Quy mô tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 47)

7- Kết cấu luận văn

2.1.2.1- Quy mô tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn

2.1.3- Quy mô tổng tài sản

Tổng tài sản của Sacombank không ngừng tăng trưởng mạnh cả về chất và lượng qua các năm. Cụ thể, trong vòng 5 năm kể từ năm 2010 đến năm 2014, tổng tài sản đã tăng từ mức 152.387 tỷ đồng đến mức 189.803 tỷ đồng. Năm 2014, tổng tài sản tăng 17,61% so với năm 2013 và cao hơn mức tăng bình quân của 4 năm gần nhất (13,24%). Trong phân bổ tổng tài sản thì danh mục “cho vay và cho thuê tài chính khách hàng” chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2014 chiếm tới 66,73%), cao hơn tỷ trọng trung bình trong 4 năm trước (60,00%). Danh mục chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là “chứng khoán đầu tư”, năm 2014 danh mục tài sản này chiếm tỷ trọng 13,66%, thay đổi không đáng kể với mức trung bình trong 4 năm trước là 14,20% (Phụ lục 3). Tổng tài sản có sinh lời bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 chiếm khoảng 85% tổng tài

sản, chủ yếu tăng tỷ trọng các khoản mục có khả năng sinh lợi lớn như cho vay và đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN.

Cơ cấu nguồn vốn

Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn bình quân qua các năm từ 2010 đến 2014 đạt 9,72%; như vậy, tỷ trọng nợ phải trả của Sacombank chiếm khoảng 90,20% tổng nguồn vốn. Trong đó, thành phần chính là huy động tiền gửi của khách hàng, tổ chức kinh tế và tiền gửi của các TCTD khác.

Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng đáng kể qua các năm (ngoại trừ năm 2012 có giảm đôi chút so với năm 2011, tỷ lệ giảm tương ứng 5,83%). Đến cuối năm 2014, tổng vốn chủ sở hữu đạt 18.063 tỷ đồng, tăng 5,86% so với năm 2013 nhưng thấp hơn mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình 13,86% trong 4 năm trước đó.

Trong sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu thì sự gia tăng của vốn điều lệ là khá nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2014 vốn điều lệ chiếm 68,79% tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tạo cơ cấu nguồn lực bền vững cho Sacombank (Phụ lục 3). Như vậy, lúc mới thành lập với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 đã tăng lên 14.018 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên đến 18.063 tỷ đồng vào cuối năm 2014. Với mức tăng trưởng này, Sacombank đã khẳng định được vị thế của mình so với khối ngân hàng TMCP Việt Nam sau 24 năm hình thành và phát triển.

Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

2.1.2.2- Tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng

Tình hình huy động vốn

Sacombank không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định bằng VNĐ từ khách hàng cá nhân, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

Sacombank luôn duy trì mức tăng trưởng huy động qua các năm, tuy nhiên mức tăng trưởng này không duy trì theo một tỷ lệ tăng trưởng nhất định mà biến động theo thực trạng kinh tế các năm, làm nền tảng tốt cho mọi hoạt động kinh doanh khác phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống. Đến 31/12/2014, tổng huy động đạt 167.469 tỷ đồng, tăng 30.316 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,10% so với đầu năm; trong đó chủ yếu tăng từ tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và dân cư (TCKT & DC tăng 23,86% năm 2014, cao hơn mức tăng trưởng bình quân khá cao 22,73% của 4 năm trước), nâng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trên tổng huy động từ 95,98% vào thời điểm đầu năm lên đến 97,37% vào thời điểm cuối năm 2014, còn lại là huy động từ các TCTD, các thị trường liên ngân hàng...

Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực và phân bổ khá đồng đều ở hầu hết các địa bàn. Trong đó, tiền gửi khách hàng cá nhân tiếp tục nâng cao vai trò chủ lực. Năm 2014 tăng 24,54% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 84,19% trong tổng nguồn tiền gửi của khách hàng (Phụ lục 4).

