Một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc góp phần

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 100)

7- Kết cấu luận văn

3.3-Một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc góp phần

NƢỚC GÓP PHẦN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK 3.3.1- Kiến nghị đối với Chính phủ

 Chính phủ cần tập trung và có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, cân đối cung cầu hàng hóa dịch vụ. Để làm được việc đó, Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các thành phần kinh tế, cũng như tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng, các văn bản quy phạm pháp luật

cần có sự thống nhất để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như xử lý các rủi ro phát sinh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, bảo đảm sự an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

 Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng quyền cho VAMC và hình thành thị trường mua bán nợ. Để xử lý nợ xấu, VAMC cần thực hiện 2 giai đoạn: mua gom nợ xấu và bán nợ xấu thì hiện nay VAMC mới thực hiện giai đoạn thứ nhất là đi gom lại nợ xấu trong sổ sách của các ngân hàng. Hơn nữa, với mức vốn điều lệ quá nhỏ (500 tỷ đồng) thì việc mua nợ xấu của VAMC còn rất hạn chế. Chính phủ cần xem xét tăng thêm vốn cho VAMC từ mức 500 tỷ đồng hiện tại lên 2.000 tỷ đồng nhằm gia tăng nguồn lực, tiềm lực tài chính cho VAMC để phát huy vai trò của VAMC trong việc mua và xử lý nợ xấu. Hiện nay, sau khi mua nợ xấu từ các NHTM, VAMC vẫn chưa thể bán ra bởi chưa có thị trường mua – bán nợ. Việc thành lập thị trường mua bán nợ xấu là hết sức cần thiết. Chính phù cần sớm ban hành các luật lệ và khuôn khổ pháp lý để một thị trường như thế ra đời, tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu, nhất là các quy định về mua, bán nợ và tài sản bảo đảm. Phát triển mạnh thị trường mua bán nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua bán nợ xấu và tài sản bảo đảm, nhất là các đối tác chiến lược tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VAMC mua nợ xấu bằng các chính sách khuyến khích đặc thù sao cho các NHTM nhận thấy việc bán nợ xấu cho VAMC đem lại lợi ích rõ ràng mới hy vọng nợ xấu giảm nhanh.

 Hiện nay, Chính phủ đã và đang trong quá trình cải cách hệ thống NHTM Việt Nam. Đây là một điều cần thiết hướng đến việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần kiểm tra tiến độ thực hiện đề án cơ cấu lại các NHTM giai đoạn 2011 - 2015 nhằm giám sát quá trình thực hiện để có chỉ đạo kịp thời nếu cần thiết. Chính phủ cần có những biện pháp cương quyết xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, đưa ra thời hạn cho các NHTMCP yếu kém tái cơ cấu, giải quyết nợ xấu, sau thời hạn nếu NHTMCP vẫn chưa khắc phục được thì tốt nhất các ngân hàng lớn, có tình

hình tài chính lành mạnh và kết quả hoạt động kinh doanh tốt cần tham gia tiếp quản các ngân hàng yếu kém để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động sau sáp nhập.

3.3.2- Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành

 NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN, chất lượng cán bộ NHNN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một NHTW hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ và các cơ quan khác trong hoạt động của NHNN.  NHNN phải chủ động, linh hoạt hơn nữa về việc sử dụng các công cụ chính

sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường. NHNN phải thực hiện điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng bảo đảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô, giảm bớt rủi ro thị trường cho tổ chức tín dụng và nền kinh tế, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém để đảm bảo tổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả.

Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Với tình trạng nợ xấu xảy ra nghiêm trọng tại các NHTM Việt Nam hiện nay, NHNN cần có những biện pháp quyết liệt để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng ngân hàng, kiên quyết xử lý những ngân hàng yếu kém. Một số giải pháp có thể đề xuất áp dụng cho các NHTM như sau:

 Yêu cầu các NHTM nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; nghiêm cấm sử dụng biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh;

 NHNN cần yêu cầu các NHTM tính toán và báo cáo thực chất nợ xấu hiện tại và cả nợ xấu có khả năng phát sinh mới, khi đó sẽ giao chỉ tiêu giải quyết nợ xấu cho từng ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.

