Bài học cho Sacombank

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 43)

7- Kết cấu luận văn

1.5.2-Bài học cho Sacombank

Đúc kết kinh nghiệm từ thực tế hoạt động và những thành công trong chính sách quản trị của một số NHTMCP trong nước, điển hình là hiệu quả hoạt động của Vietcombank và Ngân hàng TMCP Quân Đội, kết hợp với những vấn đề mà các Ngân hàng TMCP Việt Nam đang phải đối mặt, Sacombank có thể đưa ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh:

(1) Duy trì mức tăng trưởng quy mô tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu, đặc biệt chú trọng phân bổ danh mục tài sản có sinh lời để phát huy tối đa nguồn thu nhập cho ngân hàng.

(2) Xây dựng cấu trúc vốn và cấu trúc tài chính tối ưu, phù hợp với tình hình hoạt động nhằm đảm bảo tính thanh khoản và gia tăng tỷ suất sinh lợi. (3) Đảm bảo tính bền vững của hoạt động huy động vốn, tạo ra nền tảng vững

chắc cho tín dụng tăng trưởng nhanh mà không phá vỡ tình trạng tài chính lành mạnh hiện tại.

(4) Tiếp cận và thu hút các khoản tiền gửi có chi phí huy động vốn thấp, giúp ổn định tỷ lệ NIM, đảm bảo tính thanh khoản ở ngưỡng an toàn.

(5) Đẩy mạnh chiến lược kinh doanh vào mảng bán lẻ, cho vay khách hàng cá nhân nhằm phân tán rủi ro và hướng đến biên lợi nhuận lớn hơn.

(6) Việc giảm lãi suất như trong thời gian qua là rất quan trọng, điều này giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy tín dụng tăng trưởng trở lại.

(7) Tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm ngân hàng hiện đại và dịch vụ ngân hàng cao cấp nhằm gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu tín dụng.

(8) Tiếp tục tập trung xử lý triệt để các khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn, đặc biệt là các khoản nợ ở khối DNNN và ở các tập đoàn lớn để đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức cho phép theo quy định của NHNN. (9) Công tác kiểm soát chi phí hoạt động và việc lành mạnh hóa tình hình tài

chính là hai biện pháp không thể tách rời với mục tiêu gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. (10) Trong giai đoạn nền kinh tế còn khó khăn thì việc lấy lại lòng tin của nhà

đầu tư là một yếu tố quan trọng để thu hút huy động thêm nguồn vốn, và sử dụng vốn huy động mới để tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ, quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Trên thực tế, công cuộc cải cách chính sách ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi một NHTM là đặc thù riêng. Mỗi một ngân hàng đều có bước đi và chiến lược kinh doanh khác nhau, song trên phương diện cùng thuộc hệ thống NHTM Việt Nam, có những nét tương đồng với nhau trong điều kiện chung nền kinh tế, văn hóa, xã hội... Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, Sacombank có thể kết hợp tham khảo những bài học kinh nghiệm từ sự thành công của các NHTM khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về NHTM, xem xét vai trò và những mặt hoạt động của NHTM; đồng thời, khái quát về hiệu quả, hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong chương này, tác giả đã nêu lên lý thuyết và cách tính toán các nhóm chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của một ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước và nước ngoài, tác giả đã xác định và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Qua nền tảng lý thuyết trên, chương 2 tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của Sacombank trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014 thông qua các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của Sacombank. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và một số nguyên nhân về những khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Sacombank.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

SÀI GÕN THƢƠNG TÍN

2.1- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN

2.1.1- Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)được thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số 006/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 05/12/1991 và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp: 0301103908, đăng ký lần đầu ngày 03/01/1992 số 059002 tại phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, đăng ký thay đổi lần thứ 36 ngày 07/11/2014; giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 238311 theo Quyết định số 665/QĐ-SHTT cấp ngày 07/01/2015. Trụ sở chính đặt tại địa chỉ số 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Tp.HCM.

Sacombank được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động ngân hàng, bao gồm hoạt động huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân; hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân dựa vào tính chất và năng lực nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Tính đến thời điểm 31/12/2014 thì Sacombank có vốn điều lệ là: 12.425 tỷ đồng với 428 điểm giao dịch trong nước và nước ngoài (Việt Nam 417 điểm, Campuchia 8 điểm và Lào 3 điểm). Cơ cấu tổ chức Sacombank được trình bày theo sơ đồ Phụ lục 2.

