vụ năm học, về chương trình phân ban, về GDNPT cho học sinh phổ thông sẽ giúp cho giáo viên, học sinh, CMHS và toàn xã hội hiểu rằng:
- GDNPT là trách nhiệm của toàn xã hội, nếu quốc gia nào làm tốt GDNPT thì sẽ làm tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho đất nước đi vào CNH – HĐH. Nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa, các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất một sản phẩm có thể thực hiện ở nhiều nước khác nhau, do đó các quốc gia khác nhau có thể nằm trong các khâu khác nhau của quá trình sản xuất.
- GDNPT sẽ làm cho mọi người hiểu rằng lao động ở bất cứ ngành nghề nào, công việc nào cũng vinh quang, cũng được tôn trọng miễn là người lao động phải có tay nghề cao, có phẩm chất nghề nghiệp tốt, vì thế không nên phân biệt nghề nghiệp. Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO); học để biết (Learn to know), học để làm (Learn to do), học để chung sống (Learn to gether) và học để làm người (Learn to be). Theo quan điểm trên, học không phải để lên đại học. Thực tế đã chứng minh, dù chưa tốt nghiệp đại học nhưng do chọn được một nghề phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, thỏa mãn nhu cầu của xã hội và hợp với khả năng, sở thích của bản thân vẫn có việc làm, vẫn có thể làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho tổ quốc. Cụ thể như Bill Gate chủ tịch tập đoàn Microsoft, Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen, Ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch Thủy sản Hùng Vương….
- Con đường sau THPT không chỉ là vào trường đại học, cao đẳng mà còn có thể đi học nghề hoặc tự tạo cho mình một việc làm phù hợp với điều kiện gia đình và năng lực của bản thân. Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để thay đổi quan niệm "bằng cấp"như hiện nay ở Việt Nam. Xã hội cũng cần thay đổi cách nhìn quan niệm về nghề nghiệp, tránh tình trạng tuyển dụng chỉ có bằng chính quy như một số tỉnh đã làm trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên bản thân ngành giáo dục cũng cần thay đổi về công tác đổi mới dạy học, đảm bảo chất lượng của tất cả các ngành học, cấp học và hình thức đào tạo, tạo sự yên tâm trong chất lượng nguồn nhân lực đối với nhà tuyển dụng. Muốn có nghề phù hợp thì người chọn nghề cần xem xét, lựa chọn bằng cách trả lời các câu hỏi: "Tôi thích nghề gì?”, "Tôi làm được nghề gì?”, "xã hội cần làm nghề gì?”. Ba câu hỏi này phù hợp với ba miền lựa chọn: "sở thích”, "năng lực”, và "nhu cầu xã hội”. Điều này được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Cách tìm hiểu miền nghề phù hợp
Do đó, trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình phải có định hướng phù hợp để GDNPT cho học sinh được học và chọn ngành nghề phù hợp với sự phát triển của địa phương để có thể phục vụ cho địa phương mình. Không nên chọn học ngành nghề theo cảm tính, dẫn đến không tìm được việc làm, gây lãng phí kinh phí đào tạo hoặc cứ nuôi mộng ảo là phải vào trường đại học, trong khi đó, số lượng công nhân bổ sung cho nhà máy thép, may hằng năm khoảng 1000 lao động, số kỹ sư, cử nhân chỉ khoảng 50 người.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Đối với Hiệu trưởng: Là người xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra GDNPT.
- Đối với cán bộ, giáo viên:
Đầu năm học giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, quán triệt các quan điểm cơ bản về giáo dục, học tập các nghị quyết, các công văn chỉ đạo về GDNPT. Hàng tháng lồng ghép việc triển khai các văn bản liên quan đến
Nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội Sở thích cá nhân Năng lực bản thân và điều kiện gia đình Miền nghề phù hợp
GDNPT trong họp hội đồng sư phạm. Phát động phong trào tìm hiểu thông tin và xây dựng một nghề phù hợp với địa phương để đưa vào giảng dạy, hướng dẫn cách tìm kiếm và tra cứu thông tin về GDNPT trên mạng, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về GDNPT cho giáo viên.
- Đối với học sinh:
Tổ chức các buổi tư vấn cho học sinh khi chọn nghề học trong năm lớp 11 Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp và dạy nghề, tập trung phân tích nhu cầu nguồn nhân lực địa phương. Chỉ đạo tốt việc tọa đàm tìm hiểu về nghề phổ thông.
Tổ chức cho học sinh hiểu rõ mục đích của việc học nghề phổ thông để xóa bỏ tư tưởng: Học nghề phổ thông là để cộng điểm khi thi tốt nghiệp THPT.
Tổ chức các buổi giới thiệu về các ngành nghề mà xã hội đang cần. Mời những người thành đạt trong một số lĩnh vực nhưng chưa học qua đại học, cao đẳng đến giao lưu với học sinh.
Tổ chức giao lưu với các sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng có thể tìm hiểu các ngành nghề được đào tạo ở đó.
Tổ chức cho học sinh đi tham quan một số trường đại học, cao đẳng, TCCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định.
- Đối với cha mẹ học sinh và xã hội:
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành đoàn thể để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp người dân giải tỏa tâm lý chỉ muốn con vào đại học. Làm cho người dân hiểu rằng nghề nào cũng cao quý, cũng có thể có cơ hội học tập suốt đời miễn là bản thân có ý chí phấn đấu.
Tổ chức lồng ghép việc tuyên truyền GDNPT cho CMHS trong kì họp CMHS giúp CMHS hiểu biết thêm thông tin về nghề nghiệp và xu hướng phát triển nghề nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước, nhất là hiện nay Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới.
Tổ chức các buổi tọa đàm giữa CMHS về GDNPT với sự có mặt của các ban ngành đoàn thể của tỉnh, huyện, các giám đốc công ty đóng trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
+ Lập kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch hoạt động và các biện pháp quản lý của Ban giám hiệu, phân công trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ GDNPT.
+ Cần sự vào cuộc của tất cả các lực lượng trong xã hội như Phòng lao động thương binh và xã hội, Đoàn thanh niên, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương trên địa bàn trường đóng và học sinh theo học.