 Trong thời gian vừa qua, các NHTM đã và đang tích cực xử lý nợ xấu bằng cách thu hồi nợ, phát mãi tài sản, trích lập DPRR và đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC. Nhưng ngoài trích lập dự phòng, ba giải pháp còn lại vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, việc bán nợ xấu cho VAMC cũng chỉ mới làm sạch được bảng cân đối kế toán, còn nợ xấu vẫn chưa xử lý được tận gốc.  Theo kế hoạch, cuối năm 2015 VAMC sẽ thực hiện mua nợ xấu theo giá thị

trường thay vì mua theo giá trị sổ sách hiện nay. Kinh nghiệm thế giới cho thấy các công ty mua bán nợ thường chỉ mua lại khoản nợ bằng 20 - 50% giá trị sổ sách tùy thuộc vào chất lượng nợ và chất lượng tài sản thế chấp. Do vậy, khi bán nợ, các ngân hàng sẽ bị thua lỗ rất lớn. Vì thế, các NHTM cần có kế hoạch tự giải quyết nợ xấu.

 Đẩy mạnh quá trình hợp nhất, sáp nhập giữa các TCTD. Không chỉ sáp nhập mang tính tự nguyện mà NHNN cần can thiệp bắt buộc để lành mạnh hệ thống. Trong đó, hướng đến các NHTMCP lớn có sự chỉ phối của NHNN đã được cổ phần hóa và niêm yết sẽ sáp nhập thêm một hoặc vài NHTM nhỏ khác, nhằm tạo sự minh bạch và ngày một lớn mạnh hơn. Khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ giảm xuống.

 Ngoài việc đẩy mạnh sáp nhập hợp nhất để giảm nợ xấu, thì yếu tố thị trường mà cụ thể là sức mua cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xử lý nợ xấu. Kích cầu có tác dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, trong đó có cả kích cầu bất động sản bằng cách giảm lãi suất mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực này. Nếu thị trường bất động sản tan băng sẽ là điều kiện tốt nhất để xử lý nợ xấu cho các NHTM.

 Đồng thời, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động của NHTM, định kỳ đánh giá xếp loại các NHTM trong hệ thống, công bố danh sách những NHTM hoạt động lành mạnh, gia tăng niềm tin của khách hàng và đồng thời công bố danh sách những NHTM yếu kém cần xem xét việc tái cơ cấu hoặc sáp nhập.

Các kiến nghị khác

 NHNN cần phải giám sát chặt chẽ các cổ đông lớn của các ngân hàng, nhằm hạn chế sự chi phối, thao túng của các cổ đông đó đối với các NHTMCP, kiên quyết xử lý đối với người liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTM và các NHTM sở hữu vốn chéo lẫn nhau.

 Đồng thời, NHNN cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc và đồng bộ cho hoạt động của các ngân hàng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh đến mức thấp nhất những rủi ro và sự cố có thể xảy ra.

 Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cần tiếp tục đổi mới nhằm đẩy mạnh việc đôn đốc các TCTD báo cáo thông tin; tăng cường việc thu thập, cập nhật, quản lý thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác điều hành các chính sách tiền tệ - tín dụng của NHNN; nâng cao chất lượng bản trả lời tin; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để các TCTD thấy rõ lợi ích, chủ động khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

3.4- HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Bên cạnh những đóng góp về lý thuyết, đề tài “Đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín” đã thực hiện được những nội dung sau:

(1) Đề tài đã tập trung phân tích các nhóm tỷ số tài chính để đánh giá và so sánh hiệu quả tài chính của Sacombank với một số NHTMCP có quy mô tương đối lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014.

(2) Tác giả cũng đã tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các NHTMCP nói chung và Sacombank nói riêng. (3) Đưa ra những thành tựu đạt được và những hạn chế, nguyên nhân còn

tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Sacombank và từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Sacombank trong thời gian tới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn trong việc thu thập số liệu, tiếp cận thông tin và hạn chế về thời gian. Do đó, bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính và chỉ so sánh được với 9/37 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014 và không thể đánh giá được tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Tác giả xin đưa ra một số gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo:

Thứ nhất, trong các nghiên cứu tiếp theo, có thể xây dựng mô hình theo phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả tài chính của toàn hệ thống các NHTMCP Việt Nam.

