Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 112)

II Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về đố

3.4.4. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.4.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Qua tổng hợp đánh giá về kết quả tính cần thiết của biện pháp, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp đã đưa ra là phù hợp, cần thiết đối với công tác quản lý GDNPT ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Qua thang điểm đánh giá, tính cần thiết được xác định tương đối cao. Nhưng hiện nay, với xu hướng mới và nhất là mọi người đều cho rằng rất cần thiết thì chắc chắn ta sẽ thực hiện được (tính cần thiết cao nhất là 5,58; tính khả thi cao nhất là 5,42. Như vậy ta có thể nhận thấy rằng Hiệu trưởng trường THPT nên áp dụng các biện pháp trên vào công tác quản lý GDNPT cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

3.4.4.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quán lý đề xuất

Nếu so sánh tính khả thi và tính cần thiết thì tính khả thi tuy không bằng tính cần thiết nhưng chắc chắn đã thực hiện được, chẳng qua do GDNPT từ trước đến nay vẫn chưa được coi trọng, nhận thức của giáo viên và học sinh chưa đầy đủ nên nhiều người nghĩ là khó thực hiện được. Biện pháp có điểm cao nhất về tính khả thi là 5,42 điểm và có điểm thấp nhất là 4,76 đã chứng tỏ rằng các biện pháp trên đã bám sát vào thực tiễn của nhiệm vụ GDNPT trong giai đoạn hiện nay là sát thực.

3.4.4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Chúng ta so sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên cơ sở mô tả bằng biểu đồ 3.1 sẽ cho ta thấy rõ hơn

Biểu đồ 3.1. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp

Biện pháp 1: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 5,53, tính khả thi điểm trung bình là 5,24 trong biện pháp này tính cần thiết được đánh

giá cao hơn tính khả thi. Tương tự như biện pháp 1, năm biện pháp còn lại khi khảo sát cả về tính cần thiết và tính khả thi đều được đánh giá là tính cần thiết cao hơn tính khả thi, nhưng độ chênh lệch giữa tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp đều nhỏ hơn 1.

Biện pháp 2: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 5,58 tính khả thi điểm trung bình là 5,42.

Biện pháp 3: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 5,55 tính khả thi điểm trung bình là 5,21

Biện pháp 4: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 5,16 tính khả thi điểm trung bình là 4,79.

Biện pháp 5: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 5,29 tính khả thi điểm trung bình là 5,05.

Biện pháp 6: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 4,87 tính khả thi điểm trung bình là 4,67.

Từ kết quả khảo nghiệm, tác giả có nhận xét: Nhìn chung các giáo viên được hỏi đều thống nhất với các biện pháp mà tác giả nêu ra. Biện pháp có điểm trung bình về tính cần thiết cao nhất là 5,58, điểm thấp nhất là 4,87 và tính khả thi có điểm trung bình cao nhất là 5,42, điểm thấp nhất là 4,76

Độ lệch giữa các điểm trung bình của các biện pháp là P < 1, điều đó cho thấy: Về mặt tổng thể các biện pháp nêu trên có cơ sở ứng dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý GDNPT ở trường THPT chắc chắn việc thực hiện nhiệm vụ GDNPT cho học sinh THPT sẽ có hiệu quả hơn trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w