7- Kết cấu luận văn
2.2.1- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
Để tiến hành phân tích tỷ suất ROA và ROE của Sacombank trong giai đoạn 2010 – 2014, tác giả đã tổng hợp và tính toán các số liệu theo bảng biểu dưới đây:
Bảng 2.2: Tỷ suất ROA và ROE của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014
ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Lợi nhuận sau thuế 1,910 1,996 1,002 2,229 2,206 Tổng VCSH bình quân 12,283 14,283 14,123 15,381 17,563 Tổng tài sản bình quân 128,203 146,928 146,794 156,748 175,590
ROA (%) 1.49% 1.36% 0.68% 1.42% 1.26%
ROE (%) 15.55% 13.97% 7.10% 14.49% 12.56%
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)
2.2.1.1- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Xét về khả năng sinh lời, hệ số ROA dao động mạnh trong thời gian qua và giữ ở mức cao 1,26% trong năm 2014. Ngân hàng đã hoạt động tốt nhất trong năm 2013 với tỷ suất ROA là 1,42%. Do đặc điểm chung của ngành ngân hàng thường là sử dụng
đòn bẩy tài chính cao, tổng tài sản lớn nên ROA khá thấp, ROA trung bình của nhóm các NHTMCP Việt Nam khoảng 1,06%. Xét về mức bình quân 5 năm từ 2010 - 2014 thì ROA của Sacombank tương đối cao trong khối NHTMCP Việt Nam.
Biểu đồ 2.5: Tỷ suất ROA của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014
ROA bình quân của Sacombank đạt mức 1,24%, cao hơn tất cả so với nhóm các NHTMCP Việt Nam có quy mô tổng tài sản lớn như CTG, VCB, BID, ACB, EIB… (ngoại trừ Ngân hàng TMCP Quân Đội có tỷ suất ROA bình quân cao nhất là 1,51%) và cao hơn mức trung bình của nhóm các NHTMCP khảo sát trong giai đoạn 2010 – 2014 là 1,06% (Phụ lục 7). Theo báo cáo của NHNN, toàn hệ thống các NHTMCP có tỷ suất ROA lần lượt là: 0,22%% - 0,34% - 0,46% trong giai đoạn từ 2012 – 2014. Như vậy, tỷ suất ROA của Sacombank cũng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành của toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam.
Sở dĩ các ngân hàng có tỷ suất ROA thấp hơn là do hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn, thu nhập chính của các ngân hàng đó vẫn tập trung từ hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động cao. Trong giai đoạn 2012 – 2014, lãi suất cho vay có xu hướng giảm, mặc dù lãi suất huy động cũng giảm nhưng các chi phí khác liên quan đến huy động vốn của các NHTMCP lại tăng cao dẫn đến chi phí huy động vốn vẫn không thể giảm xuống. Đối với Sacombank, mức ROA cao chính là do Sacombank đã phân bổ tài sản hợp lý, tập trung chủ yếu vào cho vay và cho thuê tài chính khách hàng, chứng khoán đầu tư. Đây là hai khoản mục thuộc tài sản có sinh lời, chiếm tỷ
trọng cao (80,38%) trong tổng tài sản năm 2014 và chiếm 75,44% trong tổng tài sản bình quân giai đoạn 2010 – 2014.
Lợi nhuận sau thuế biến động mạnh, tăng liên tiếp trong năm 2010 – 2011; đến năm 2012 giảm đột biến do năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khoán nói chung và đối với Sacombank nói riêng, khi ngân hàng phải trích lập dự phòng cao trong năm làm sụt giảm lợi nhuận, cùng với đó là sự thay đổi trong Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đã tăng trở lại trong năm 2013 – 2014. Trong khi quy mô tổng tài sản không ngừng tăng lên qua các năm nhưng do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế bình quân (18,08%) cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản bình quân (14,11%) trong giai đoạn 2010 – 2014 nên ROA vẫn duy trì ở mức cao và chiếm ưu thế trong khối NHTMCP có tổng tài sản lớn tại Việt Nam. Tất nhiên, không thể không kể đến công tác kiểm soát chi phí của Sacombank, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 là 53,25%; tốc độ tăng bình quân chỉ ở mức thấp 6,82%.