2.1.2- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn từ năm 2010 – 2014 từ năm 2010 – 2014

Sau 24 năm hình thành và phát triển, Sacombank đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ, hệ thống các điểm giao dịch trong và ngoài nước, số lượng cán bộ nhân viên… Kết quả hoạt động của Sacombank qua các

năm đạt khá toàn diện, các chỉ tiêu tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo đúng định hướng, bứt phá vượt trội so với các ngân hàng bạn cùng quy mô. Bên cạnh đó, thương hiệu của Sacombank ngày càng được khẳng định với những giải thưởng uy tín được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập, cần triệt để khắc phục nhằm tạo đà phát triển bền vững hơn nữa trong những năm tới.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng tài sản 152,387 141,469 152,119 161,378 189,803 Vốn chủ sở hữu 14,018 14,547 13,699 17,064 18,063 Vốn điều lệ 9,179 10,740 10,740 12,425 12,425 Tổng huy động 127,011 107,662 119,966 137,153 167,469 Tổng dư nợ 82,485 80,539 96,334 110,566 128,015 Lợi nhuận trước thuế 2,560 2,771 1,368 2,961 2,826 Lợi nhuận sau thuế 1,910 1,996 1,002 2,229 2,206

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)

2.1.2.1- Quy mô tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn

2.1.3- Quy mô tổng tài sản

Tổng tài sản của Sacombank không ngừng tăng trưởng mạnh cả về chất và lượng qua các năm. Cụ thể, trong vòng 5 năm kể từ năm 2010 đến năm 2014, tổng tài sản đã tăng từ mức 152.387 tỷ đồng đến mức 189.803 tỷ đồng. Năm 2014, tổng tài sản tăng 17,61% so với năm 2013 và cao hơn mức tăng bình quân của 4 năm gần nhất (13,24%). Trong phân bổ tổng tài sản thì danh mục “cho vay và cho thuê tài chính khách hàng” chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2014 chiếm tới 66,73%), cao hơn tỷ trọng trung bình trong 4 năm trước (60,00%). Danh mục chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là “chứng khoán đầu tư”, năm 2014 danh mục tài sản này chiếm tỷ trọng 13,66%, thay đổi không đáng kể với mức trung bình trong 4 năm trước là 14,20% (Phụ lục 3). Tổng tài sản có sinh lời bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 chiếm khoảng 85% tổng tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản, chủ yếu tăng tỷ trọng các khoản mục có khả năng sinh lợi lớn như cho vay và đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN.

Cơ cấu nguồn vốn

Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn bình quân qua các năm từ 2010 đến 2014 đạt 9,72%; như vậy, tỷ trọng nợ phải trả của Sacombank chiếm khoảng 90,20% tổng nguồn vốn. Trong đó, thành phần chính là huy động tiền gửi của khách hàng, tổ chức kinh tế và tiền gửi của các TCTD khác.

Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng đáng kể qua các năm (ngoại trừ năm 2012 có giảm đôi chút so với năm 2011, tỷ lệ giảm tương ứng 5,83%). Đến cuối năm 2014, tổng vốn chủ sở hữu đạt 18.063 tỷ đồng, tăng 5,86% so với năm 2013 nhưng thấp hơn mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình 13,86% trong 4 năm trước đó.

Trong sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu thì sự gia tăng của vốn điều lệ là khá nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2014 vốn điều lệ chiếm 68,79% tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tạo cơ cấu nguồn lực bền vững cho Sacombank (Phụ lục 3). Như vậy, lúc mới thành lập với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 đã tăng lên 14.018 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên đến 18.063 tỷ đồng vào cuối năm 2014. Với mức tăng trưởng này, Sacombank đã khẳng định được vị thế của mình so với khối ngân hàng TMCP Việt Nam sau 24 năm hình thành và phát triển.

Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

2.1.2.2- Tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng

Tình hình huy động vốn

Sacombank không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định bằng VNĐ từ khách hàng cá nhân, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

Sacombank luôn duy trì mức tăng trưởng huy động qua các năm, tuy nhiên mức tăng trưởng này không duy trì theo một tỷ lệ tăng trưởng nhất định mà biến động theo thực trạng kinh tế các năm, làm nền tảng tốt cho mọi hoạt động kinh doanh khác phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống. Đến 31/12/2014, tổng huy động đạt 167.469 tỷ đồng, tăng 30.316 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,10% so với đầu năm; trong đó chủ yếu tăng từ tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và dân cư (TCKT & DC tăng 23,86% năm 2014, cao hơn mức tăng trưởng bình quân khá cao 22,73% của 4 năm trước), nâng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trên tổng huy động từ 95,98% vào thời điểm đầu năm lên đến 97,37% vào thời điểm cuối năm 2014, còn lại là huy động từ các TCTD, các thị trường liên ngân hàng...

Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực và phân bổ khá đồng đều ở hầu hết các địa bàn. Trong đó, tiền gửi khách hàng cá nhân tiếp tục nâng cao vai trò chủ lực. Năm 2014 tăng 24,54% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 84,19% trong tổng nguồn tiền gửi của khách hàng (Phụ lục 4).

Xét về nguyên nhân tốc độ huy động vốn tăng cao, mặc dù lãi suất tiền gửi giảm chủ yếu là do gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư tài chính an toàn, hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Tiền gửi khách hàng tăng là ưu thế của các ngân hàng khi họ có thể tận dụng nguồn vốn giá rẻ và tương đối ổn định để cho vay và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác.

Hoạt động tín dụng

Trong thời gian qua, Sacombank luôn tích cực đồng hành cùng khách hàng, luôn mở rộng các đối tượng ưu tiên, phát triển nhanh các phương thức cho vay hiệu quả, áp dụng các gói cho vay ưu đãi, tinh gọn thủ tục…

Biểu đồ 2.3: Hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

Nguồn vốn của Sacombank trong thời gian qua được phân bổ nhiều cho hoạt động cấp tín dụng. Mặc dù trong năm, Sacombank thực hiện chuyển 4.984 tỷ đồng dư nợ thành trái phiếu VAMC nhưng dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 128.015 tỷ đồng, tăng 17.449 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 15,78% so với năm 2013, thấp hơn đôi chút so với tốc độ tăng trưởng trung bình 4 năm liền kề là 17,57%.

Hoạt động tín dụng Sacombank phân bổ tương đối đồng đều giữa các khoản cho vay ngắn hạn và trung hạn (42,00% và 40,61%), các khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp hơn (17,39%) vào thời điểm cuối năm 2014. Qua số liệu cho

vay khách hàng thu thập trong giai đoạn 2010 – 2014 đã cho thấy rằng tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm dần qua các năm; tỷ trọng cho vay trung hạn thì lại tăng dần qua các năm; riêng tỷ trọng cho vay dài hạn thì tăng giảm không đáng kể. Như vậy, Sacombank đã và đang tập trung tiến tới sự phân bổ đồng đều giữa các khoản cho vay theo kỳ hạn để phù hợp với thực thế huy động của Sacombank.

Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo đúng định hướng của Sacombank. Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay các TCKT ở mức 55,49%; dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối thấp hơn là 44,51% tổng dư nợ cho vay năm 2014. Cho vay mảng cá nhân tăng trưởng vượt bậc (tăng 29,46%) nhờ các sản phẩm chủ đạo là các gói ưu đãi phục vụ nhu cầu đa dạng (gói cho vay SXKD; phát triển nông thôn; mua, xây, sửa chữa bất động sản; vay tiêu dùng; vay mua xe ô tô…), đặc biệt chú trọng cho vay nhỏ lẻ, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dư nợ thẻ tín dụng cũng được đẩy mạnh qua các chương trình ưu đãi mua hàng và gia tăng đối tác liên kết để gia tăng giá trị ưu đãi cho khách hàng. Như vậy, Sacombank đã dần đưa tỷ trọng cho vay các TCKT và cho vay cá nhân xích lại tương đối gần nhau trong năm 2014 khi mà tỷ trọng trung bình của 4 năm trước đó đối với cho vay các TCKT là 63,55% và cho vay cá nhân là 36,45% (Phụ lục 5).

2.1.2.3- Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank

Bên cạnh việc tích cực đồng hành cùng chủ trương của NHNN, thực hiện hỗ trợ lãi suất và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, chú trọng trích lập DPRR để đảm bảo an toàn hoạt động, Sacombank vẫn duy trì được kết quả kinh doanh khả quan trong năm: Lợi nhuận thuần trước DPRR tín dụng năm 2014 đạt 3.789 tỷ đồng, tăng 11,59%; lợi nhuận trước thuế đạt 2.826 tỷ đồng, giảm 134 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 4,54% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 tuy có giảm đôi chút so với năm 2013 do các yếu tố bất thường từ việc bán nợ cho VAMC theo chủ trương của NHNN nhưng mức tăng trưởng trung bình của lợi nhuận trước thuế 4 năm liền kề là 22,94% là khá cao (Phụ lục 6).

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

 Tổng thu nhập thuần từ hoạt động đạt gần 8.250 tỷ đồng, tăng 8,53% so với năm 2013 nhưng thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình 17,35% của 4 năm trước đó. Tổng thu nhập hoạt động của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014 đều tăng qua các năm. Trong tổng thu nhập từ hoạt động thì thu nhập lãi thuần chiếm tỷ lệ cao nhất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 43)