Xét về nguyên nhân tốc độ huy động vốn tăng cao, mặc dù lãi suất tiền gửi giảm chủ yếu là do gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư tài chính an toàn, hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Tiền gửi khách hàng tăng là ưu thế của các ngân hàng khi họ có thể tận dụng nguồn vốn giá rẻ và tương đối ổn định để cho vay và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác.

Hoạt động tín dụng

Trong thời gian qua, Sacombank luôn tích cực đồng hành cùng khách hàng, luôn mở rộng các đối tượng ưu tiên, phát triển nhanh các phương thức cho vay hiệu quả, áp dụng các gói cho vay ưu đãi, tinh gọn thủ tục…

Biểu đồ 2.3: Hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

Nguồn vốn của Sacombank trong thời gian qua được phân bổ nhiều cho hoạt động cấp tín dụng. Mặc dù trong năm, Sacombank thực hiện chuyển 4.984 tỷ đồng dư nợ thành trái phiếu VAMC nhưng dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 128.015 tỷ đồng, tăng 17.449 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 15,78% so với năm 2013, thấp hơn đôi chút so với tốc độ tăng trưởng trung bình 4 năm liền kề là 17,57%.

Hoạt động tín dụng Sacombank phân bổ tương đối đồng đều giữa các khoản cho vay ngắn hạn và trung hạn (42,00% và 40,61%), các khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp hơn (17,39%) vào thời điểm cuối năm 2014. Qua số liệu cho

vay khách hàng thu thập trong giai đoạn 2010 – 2014 đã cho thấy rằng tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm dần qua các năm; tỷ trọng cho vay trung hạn thì lại tăng dần qua các năm; riêng tỷ trọng cho vay dài hạn thì tăng giảm không đáng kể. Như vậy, Sacombank đã và đang tập trung tiến tới sự phân bổ đồng đều giữa các khoản cho vay theo kỳ hạn để phù hợp với thực thế huy động của Sacombank.

Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo đúng định hướng của Sacombank. Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay các TCKT ở mức 55,49%; dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối thấp hơn là 44,51% tổng dư nợ cho vay năm 2014. Cho vay mảng cá nhân tăng trưởng vượt bậc (tăng 29,46%) nhờ các sản phẩm chủ đạo là các gói ưu đãi phục vụ nhu cầu đa dạng (gói cho vay SXKD; phát triển nông thôn; mua, xây, sửa chữa bất động sản; vay tiêu dùng; vay mua xe ô tô…), đặc biệt chú trọng cho vay nhỏ lẻ, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dư nợ thẻ tín dụng cũng được đẩy mạnh qua các chương trình ưu đãi mua hàng và gia tăng đối tác liên kết để gia tăng giá trị ưu đãi cho khách hàng. Như vậy, Sacombank đã dần đưa tỷ trọng cho vay các TCKT và cho vay cá nhân xích lại tương đối gần nhau trong năm 2014 khi mà tỷ trọng trung bình của 4 năm trước đó đối với cho vay các TCKT là 63,55% và cho vay cá nhân là 36,45% (Phụ lục 5).

2.1.2.3- Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank

Bên cạnh việc tích cực đồng hành cùng chủ trương của NHNN, thực hiện hỗ trợ lãi suất và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, chú trọng trích lập DPRR để đảm bảo an toàn hoạt động, Sacombank vẫn duy trì được kết quả kinh doanh khả quan trong năm: Lợi nhuận thuần trước DPRR tín dụng năm 2014 đạt 3.789 tỷ đồng, tăng 11,59%; lợi nhuận trước thuế đạt 2.826 tỷ đồng, giảm 134 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 4,54% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 tuy có giảm đôi chút so với năm 2013 do các yếu tố bất thường từ việc bán nợ cho VAMC theo chủ trương của NHNN nhưng mức tăng trưởng trung bình của lợi nhuận trước thuế 4 năm liền kề là 22,94% là khá cao (Phụ lục 6).