Ngoài ra, tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng góp phần mang lại nguồn lợi nhuận cao cho Sacombank, đó là các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng; từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư; từ các hoạt động dịch vụ khác… bởi Sacombank hội tụ được đội ngũ các chuyên gia có năng lực, giàu kinh nghiệm thuộc các phòng ban chuyên môn kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, vàng… nên phát huy được hết năng suất lao động, mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động này.
Như vậy, ngoài việc phân bổ danh mục tài sản hợp lý, hiệu quả, tạo thu nhập cao cho ngân hàng thì ngân hàng còn cần phải kiểm soát chặt chẽ các chi phí thì mới có thể đạt tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao. Sacombank đã thực hiện tốt công tác này, cụ thể tài sản đã được phân bổ hợp lý, khả năng quản lý chi phí chỉ đạt hiệu quả tương đối, tỷ lệ chi phí trên thu nhập tuy còn cao nhưng đang có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây… Tất cả các yếu tố này đã cấu thành nên một tỷ suất ROA cao, chiếm vị thế “top” trong khối NHTMCP Việt Nam.
2.2.1.2- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
với ROE bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 là 12,74%. Cũng tương tự như ROA, tỷ suất ROE có xu hướng giảm dần từ năm 2010 – 2012 và tăng trở lại trong 2 năm 2013 – 2014. Năm 2014, nhiều NHTMCP như EIB, MSB có ROE dưới 2% là một tỷ lệ quá thấp; ngay cả ACB, SHB, TCB cũng chỉ đạt mức ROE năm 2014 lần lượt là 7,64%; 7,59%; 7,49% là các mức dưới 10%. Khi lãi suất huy động vốn hiện nay khoảng ở mức 5% - 7% thì ROE này không cho thấy được sự hấp dẫn của ngành ngân hàng đối với nhà đầu tư.
Tuy nhiên, vị thế của Sacombank cũng lại được khẳng định khi duy trì mức ROE cao hơn so với nhóm các NHTMCP có tổng tài sản lớn tại Việt Nam năm 2014 (Phụ lục 8). Ngay cả các NHTMCP Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank cũng chỉ đạt mức ROE năm 2014 lần lượt là 10,76% và 10,50%; thấp hơn BIDV với mức 15,27%. Tính về mức bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 thì Sacombank có phần kém hiệu quả hơn khi xếp hạng thứ 8 trong 10 NHTMCP được so sánh, ROE bình quân theo trọng số của nhóm các NHTMCP là 14,94%. ROE của toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam theo báo cáo của NHNN đã có chút cải thiện, cụ thể tăng từ 1,36% năm 2012 lên 3,91% năm 2013 và tỷ suất này chỉ đạt ở mức 5,60% năm 2014. Các con số này cho thấy hiệu quả ROE của toàn hệ thống NHTMCP còn rất yếu kém và Sacombank đã đạt một tỷ suất ROE khá tương đối cao so với mức trung bình của toàn hệ thống.
Những ngân hàng có ROE cao là những ngân hàng có khả năng kiểm soát chi phí tốt giúp gia tăng lợi nhuận của ngân hàng, có sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Ngân hàng có tỷ suất ROE bình quân cao nhất là Ngân hàng TMCP Quân Đội với mức 19,11% và tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) là 7,81%; tỷ lệ chi phí trên thu nhập bình quân đạt 35,01% trong khi đối với Sacombank thì hệ số ROE bình quân chỉ đạt 12,74% và tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân là 9,72%; tỷ lệ chi phí trên thu nhập là 53,25%.