Thứ hai, tìm hiểu và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng chính đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như nghiên cứu sự tác động qua lại giữa chúng để làm cho nghiên cứu mang tính toàn diện hơn, từ đó xây dựng được mô hình hiệu quả tài chính tối ưu cho các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Thứ ba, mở rộng nghiên cứu đến toàn bộ hệ thống ngân hàng bao gồm cả NHTM Nhà nước chưa cổ phần hóa (Agribank) và các Ngân hàng liên doanh trong hệ thống.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ kết quả phân tích thực trạng hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của Sacombank trong giai đoạn 2010 – 2014 và đưa ra những thành tựu, hạn chế cũng như những nguyên nhân tồn tại được trình bày ở chương 2, trong chương 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong hoạt động của Sacombank trong thời gian qua, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng cho Sacombank phát triển bền vững trong các giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, do một số giới hạn nhất định, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, qua đó tác giả đã đưa ra một số gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, các NHTM có nhiều cơ hội hơn và cũng đang đứng trước nhiều thách thức, trở ngại. Vấn đề quan trọng nhất là các ngân hàng phải biết tận dụng những cơ hội nào cho mình, biết những thách thức nào để có thể khắc phục và vượt qua. Với những lý luận cơ bản về NHTM và từ những thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, luận văn đã tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của Sacombank. Qua phân tích và nghiên cứu cho thấy, mặc dù Sacombank đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng song song với đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà Sacombank cần khắc phục để ngày càng nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình. Những hạn chế về nợ xấu, hiệu quả quản lý, quy mô hoạt động,… cần phải có hướng cải thiện để gia tăng lợi nhuận cho Sacombank, tối đa hóa thu nhập cho cổ đông.

Những giải pháp đề xuất đều được nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn về hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Đặc biệt, bản thân đã cố gắng thực hiện việc khảo sát số liệu của Sacombank và tiến hành phân tích, đánh giá nhằm đưa ra những kết luận chính xác nhất, gần sát với thực tế nhất. Tuy nhiên, do còn hạn chế về nhiều mặt, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung hết sức chân tình và quý báu của quý thầy cô, quý anh chị học viên và những người đang quan tâm đến vấn đề này để luận văn được có ý nghĩa thiết thực hơn.

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM KHẢO SÁT GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

STT TÊN NGÂN HÀNG MÃ NH ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP

(NGÀY CẤP) VỐN ĐIỀU LỆ(Tỷ đồng) TỔNG TÀI SẢN(Tỷ đồng)

01

Á Châu (ACB)

Asia Commercial Joint Stock Bank ACB 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh 0032/NHGP ngày 24/04/1993 9.377 179.610 02

Công thương Việt Nam

(VietinBank)

Vietnam Bank for Industry and Trade

CTG 108 Trần Hưng Đạo,

Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 03/07/2009142/GP-NHNN 37.234 661.132

03

Đầu Tư và Phát Triển Việt

Nam (BIDV)

Joint Stock Commercial Bank for Investment and

Development of Vietnam

BID Tháp BIDV 35 Hàng Vôi,

Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 23/04/201284/GP-NHNN 28.112 650.340

04

Hàng Hải (Maritime Bank)

The Maritime Commercial Joint Stock Bank

MSB Sky Tower A - 88 Láng Hạ, Hà Nội ngày 08/06/19910001/NHGP 8.000 104.369

05

Kỹ Thương (Techcombank)

Vietnam Technologicar and Commercial Joint Stock Bank

TCB 191 Bà Triệu, Quận Hai

Bà Trưng, Hà Nội ngày 06/08/19930040/ NHGP 8.878 175.902

06

Ngoại Thương Việt Nam

(Vietcombank)

Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam

VCB 198 Trần Quang Khải,

Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 21/09/1996286/QĐ-NH5 26.650 576.989

07

Quân Đội (MB)

Military Commercial Joint Stock Bank

MBB 21 Cát Linh, Đống Đa,

Hà Nội ngày 14/09/19940054/ NHGP 11.594 200.489

08

Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

Saigon - Hanoi Commercial Joint Stock Bank

(HabuBank sáp nhập vào

ngày 28/08/2012)

SHB

77 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 0041/NH-GP ngày 13/11/1993 & 93/QĐ-NHNN ngày 20/01/2006 8.866 169.036 09 Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Sai Gon Thuong Tin

Commercial Joint Stock Bank STB 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh 0006/NHGP

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 100)