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

 Tổng thu nhập thuần từ hoạt động đạt gần 8.250 tỷ đồng, tăng 8,53% so với năm 2013 nhưng thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình 17,35% của 4 năm trước đó. Tổng thu nhập hoạt động của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014 đều tăng qua các năm. Trong tổng thu nhập từ hoạt động thì thu nhập lãi thuần chiếm tỷ lệ cao nhất 79,58% vào năm 2014, tương đối thấp hơn tỷ lệ trung bình 86,36% của 4 năm liền kề. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng 11,50% trong tổng thu nhập từ hoạt động năm 2014; tỷ trọng còn lại trong tổng thu nhập từ hoạt động là thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, từ góp vốn, mua cổ phần và từ các hoạt động khác. Như vậy, Sacombank vẫn còn phụ thuộc phần lớn nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

 Kế hoạch chi phí được Sacombank xây dựng chi tiết và phù hợp thực tế, các khoản đầu tư mua sắm được kéo dãn, đảm bảo hiệu quả trong từng thời kỳ, các khoản mục chi phí được theo dõi thường xuyên, đánh giá kết quả định kỳ để làm cơ sở điều tiết chi tiêu, chống lãng phí. Hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng được cải thiện so với những năm trước. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của Sacombank tăng dần qua các năm; tuy nhiên, tỷ lệ này đã được cải thiện trong giai đoạn 2013 – 2014. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động năm 2012 là 60,62% đã giảm xuống còn 55,33% năm 2013 và tiếp tục giảm xuống mức 54,07% năm 2014. Như vậy, Sacombank đã từng bước kiểm soát tốt chi phí, góp phần tăng thu nhập về cho ngân hàng.

2.2- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Để đảm bảo số liệu xuyên suốt trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2014, tác giả chỉ chọn các ngân hàng có số liệu được kiểm toán và được công bố công khai trên website trong cả 5 năm kể trên. Tuy nhiên, các ngân hàng TMCP Việt Nam được chọn để so sánh với Sacombank là các ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản lớn, có uy tín trên thị trường tài chính… để đảm bảo thu được một bảng tính toán và so sánh cân bằng.

Sau khi xem xét tất cả các yếu tố trên, tác giả thu thập được số liệu của 10 ngân hàng TMCP Việt Nam, kể cả Sacombank (Phụ lục 1), có thể dùng làm “chuẩn” ngành để so sánh với Sacombank.

2.2.1- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

Để tiến hành phân tích tỷ suất ROA và ROE của Sacombank trong giai đoạn 2010 – 2014, tác giả đã tổng hợp và tính toán các số liệu theo bảng biểu dưới đây:

Bảng 2.2: Tỷ suất ROA và ROE của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận sau thuế 1,910 1,996 1,002 2,229 2,206 Tổng VCSH bình quân 12,283 14,283 14,123 15,381 17,563 Tổng tài sản bình quân 128,203 146,928 146,794 156,748 175,590

ROA (%) 1.49% 1.36% 0.68% 1.42% 1.26%

ROE (%) 15.55% 13.97% 7.10% 14.49% 12.56%

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)

2.2.1.1- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Xét về khả năng sinh lời, hệ số ROA dao động mạnh trong thời gian qua và giữ ở mức cao 1,26% trong năm 2014. Ngân hàng đã hoạt động tốt nhất trong năm 2013 với tỷ suất ROA là 1,42%. Do đặc điểm chung của ngành ngân hàng thường là sử dụng

đòn bẩy tài chính cao, tổng tài sản lớn nên ROA khá thấp, ROA trung bình của nhóm các NHTMCP Việt Nam khoảng 1,06%. Xét về mức bình quân 5 năm từ 2010 - 2014 thì ROA của Sacombank tương đối cao trong khối NHTMCP Việt Nam.