Bên cạnh phải kiểm soát tốt chi phí thì hiệu quả ROE còn chịu sự ảnh hưởng của chi phí DPRR tín dụng và chi phí thuế của Sacombank. Hiện nay, chi phí DPRR tín dụng bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 của ngân hàng khoảng 688,255 tỷ đồng, chiếm 9,79% tổng thu nhập hoạt động là tương đối thấp, khả năng quản lý chi phí thuế thì dường như không kiểm soát được. Thời gian qua, Sacombank đã chú trọng đến các tài sản đầu tư có mức độ an toàn cao và tiết kiệm được chi phí thuế như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị… Chính việc tiết kiệm chi phí thuế này đã góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Tiếp theo, quy mô tổng tài sản của Sacombank không ngừng tăng qua các năm và nguồn tài trợ từ vốn chủ luôn tăng chậm hơn nợ vay dẫn đến tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Năm 2014, nợ phải trả của Sacombank chiếm đến 90,48% tổng tài sản, không thay đổi nhiều so với tỷ trọng bình quân trong 5 năm là 90,20%. Sacombank đã khuyếch đại được thu nhập cho chủ sở hữu, vốn chủ được sử dụng hiệu quả để tạo nguồn thu cho ngân hàng.
Mục tiêu cuối cùng của bất kể ngân hàng nào cũng là lợi nhuận, do đó phải xem xét đến yếu tố chi phí; phải hạn chế, kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất có thể có, như thế thì hiệu quả tài chính mang lại mới cao. Hiện nay, Sacombank đã đưa ra các chính sách định giá các sản phẩm, dịch vụ hợp lý cũng như việc định giá vốn huy động… nên đã kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí. Với kết quả hoạt động như hiện nay, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2013 – 2014 đang duy trì ở mức cao, gia tăng thu nhập cho cổ đông và thu hút đầu tư.
Tiếp theo, dưới đây tác giả tiếp tục phân tích thực trạng hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của Sacombank trong giai đoạn 2010 – 2014 qua một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Bảng 2.3: Tỷ lệ NIM, NNM, NOM của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu nhập lãi 11,802 17,864 16,870 16,294 15,196 Chi phí lãi (7,911) (12,022) (10,372) (9,667) (8,631) Thu nhập lãi thuần 3,891 5,842 6,497 6,627 6,565 Thu nhập ngoài lãi thuần 1,165 913 356 974 1,685 Tổng thu nhập hoạt động 5,056 6,755 6,853 7,601 8,249 Tổng chi phí hoạt động (2,178) (3,589) (4,154) (4,206) (4,461) Tổng TSC sinh lời BQ 107,453 122,271 121,784 133,462 150,185 NIM (%) 3.62% 4.78% 5.34% 4.97% 4.37% NNM (%) 1.08% 0.75% 0.29% 0.73% 1.12% NOM (%) 2.68% 2.59% 2.22% 2.54% 2.52%
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014)
2.2.1.3- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Qua phân tích tình hình sử dụng vốn của Sacombank cho thấy phần lớn tài sản được phân bổ vào cho vay, đầu tư và tiền gửi tại NHNN & các TCTD khác, mà danh mục tài sản này thuộc danh mục tài sản có sinh lời, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của ngân hàng. Như vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM phản ánh mức độ chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi của Sacombank.
Tổng tài sản có sinh lời của Sacombank luôn tăng qua các năm, năm 2014 tăng 14,74% so với năm 2013 và tốc độ tăng trung bình 14,45% trong 5 năm. Tổng tài sản có sinh lời chiếm đến 84,56% tỷ trọng trong tổng tài sản năm 2014 và chiếm tỷ trọng 84,23% trong tổng tài sản bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014.
Tương tự như các ngân hàng khác, phần lớn thu nhập từ hoạt động của Sacombank đến từ thu nhập lãi. So với các NHTMCP khác, với khoảng 85% là thu nhập lãi và 15% là thu nhập ngoài lãi, Sacombank có một cơ cấu thu nhập đa dạng hơn với 79,58% từ thu nhập lãi và 20,42% từ thu nhập ngoài lãi năm 2014, trong đó: thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 11,50%, còn lại 8,92% từ các hoạt động kinh doanh ngoại
hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, từ góp vốn, mua cổ phần và từ các hoạt động khác.
Trong cơ cấu tổng thu nhập lãi thì thu nhập lãi từ cho vay & cho thuê tài chính khách hàng của đa số các NHTMCP luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập lãi. Năm 2014, Sacombank có tỷ trọng thu nhập lãi cho vay chiếm 82,24% trong khi tỷ trọng này năm 2013 là 84,55%. Như vậy, Sacombank đã dần chuyển hướng sang các dịch vụ ngân hàng hiện đại và dịch vụ ngân hàng cao cấp để tăng thu nhập ngoài lãi thay vì phải phụ thuộc chính vào thu nhập lãi.