Biểu đồ 2.5: Tỷ suất ROA của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014

ROA bình quân của Sacombank đạt mức 1,24%, cao hơn tất cả so với nhóm các NHTMCP Việt Nam có quy mô tổng tài sản lớn như CTG, VCB, BID, ACB, EIB… (ngoại trừ Ngân hàng TMCP Quân Đội có tỷ suất ROA bình quân cao nhất là 1,51%) và cao hơn mức trung bình của nhóm các NHTMCP khảo sát trong giai đoạn 2010 – 2014 là 1,06% (Phụ lục 7). Theo báo cáo của NHNN, toàn hệ thống các NHTMCP có tỷ suất ROA lần lượt là: 0,22%% - 0,34% - 0,46% trong giai đoạn từ 2012 – 2014. Như vậy, tỷ suất ROA của Sacombank cũng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành của toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam.

Sở dĩ các ngân hàng có tỷ suất ROA thấp hơn là do hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn, thu nhập chính của các ngân hàng đó vẫn tập trung từ hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động cao. Trong giai đoạn 2012 – 2014, lãi suất cho vay có xu hướng giảm, mặc dù lãi suất huy động cũng giảm nhưng các chi phí khác liên quan đến huy động vốn của các NHTMCP lại tăng cao dẫn đến chi phí huy động vốn vẫn không thể giảm xuống. Đối với Sacombank, mức ROA cao chính là do Sacombank đã phân bổ tài sản hợp lý, tập trung chủ yếu vào cho vay và cho thuê tài chính khách hàng, chứng khoán đầu tư. Đây là hai khoản mục thuộc tài sản có sinh lời, chiếm tỷ

trọng cao (80,38%) trong tổng tài sản năm 2014 và chiếm 75,44% trong tổng tài sản bình quân giai đoạn 2010 – 2014.

Lợi nhuận sau thuế biến động mạnh, tăng liên tiếp trong năm 2010 – 2011; đến năm 2012 giảm đột biến do năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khoán nói chung và đối với Sacombank nói riêng, khi ngân hàng phải trích lập dự phòng cao trong năm làm sụt giảm lợi nhuận, cùng với đó là sự thay đổi trong Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đã tăng trở lại trong năm 2013 – 2014. Trong khi quy mô tổng tài sản không ngừng tăng lên qua các năm nhưng do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế bình quân (18,08%) cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản bình quân (14,11%) trong giai đoạn 2010 – 2014 nên ROA vẫn duy trì ở mức cao và chiếm ưu thế trong khối NHTMCP có tổng tài sản lớn tại Việt Nam. Tất nhiên, không thể không kể đến công tác kiểm soát chi phí của Sacombank, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 là 53,25%; tốc độ tăng bình quân chỉ ở mức thấp 6,82%.

Ngoài ra, tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng góp phần mang lại nguồn lợi nhuận cao cho Sacombank, đó là các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng; từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư; từ các hoạt động dịch vụ khác… bởi Sacombank hội tụ được đội ngũ các chuyên gia có năng lực, giàu kinh nghiệm thuộc các phòng ban chuyên môn kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, vàng… nên phát huy được hết năng suất lao động, mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động này.

Như vậy, ngoài việc phân bổ danh mục tài sản hợp lý, hiệu quả, tạo thu nhập cao cho ngân hàng thì ngân hàng còn cần phải kiểm soát chặt chẽ các chi phí thì mới có thể đạt tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao. Sacombank đã thực hiện tốt công tác này, cụ thể tài sản đã được phân bổ hợp lý, khả năng quản lý chi phí chỉ đạt hiệu quả tương đối, tỷ lệ chi phí trên thu nhập tuy còn cao nhưng đang có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây… Tất cả các yếu tố này đã cấu thành nên một tỷ suất ROA cao, chiếm vị thế “top” trong khối NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)