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ NIM của Sacombank giai đoạn 2010 – 2014
Sacombank luôn có mức NIM cao, đặc biệt là từ sau năm 2012 luôn cao hơn các NHTMCP thuộc nhóm khảo sát. Năm 2014, mức NIM đạt 4,37%, tuy đã giảm so với năm 2012 – 2013 do lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động nhưng mức NIM bình quân trong 5 năm từ 2010 – 2014 đạt 4,61%, đứng đầu bảng xếp hạng và cao hơn mức trung bình của các NHTMCP khảo sát (Phụ lục 9). Như đã phân tích, với tỷ trọng cho vay cá nhân lớn, thêm vào đó, Sacombank có tỷ lệ nợ nhóm 1 lớn, mà đối với các khoản nợ nhóm 1, thu nhập lãi được ghi nhận theo cơ sở dồn tích. Trong khi đối với các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, thu nhập lãi được ghi nhận theo cơ sở thực tế. Tuy nhiên, mức NIM cao của Sacom sẽ có thể đứng trước nguy cơ sụt giảm khi các ngân hàng lớn khác như CTG, BID, VCB chú trọng phát triển hơn mảng ngân hàng bán lẻ, chênh lệch lãi suất giảm xuống khi mà lãi suất thu nhập giảm mạnh hơn lãi suất phải trả. Từ năm 2014 trở đi, hầu hết các ngân hàng niêm yết đều phân loại lại cơ cấu thu nhập. Các ngân hàng sẽ gộp thu nhập bảo lãnh vào thu nhập lãi thay vì thu
nhập từ phí dịch vụ. Vì vậy, thu nhập lãi cũng như NIM sẽ tăng “ảo” vì thu nhập bảo lãnh thường không đi kèm chi phí và số dư bảo lãnh nằm ở ngoại bảng. Nếu các ngân hàng không ghi nhận thu nhập bảo lãnh vào thu nhập lãi thì hệ số NIM sẽ giảm xuống. Như vậy, có thể thấy các NHTMCP có tỷ lệ NIM cao nói chung và Sacombank nói riêng đã mang lại hiệu quả rất tốt, là những ngân hàng có tỷ lệ cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô tổng tài sản sinh lời, đồng thời công tác quản lý và kiểm soát lãi vay hiệu quả, chi phí chiếm tỷ trọng thấp so với tổng thu nhập lãi. Tuy nhiên, cần phát huy hơn nữa trong quản lý tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần phù hợp với tốc độ tăng của tài sản sinh lợi, như thế mới có thể duy trì được tỷ lệ NIM cao.
2.2.1.4- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNM)
Tỷ lệ này được tính dựa trên tất cả các nguồn thu nhập ngoài lãi thuần, bao gồm thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ; từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng; từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư so với tổng tài sản có sinh lời bình quân. Trong các nguồn thu trên thì nguồn thu từ hoạt động dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng, phản ánh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đây là nguồn thu an toàn và thể hiện được ngân hàng đó là một ngân hàng hiện đại phát triển hay không.
Tỷ lệ NNM của Sacombank tương đối cao so với một số NHTMCP Việt Nam. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012, từ mức 1,08% năm 2010 giảm xuống mức 0,75% năm 2011 và thậm chí giảm xuống còn 0,29% vào năm 2012. Nhưng ngay sau đó, trong những năm 2013 – 2014, tỷ lệ này đã tăng trở lại, đạt mức 0,73% năm 2013 và tiếp tục tăng lên mức 1,12% năm 2014.
Tỷ lệ NNM bình quân của Sacombank trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt mức 0,79%, đúng bằng mức trung bình của nhóm NHTMCP khảo sát (Phụ lục10). Tỷ lệ này cao hơn một số ngân hàng có quy mô và thương hiệu lớn như CTG, ACB, EIB, MBB, SHB nhưng lại thấp hơn một số ngân hàng như VCB, BID, MSB, TCB.
Qua phân tích thực trạng hoạt động của Sacombank, ta thấy thu nhập ngoài lãi